soát thuế ta được kết quả:
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định mức độ tuân thủ thuế trung bình của người nộp thuế đối với kiểm soát thuế
Test Value = 3.0 t Df Sig. (2- tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Kiểm soát thuế -5,510 149 0,000 -0,268 -0,3641 -0,1719 Nguồn: phụ lục 3
Kết quả kiểm định giá trị trung bình với độ tin cậy 95% đối với thang đo kiểm soát thuế, thang đo có mức ý nghĩa nhỏ hơn mức ý nghĩa bằng 0 (Sig < 0,05). Chứng tỏ có sự khác biệt giữa giá trị trung bình của biến kiểm soát thuế với giá trị trung bình của thang đo. Tuy nhiên mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế là chưa cao và kết quả này có ý nghĩa thống kê.
4.2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ thuế của người nộpthuế thuế
4.2.3.1. Tổng hợp phân tích đánh giá
Sử dụng công cụ Cronbach’s Alpha để kiểm định độ tin cậy của các thang đo với mục đích loại bỏ những biến hoặc những thang đo không đạt. Theo đó các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng nhỏ hơn 0,4 sẽ bị loại và thang đo chỉ được chọn khi hệ số Cronbach’s Alpha đạt từ 0,6 trở lên [Trần Đức Long (2006), trích từ Nunnally & Burnstein (1994)]. Thông qua các kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho từng thang đo khi tìm hiểu mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế cho thấy các thang đo đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 và các biến quan sát đều có hệ số
tương quan biến – tổng lớn hơn 0,4 nên các biến được sử dụng cho phân tích nhân tố khám phá (EFA) theo phương pháp rút trích các thành phần chính (Principal Component Analysis) với phép xoay Varimax. Các biến có trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0,4 sẽ bị loại. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50%. Ngoài ra để kiểm định sự phù hợp của mô hình, ta cần sử dụng hệ số KMO và Bartlett’s Test, theo Hoàng Trọng và Chu Thị Mộng Ngọc (2008) hệ số KMO từ 0,5 đến 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp.