Vai trò của thuếTNDN

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế quận 6, TP HCM (Trang 26 - 27)

Theo Chuyên đề 14 thuế TNDN (2013), TT03/2008/TT-BTC, TT số 12/2009/TT-BTC và Thông tư số 85/2009/TT-BTC của Chính phủ về việc thực hiện các chính sách miễn, giảm, giãn thuế có nêu:

-Thuế TNDN là khoản thu quan trọng của NSNN

+ Thuế TNDN và thuế Thu nhập cá nhân chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu Ngân sách Nhà nước. Ở các nước phát triển hai loại thuế chủ yếu này đã làm cho thuế

trực thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu Ngân sách nhà nước. Ví dụ như Mỹ: thuế trực thu chiếm khoảng 75%, Nhật Bản là khoảng 74%. Hầu hết các nước có thu nhập quốc dân bình quân đầu người thấp thì thuế gián thu thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu ngân sách; ví dụ như: Philipin chiếm 60%; Thái Lan chiếm 66%; Ấn Độ

63%; Kênia: 61%; Gana: 65%...

- Thuế TNDN là một công cụ của Nhà nước thực hiện chính sách công bằng xã hội. Một trong những mục tiêu của thuế TNDN là điều tiết thu nhập, đảm bảo sự công bằng trong phân phối thu nhập xã hội. Thuế TNDN được áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, không những đảm bảo bình đẳng công bằng về chiều ngang mà còn cả công bằng về chiều dọc. Về chiều ngang, bất kể một doanh nghiệp nào kinh doanh bất cứ hình thức nào nếu có thu nhập chịu thuế thì phải nộp thuế TNDN. Về chiều dọc, cùng một ngành nghề không phân biệt quy mô kinh doanh nếu có thu nhập chịu thuế thì đều phải nộp thuế TNDN. Với mức thuế suất thống nhất, doanh nghiệp nào có thu nhập cao thì phải nộp thuế nhiều hơn (theo số tuyệt đối) doanh nghiệp có thu nhập thấp.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế quận 6, TP HCM (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)