2.3.1. Mô hình nghiên cứu
Từ các nghiên cứu trên, luận văn đề xuất mô hình nghiên cứu với các biến phụ thuộc và biến độc lập như sau:
Các chuẩn mực được áp dụng: Luật thuế TNDN, Thông tư hướng dẫn về thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn. Các quy trình hướng dẫn quản lý thuế
CƠ QUAN THUẾ
Kiểm soát việc tuân thủ pháp luật thuế
TNDN
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu
*Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát thuế TNDN: 3 nhân tố chính + Các chính sách thuế, phạm vi chức năng, nhiệm vụ cơ quan thuế: các thủ tục hành chính thuế bảo đảm điều kiện cho NNT kê khai, nộp thuế đầy đủ, đúng hạn
+ Nhân tố từ cơ quan quản lý thuế: tổ chức bộ máy quản lý thuế, quản lý ứng dụng thông tin nghiệp vụ thuế để xử lý thông tin, dữ liệu, phân tích, đánh giá rủi ro nhằm giám sát việc tuân thủ pháp luật thuế của cơ quan.
+ Người nộp thuế: Thông tin về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, thông tin về hồ sơ khai thuế, nộp thuế, nợ thuế, miễn giảm thuế, hoàn thuế, quản lý và sử dụng hóa đơn, biên lai phí, lệ phí thông qua các chế tài bảo đảm các chính sách thuế được thực thi có hiệu lực, hiệu quả.
- Kiểm soát ở khâu đăng ký, kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Thanh tra, kiểm tra số thuế thu nhập doanh nghiệp do doanh nghiệp kê khai. - Kiểm soát thu nợ thuế thu nhập doanh nghiệp.
* Các mức độ tuân thủ, ý thức thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế: Việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế là đối tượng chính của công tác quản lý thuế. Qua đó, phản ảnh được trình độ hiểu biết và chấp hành pháp luật của người nộp thuế tùy thuộc vào từng thời kỳ, tính chất, quy mô, trình độ…Vì vậy thật sự phải có công tác quản lý thuế được thực thi. Dựa trên nghiên cứu Nguyễn Thị Lê Thúy (2009) về nghiên cứu “Hoàn thiện Quản Lý Thuế của nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp” về mức độ tuân thủ của người nộp thuế để khảo sát chính là đối tượng nộp thuế. Tôi nhận thấy rằng, sự tuân thủ chính sách thuế của người nộp thuế theo xu hướng cơ chế quản lý thuế hiện đại, cơ quan quản lý thuế ngày càng chú trọng vào đặc điểm tuân thủ thuế của người nộp thuế có ảnh hưởng đến quá trình quản lý các sắc thuế nên tôi sẽ kế thừa nghiên cứu này để nghiên cứu mức độ tuân thủ của người nộp thuế dưới góc nhìn của cán bộ quản lý thuế Chi cục Thuế Quận 6, TP. HCM . Sự tuân thủ thuế được thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau:
-Mức độ “Cam kết” NNT tuân thủ một cách tích cực, hợp tác với cơ quan thuế và còn có tác động lan toả khuyến khích các đối tượng khác tuân thủ.
-Mức độ “Chấp nhận” NNT chấp nhận những yêu cầu QLT và tin tưởng cơ quan thuế, sẵn sàng sửa chữa sai sót nhưng cần phải có cơ chế đảm bảo thông tin phản hồi của NNT để đảm bảo sự tuân thủ tốt.
-Mức độ “Miễn cưỡng” NNT chấp hành nhưng có sự chống đối, cần thanh tra - kiểm tra, đôn đốc thường xuyên và sử dụng các biện pháp cưỡng chế, mệnh lệnh tuy nhiên cần xem xét, phân tích việc sử dụng biện pháp để cải thiện sự tuân thủ.
-Mức độ “Từ chối” NNT hoàn toàn tách khỏi sự quản lý của cơ quan thuế QLT phải sử dụng các biện pháp cưỡng chế pháp luật thuế, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuế khi phát hiện sự không tuân thủ.
Trong quá trình thực hiện đề tài dựa trên phần lý thuyết về các mức độ tuân thủ thuế đã nêu trên theo tính kế thừa, tôi sẽ xây dựng bảng câu hỏi khảo sát “Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế Quận 6,
TP.HCM” trong đó có khảo sát tỷ lệ DN tại địa bàn quận 6 ở từng mức độ tuân thủ thuế nhằm mục đích là để có thể đưa ra đánh giá sát thực tế hơn.
* Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp: + Sự phức tạp của chính sách thuế.
+ Khả năng bị phát hiện trốn thuế, mức xử phạt đối với các vi phạm về thuế. + Chi phí thuế lớn hơn lợi ích nhận được từ sự không tuân thủ.
+ Chuẩn mực đạo đức của chủ DN và trách nhiệm của DN đối với xã hội.
+ Loại hình, quy mô, ngành nghề kinh doanh, mức độ hiểu biết về thuế, thời gian hoạt động... cũng ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ thuế của DN.
* Nhân tố thuộc về tổ chức thực hiện tại Chi cục thuế Quận 6, TP. HCM: + Tổ chức bộ máy Chi cục thuế Quận 6
+ Đội ngũ Cán bộ công chức Chi cục thuế Quận 6, TP. HCM về kiểm soát thuế, kiểm tra thuế TNDN các doanh nghiệp tại địa bàn Quận 6.
2.3.2. Giả thuyết nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu: Dựa trên các nhân tố rút trích được từ phân tích trên, mô hình nghiên cứu được kiểm định như sau:
Hình 2.2: Các công cụ để đo lường mức độ tuân thủ thuế TNDN
Với giả thuyết ban đầu ở mô hình lý thuyết, ta có phương trình hồi quy tuyến tính bội như sau: Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4
Mức độ “Cam kết” NNT Mức độ “Chấp nhận” NNT
Mức độ tuân thủ thuế TNDN của người nộp thuế
Mức độ “Miễn cưỡng” NNT Mức độ “Từ chối” NNT
Trong đó: Y là biến phụ thuộc thể hiện giá trị dự đoán mức độ tuân thủ thuế TNDN của người nộp thuế, β0, β1, β2, β3, β4 là các hệ số hồi quy, X1, X2, X3, X4 là các biến độc lập (các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế Quận 6, TP. HCM)
Các giả thuyết nghiên cứu được đưa ra từ mô hình nghiên cứu trên là:
-Giả thuyết H1: Mức độ “Cam kết” NNT tuân thủ một cách tích cực, hợp tác có mối quan hệ thuận chiều với cơ quan thuế và còn có tác động lan toả khuyến khích các đối tượng khác tuân thủ.
-Giả thuyết H2: Mức độ “Chấp nhận” NNT chấp nhận có mối quan hệ thuận chiều những yêu cầu QLT và tin tưởng cơ quan thuế, sẵn sàng sửa chữa sai sót nhưng cần phải có cơ chế đảm bảo thông tin phản hồi của NNT để đảm bảo sự tuân thủ tốt.
-Giả thuyết H3: Mức độ “Miễn cưỡng” NNT chấp hành nhưng có sự chống đối có mối quan hệ ngược chiều với cơ quan thuế QLT, cần thanh tra -kiểm tra, đôn đốc thường xuyên và sử dụng các biện pháp cưỡng chế.
-Giả thuyết H4: Mức độ “Từ chối” NNT hoàn toàn tách khỏi sự quản lý và có mối quan hệ ngược chiều với cơ quan thuế QLT, phải sử dụng các biện pháp cưỡng chế pháp luật thuế, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuế khi phát hiện sự không tuân thủ.
Tóm lại chương 2
Kiểm soát thuế TNDN thật sự là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác quản lý thuế, nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm về thuế khi thực hiện theo cơ chế tự khai, tự nộp thuế. Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp là một nội dung quan trọng trong các nội dung quản lý thuế theo quy định của pháp luật thuế, kiểm soát tốt thuế TNDN tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, đảm bảo nguồn thu NSNN. Bên cạnh đó, ý thức và trách nhiệm của doanh nghiệp cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự thành công của công cuộc quản lý thuế nói chung, kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN 6, TP. HCM
3.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn Quận 6, TP. HCM
Quận 6 nằm về phía Tây Nam thành phố Hồ Chí Minh, bắc giáp với quận Tân Phú và Quận 11 có ranh giới dọc theo rạch Lò Gốm, đại lộ Hồng Bàng; đông giáp với Quận 5, có ranh giới dọc theo đường Nguyễn Thị Nhỏ, qua bến xe Chợ Lớn, đường Ngô Nhân Tịnh; nam giáp với Quận 8, có ranh giới kênh Bến Nghé (bến Trần Văn Kiểu cũ ); tây giáp với quận Bình Tân, có ranh giới là đường An Dương Vương. Quận 6 có chợ đầu mối Bình Tây là 01 trong những trung tâm bán buôn lớn của cả nước. (xem bản đồ địa giới Quận 6 –Nguồn: Phụ lục 6)Thế mạnh của Quận 6 là thương mại, dịch vụ; trong đó chủ yếu là buôn bán thực hiện trao đổi sản phẩm với các tỉnh miền Tây Nam Bộ, bên cạnh đó với phần đông là dân lao động, có đông người Hoa có nhiều kinh nghiệm, nhạy bén trong sản xuất - kinh doanh, phát triển mạnh về sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
Quận 6 có tổng diện tích tự nhiên là 7,14 km2, chiếm 0,34% diện tích tự nhiên của toàn thành phố. Dân số hiện nay của Quận 6 là 252.811 người (thời điểm Tổng điều tra dân số tháng 4 năm 2011), mật độ dân số bình quân 35.408 người/km2, trong
đó nữ chiếm 53%. Địa bàn Quận 6 được chia thành 14 phường (Phường 01 – Phường 14 với 74 khu phố và 1311 tổ dân phố); thành phần dân tộc, người Kinh chiếm 73,31%, người Hoa chiếm 26,10%, còn lại là người Chăm, Khơ - me, Tày, Nùng…Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng “thương mại - dịch vụ - công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp” đã được Đảng bộ Quận 6 xác định từ nhiệm kỳ VII (1996-2000), qua đó đã tạo sự chuyển biến rõ nét, tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương giai đoạn 2000-2010.
Vị trí địa lý: Quận 6 là quận ven nội thành, nằm ở phía Tây Nam Thành phố Hồ Chí Minh. Phía Bắc ngăn cách với quận Tân Bình và quận 11 bởi rạch Lò Gốm, đường Tân Hóa và đại lộ Hồng Bàng. Phía Đông giáp ranh với quận 5 dọc theo đường Nguyễn Thị Nhỏ và đường Ngô Nhân Tịnh. Phía Nam ngăn cách với quận 8 bởi sông Bến Nghé. Phía Tây giáp ranh với quận Bình Tân, có ranh giới là đường An Dương Vương.
Có thể nói, trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế nêu trên, thông qua việc triển khai thực hiện các giải pháp cụ thể, Quận 6 đã phát huy nội lực, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước cho sự nghiêp phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.Đặc biệt trong nhiệm kỳ IX (2005-2010), Quận 6 đã tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng “thương mại - dịch vụ - công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp”, đẩy mạnh thực hiện đề án “Các giải pháp phát huy nội lực, thu hút đầu tư, chuyển dịch kinh tế”, phát triển vững chắc các ngành công nghiệp thực phẩm, cao su - nhựa, cơ khí, chế tạo máy, giày da, dệt may... với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 17,55%. Nhiều doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, hóa mỹ phẩm, luyện kim, chế biến thực phẩm, thuộc da, dệt nhuộm, đông lạnh thủy hải sản...đã từng bước đổi mới công nghệ tiên tiến, hoạt động rất hiệu quả như Công ty cổ phần gạch Đồng Tâm, Công ty bút bi Thiên Long, Công ty hóa mỹ phẩm Mỹ Hảo, nhà máy Lưới thép Bình Tây, Công ty liên doanh Cát Tường, Công... Lĩnh vực dịch vụ - thương mại không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động, tổng doanh thu tăng dần hàng năm (năm 2011 đạt 60.430,322 tỷ đồng, tăng 27,22% so cùng kỳ năm 2010) với sự chủ động và nỗ lực cao của hệ thống chợ, các siêu thị, Trung tâm thương mại, Hợp tác xã vận tải, doanh nghiệp dịch vụ du lịch, hơn 82 Chi nhánh - Văn phòng giao dịch, 61 nhà hàng, khách sạn đạt tiêu chuẩn tại Quận. Kim ngạch xuất nhập khẩu cũng tăng cao (năm 2011 đạt 498,290 triệu USD, tăng 18,2% so cùng kỳ năm 2010; nhập khẩu đạt 218,5 triệu USD, tăng 20,5% so cùng kỳ năm 2010)(Nguồn: http://www.quan6.hochiminhcity.gov.vn/)
* Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2012 (Nguồn: Báo cáo tham luận tổng kết công tác quản lý thu NSNN năm 2012 và phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm 2013 tại Chi cục Thuế Quận 6, TP. HCM):
- Dự toán pháp lệnh năm 2012 là 687,8 tỷ đồng, trong đó: thuế CTN NQD là 373 tỷ đồng.
- Tính đến 31/12/2012 lũy kế thực hiện thu ngân sách là 660,97 tỷ đồng đạt 96,1% so kế hoạch năm 2012, và so số cùng kỳ năm trước là 620,4 tỷ đồng đạt 106,54%. Trong đó thuế CTN NQD là 344,3 tỷ đồng đạt 92,29% so kế hoạch năm 2012, và so số cùng kỳ năm trước là 320,7 tỷ đồng đạt 107,35%.
Trong đó tình hình thu một số loại thu khác :
+ Thuế TNDN : 52,4 tỷ so kế hoạch 47 tỷ đạt 111,42%, so cùng kỳ 50,9 tỷ đạt
102,95%.
Chi cục thuế đề ra các biện pháp tăng thu quyết liệt vào những ngày cuối tháng 12 như:
+ Các đội kiểm tra đôn đốc thu qua các quyết định xử lý truy thu và phạt trước ngày 28/12/2012 theo chỉ đạo của Cục thuế. Số nộp qua số thuế truy thu phải đạt trên 80% theo quyết định đã ban hành. Đối với số thuế TNDN quý 4/2012 và Quyết toán 2011 được gian hạn đến ngày 02/01/2013 thì đôn đốc, nhắc nhở các Doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế trước ngày 31/12/2012.
+ Tiếp tục rà soát các Công ty có trụ sở ở nơi khác có phát sinh công trình xây dựng trên đại bàn Quận 6 để thu 2% thuế GTGT vãng lai phát sinh từ các công trình này. Khai thác các nguồn thu từ các chi nhánh tại Quận 6 mà công ty chính ở các tỉnh khác. Tăng cường rà soát việc quản lý thu từ các hoạt động cho thuê văn phòng, nhà hàng ăn uống, cà phê máy lạnh và trung tâm tiệc cưới. Quyết liệt triển khai các biện pháp thu nợ và xem chỉ tiêu giảm nợ là chỉ tiêu quan trọng nhất.
- Thực hiện Nghị quyết 13/NQ-CP, ngày 10/5/2012 của Chính Phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường và Thông tư 83/2012/TT-BTC ngày 23/5/2012 của Bộ Tài Chính về hướng dẫn thực hiện việc miễn, giảm, gia hạn một số khoản thu Ngân sách Nhà nước
- Thực hiện Nghị quyết 29/NQ-QH13 ngày 28/6/2012 của Quốc hội, Nghị định 60/2012/NĐ-CP ngày 30/7/2012 của Chính phủ, Thông tư số 140/2012/TT-BTC ngày 21/8/2012 của Bộ Tài chính về ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân, theo đó số thuế được miễn đối với hộ kinh doanh nhà trọ, giữ trẻ,… cam kết không tăng giá năm 2012; miễn thuế thu nhập cá nhân bậc 1 từ tháng 7 đến 12/2012 cũng đã ảnh hưởng đến nguồn thu trong năm 2012 .
- Tình hình kinh tế xã hội trong đầu năm 2012 vẫn còn khá nhiều khó khăn, kinh tế tăng trưởng thấp, doanh nghiệp tạm ngừng và giải thể nhiều; việc lãi suất tăng cao trong lĩnh vực tín dụng là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến công tác thu, mặc dù chủ trương của Chính Phủ kéo giảm lãi suất ngân hàng, tuy nhiên do nợ xấu, nợ quá hạn nên nhiều doanh nghiệp khó có thể tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp vẫn chưa thể vượt khó khăn hiện tại vốn đã kéo dài khá lâu cũng ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách.
* Chủ quan:
- Việc triển khai thực hiện các chính sách miễn giảm thuế theo Nghị quyết 13 của Chính phủ như thủ tục, qui trình rà soát, đối chiếu, đặc biệt là chế độ báo cáo chiếm nhiều thời gian và ảnh hưởng đến hoạt động quản lý của cơ quan thuế trong thời gian
qua.
- Nhân sự để thực hiện đôn đốc thu thiếu trầm trọng do số CBCC nghỉ hưu nhưng