Nội dung kiểm soát thuếTNDN

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế quận 6, TP HCM (Trang 35)

2.2.3.1. Mục tiêu kiểm soát thuế TNDN

- Việc kiểm soát thuế TNDN giúp cơ quan thuế tránh thất thu thuế, nguồn thu từ thuế TNDN đầy đủ, kịp thời, đúng thời điểm, giảm thiểu những rủi ro trong công tác quản lý thuế.

- Cập nhật thông tin, phân tích, đánh giá rủi ro, đánh giá tuân thủ pháp luật thuế, thống kê, phân tích xu hướng vi phạm pháp luật thuế và đáp ứng các hoạt động nghiệp vụ khác trong quản lý thuế đối với NNT nhằm đảm bảo việc cập nhật thông tin vi phạm pháp luật được đầy đủ, chính xác, kịp thời, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chấp hành tốt các nghĩa vụ thuế.

- Kiểm soát thuế qua việc thực hiện đánh giá tuân thủ pháp luật thuế đối với NNT để áp dụng các biện pháp quản lý thuế và các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác nhằm ngăn chặn, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi gian lận thuế TNDN.

- Kiểm soát thuế nhằm cải tiến quy trình quản lý thuế hiệu quả theo hướng hiện đại, phù hợp với luật quản lý thuế, tiếp tục thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế, kiện toàn, nâng cấp tổ chức bộ máy theo chức năng, tăng cường xây dựng hạ tầng cơ sở và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý thuế.

* Quy trình kiểm soát thuế TNDN:

Kiểm soát thuế TNDN được thực hiện theo các chức năng của quản lý thuế: Kê khai – kế toán thuế, thanh kiểm tra thuế, quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Kiểm soát thuế TNDN chủ yếu do cơ quan thuế thực hiện với sự phối hợp của các cơ quan chức năng trên cơ NNT tự tính, tự khai, tự nộp và các cơ quan chức năng được quy định cụ thể từng trách nhiệm rõ ràng theo quy định của Luật Quản lý thuế.

* Quản lý ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ thuế trong kiểm soát thuế

TNDN

- Quản lý tập trung: quản lý thông tin về NNT, về hồ sơ khai thuế, căn cứ tính thuế, quản lý hồ sơ rủi ro trong nghiệp vụ đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, nợ thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế, quản lý và sử dụng hóa đơn, biên lai thu phí và lệ phí,

quản lý thông tin vi phạm pháp luật thuế của NNT, quản lý thông tin về kết quả thanh tra, kiểm tra và xử lý sau thanh tra, kiểm tra.

- Cơ quan thuế ứng dụng thuật toán và các tham số rủi ro, kết nối hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chung của ngành Thuế, các hệ thống thông tin ngoài ngành Thuế để tích hợp, xử lý thông tin, dữ liệu.

- Hệ thống thông tin nghiệp vụ được kết nối trực tuyến các hệ thống thông tin liên quan của ngành thuế để phục vụ theo dõi, giám sát và đưa ra các quyết định áp dụng các biện pháp giám sát, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra và các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác nhằm đảm bảo việc tuân thủ pháp luật thuế.

2.2.3.2. Nội dung – quy trình kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định:

- Kiểm soát thông tin phục vụ quản lý thuế trong hoạt động nghiệp vụ thuế: Thông tin về hồ sơ pháp lý của NNT, thông tin về các hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật thuế, thông tin về tình hình chấp hành pháp luật về thuế trong việc kê khai thuế, nộp thuế, nợ thuế, hoàn thuế, kiểm tra thuế, quản lý và sử dụng hóa đơn, biên lai phí, lệ phí, thông tin về kết quả kiểm tra, thanh tra, đôn đốc và các biện pháp khác của cơ quan thuế trong từng thời kỳ, thông tin từ các đơn vị trực thuộc, về giao dịch qua ngân hàng, vi phạm pháp luật thuế, hải quan, vi phạm trong lĩnh vực kế toán, thống kê, tài chính doanh nghiệp, vi phạm hành chính, hình sự khác, thông tin từ tố cáo trốn thuế, gian lận thuế.

- Xử lý các vi phạm hành chính về thuế là một khâu trong công tác kiểm soát thuế quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định của Luật quản lý thuế, Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng

chế thi hành quyết định hành chính thuế. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế gồm:

+ Người nộp thuế có hành vi vi phạm hành chính về thuế.

+ Tổ chức tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ chức tín dụng) có hành vi vi phạm hành chính về thuế.

+ Tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Các hành vi vi phạm hành chính về thuế, bao gồm:

+ Hành vi vi phạm hành chính về thuế của người nộp thuế: Hành vi vi phạm quy định về thủ tục thuế: hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế so với thời hạn quy định; hành vi khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ khai thuế; hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định; hành vi vi phạm các quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế; hành vi vi phạm trong việc chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

+ Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn. Hành vi trốn thuế, gian lận thuế.

* Hành vi vi phạm hành chính về thuế của tổ chức tín dụng và tổ chức, cá nhân

khác có liên quan:

+Hành vi thông đồng, bao che người nộp thuế trốn thuế, gian lận thuế;

+Hành vi không thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;

+Hành vi không cung cấp hoặc cung cấp không chính xác thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế; tài khoản của người nộp thuế nợ thuế tại tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước theo quy định của Luật quản lý thuế.

Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế * Kiểm tra tính đầy đủ trong hồ sơ khai thuế

Trường hợp phát hiện trong hồ sơ khai thuế chưa đủ tài liệu theo quy định hoặc khai chưa đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định thì cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế biết để hoàn chỉnh hồ sơ trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Kiểm tra để làm rõ nội dung cần bổ sung trong hồ sơ thuế

+Trường hợp qua kiểm tra, đối chiếu, so sánh, phân tích xét thấy có nội dung khai chưa đúng, số liệu khai không chính xác hoặc có những nội dung cần xác minh liên quan đến số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn, cơ quan thuế thông báo bằng văn bản đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu.

Thời gian giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu trong hồ sơ thuế không quá 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế nhận được thông báo của cơ quan thuế hoặc hồi báo (nếu gửi qua đường bưu điện). Người nộp thuế có thể đến cơ quan thuế giải trình trực tiếp hoặc bổ sung thông tin, tài liệu hoặc bằng văn bản.

Trường hợp người nộp thuế giải trình trực tiếp tại cơ quan thuế thì phải lập Biên bản

làm

+Trường hợp người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu đầy đủ theo yêu cầu của cơ quan thuế và chứng minh số thuế đã khai là đúng thì hồ sơ giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu được lưu cùng với hồ sơ khai thuế.

+Trường hợp người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu mà không đủ căn cứ chứng minh số thuế đã khai là đúng thì cơ quan thuế yêu cầu người nộp thuế khai bổ sung. Thời hạn khai bổ sung là 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế có thông báo yêu cầu khai bổ sung.

+ Hết thời hạn theo thông báo của cơ quan thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu; hoặc không khai bổ sung hồ sơ thuế; hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng thì cơ quan thuế ấn định số thuế phải nộp

Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế

* Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu theo thông báo của cơ quan thuế; không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng; hoặc cơ quan thuế không đủ căn cứ để ấn định số thuế phải nộp.

* Kiểm tra đối với trường hợp qua phân tích, đánh giá việc chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế xác định có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Phân tích, đánh giá việc chấp hành pháp luật về thuế căn cứ trên cơ sở dữ liệu được để xác định dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế về khai sai số thuế phải nộp, số thuế được miễn, số thuế được giảm, số thuế đã hoàn, hoặc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, hoặc có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế.

Khi xác định người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế, cơ quan thuế thực hiện ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.

* Kiểm tra đối với các trường hợp kiểm tra trước hoàn thuế sau và kiểm tra sau hoàn thuế theo quy định.

* Kiểm tra đối với các trường hợp được lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề: Hàng năm, cơ quan thuế căn cứ nguồn nhân lực của hoạt động kiểm tra, số lượng người nộp thuế đang hoạt động và tình hình thực tế trên địa bàn quản lý để xây dựng kế hoạch, chuyên đề kiểm tra. Việc hướng dẫn xây dựng, phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch, chuyên đề kiểm tra do thủ trưởng cơ quan quản lý thuế cấp trên quyết định.

* Kiểm tra đối với các đối tượng chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, cổ phần hoá, đóng mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh và các trường hợp kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền được áp dụng linh hoạt các trường hợp kiểm tra theo quy định tại điều này.

Kiểm tra đối với các trường hợp được thực hiện kiểm tra tối đa 1 lần trong 1 năm với phạm vi kiểm tra toàn diện việc chấp hành pháp luật về thuế hoặc kiểm tra theo từng dấu hiệu rủi ro về thuế của người nộp thuế

* Xử lý chồng chéo trong hoạt động kiểm tra

- Trường hợp kế hoạch kiểm tra, chuyên đề kiểm tra của cơ quan thuế cấp dưới nếu có sự trùng lặp về đối tượng kiểm tra với kế hoạch kiểm tra, thanh tra về thuế của Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Bộ Tài chính, cơ quan thuế cấp trên thì thực hiện theo kế hoạch của các cơ quan cấp trên;

- Trường hợp kế hoạch kiểm tra, chuyên đề kiểm tra có sự trùng lặp về đối tượng kiểm tra với kế hoạch thanh tra, kiểm tra về thuế của Thanh tra tỉnh, Sở Tài chính, cơ quan thanh tra địa phương thì Cục trưởng Cục Thuế phối hợp với Chánh Thanh tra tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính để xử lý, báo cáo Tổng cục trưởng xem xét quyết định khi cần thiết.

2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát thuế TNDN

Các nghiên cứu trước đây về nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát thuế TNDN:

* Theo tác giả Ngô Thị Cẩm Lệ (2012), trong nghiên cứu về “Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và thực tiễn trên địa bàn Hà Nội ” đã tìm được nhân tố tác động đến kiểm soát thuế TNDN, đó là nhân tố pháp luật thuế TNDN và đưa ra phân tích, đánh giá được các ưu điểm, bất cập của pháp luật thuế TNDN hiện hành có ảnh hưởng đến công tác kiểm soát thuế TNDN tại địa bàn Hà Nội.

* Theo tác giả Trần Tiến Lập (2013), trong nghiên cứu về “Tăng cường kiểm soát thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Quảng Nam (Đà Nẵng)”, đã tìm ra được các nhân tố tác động đến kiểm soát thuế TNDN đó là các nhân tố về chính sách, cơ chế và quy trình quản lý như: NNT chưa tự giác tính đúng, tính đủ số thuế phải nộp, gian lận thuế kéo dài từ năm này sang năm khác, cán bộ chuyên trách chưa chú trọng phân tích hồ sơ khai thuế, xử lý nợ thuế còn nhiều lúng túng, công tác đôn đốc thu nợ chưa quan tâm đúng mức, công tác kiểm tra thuế trên cơ sở thu nhập, phân tích thông tin, đánh giá rủi

ro theo quy định của Luật quản lý thuế còn lung túng, ứng dựng công nghệ thông tin chưa phát huy tốt trong công tác quản lý thuế, trình độ cán bộ thuế và việc kiểm soát quá trình làm việc, học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ chưa quan tâm đúng mực.

* Theo tác giả Nguyễn Đăng Nguyên (2013), trong nghiên cứu về “Một số giải pháp hạn chế hành vi gian lận thuế TNDN của các doanh nghiệp trên địa bàn Quận 5” đã tìm ra được các nhân tố tác động đến kiểm soát thuế TNDN đó là người nộp thuế không tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật thuế, chính sách thuế chưa phù hợp, công tác quản lý thuế không đồng bộ, nguồn lực thanh kiểm tra còn thiếu về lực lượng và yếu về chuyên môn nghiệp vụ nên rủi ro trong gian lận thuế TNDN thường xuyên xãy ra.

* Theo tác giả Nguyễn Tiến Thành (2013), trong nghiên cứu về ”Phương pháp kiểm tra – Chống thất thu thuế đối với doanh nghiệp hoạt động xây dựng” đã tìm ra được các nhân tố tác động đến kiểm soát thuế TNDN đó là nhân tố các giải pháp quản lý thu, chống thất thu ngân sách, hạn chế nợ đọng thuế, nâng cao tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế của cơ quan thuế phải triển khai đồng bộ nhằm phát hiện hành vi gian lận thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp tiến độ, tạo công bằng hơn cho các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh chân chính.

* Theo tác giả Nguyễn Thị Thùy Dương (2012), trong nghiên cứu về “Tác động của chính sách miễn, giảm thuế TNDN đối với các doanh nghiệp và môi trường kinh doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” đã tìm ra được các nhân tố tác động đến kiểm soát thuế TNDN đó là nhân tố chính sách miễn giảm thuế TNDN làm tác động tích cực và tiêu cực của chính sách miễn giảm thuế TNDN đối với các DN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

* Theo tác giả Richard C. Hollinger và John P Clark (1983), trong nghiên cứu về cuốn sách “Khi nhân viên biển thủ” tìm ra được nhân tố chủ yếu của gian lận chính là điều kiện nơi làm việc. Hai ông đưa ra một loạt những giả thuyết về tình trạng nhân viên biển thủ tài sản của công ty:

+ Khi nền kinh tế có những khó khăn chung: giá cả tăng, đồng tiền mất giá. + Những người đương thời, đặc biệt là những người trẻ tuổi thường kém trung thực và không chịu khó làm bằng những thế hệ đi trước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Bản chất tự nhiên của con người là lòng tham và không trung thực, vì thế các nhân viên thường cố gắng lấy cắp tài sản của công ty khi có cơ hội.

+ Sự không hài lòng, không thoả mãn với công việc cũng là một trong những nguyên nhân nguyên phát của việc biển thủ.

+ Và cuối cùng, do cấu trúc của công ty đó có hợp lý hay không.Ông còn tìm ra một loạt những mối liên hệ giữa thu nhập, tuổi tác, vị trí và mức độ hài lòng trong công

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế quận 6, TP HCM (Trang 35)