4.2.1. Thông tin mẫu nghiên cứu
Bảng 4.2: Cơ cấu theo bộ phận công tác và thời gian công tác
Bộ phận công tác
Thời gian công tác
Cộng Trên 15 năm Từ 10 năm đến dưới 15 năm Từ 5 năm đến dưới 10 năm Dưới 5 năm Lãnh đạo, chỉ đạo 8 4 3 0 15 Tham mưu 5 7 5 3 20
Trực tiếp kiểm tra
NNT 20 32 25 12 89
Bộ phận khác 5 11 7 3 26
Tổng cộng 38 54 40 18 150
Nguồn: Phụ lục 6
4.2.1.1. Cơ cấu theo bộ phận công tác
Dựa vào kết quả khảo sát nghiên cứu thu thập được qua việc phỏng vấn trực tiếp các cán bộ, công chức, viên chức ngành thuế trong cơ quan thuế, với 150 phiếu câu hỏi, tác giả có số liệu thống kê về bộ phận công tác của mẫu nghiên cứu như sau:(xem phụ lục 6)
Trong số 150 cán bộ điều tra phỏng vấn, phần lớn làm ở bộ phận trực tiếp kiểm tra người nộp thuế (chiếm 59,3%), tiếp đến bộ phận tham mưu (chiếm 13,3%), bộ phận
khác (chiếm 17,3%) và còn lại 10% thuộc lãnh đạo, chỉ đạo.
Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu theo bộ phận công tác
Nguồn: Phụ lục 6
4.2.1.2. Cơ cấu theo thâm niên công tác
Căn cứ vào phụ lục 6, tác giả có số liệu thống kê về thâm niên công tác của mẫu nghiên cứu như sau: Thời gian công tác của cán bộ ngành thuế trong Chi cục Thuế Quận 6 trên 15 năm chiếm 25,3%, từ 10 năm đến dưới 15 năm chiếm 36%, từ 5 năm đến dưới 10 năm chiếm 26,7% và còn lại dưới 5 năm chiếm 12%.
Hình 4.2: Biểu đồ cơ cấu theo thâm niên công tác
4.2.2. Đánh giá các thang đo
4.2.2.1. Đánh giá mức độ tuân thủ thuế trung bình của người nộp thuế đối với biếntin cậy tin cậy
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 16.0 rút trích các biến quan sát: Mức độ trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế TNDN (tạm tính) với thực tế kinh doanh là rất thấp (TC1); Mức độ tin cậy của Báo cáo tài chính (BCTC) và sổ sách kế toán là tương đối thấp (TC2); NNT kê khai qua mạng các tờ khai và các tài liệu liên quan làm căn cứ để NNT khai thuế, tính thuế TNDN rất đúng và rất đầy đủ các nội dung trong hồ sơ khai thuế (TC3); Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế TNDN theo quy định của Luật Quản lý thuế mà NNT kê khai qua mạng luôn luôn đúng hạn (TC4); Không có vi phạm các quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế nhưng không thuộc trường hợp khai thiếu thuế, trốn thuế, gian lận về thuế TNDN (TC5); Ít vi phạm chế độ hóa đơn, chứng từ (thông báo phát hành hóa đơn và sử dụng hóa đơn theo quy định) (TC6); Ít vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế (TC7); Nộp hồ sơ cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế TNDN nhanh chóng và đúng hạn (TC8) thành một biến đại diện ta được kết quả tóm tắt như sau:(Xem phụ lục 4)
Từ kết quả phụ lục 4 ta thấy, hệ số KMO đạt được là 0,695 lớn hơn 0,5 nên việc phân tích các nhân tố trên là thích hợp và ở mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett là nhỏ hơn 0,05 cho thấy các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Các biến quan sát được rút thành một biến tổng với tần số cộng dồn đạt 89,524% hay nhân tố được rút trích giải thích được 89,524% biến thiên của các biến quan sát và đạt tiêu chuẩn phương sai trích nhân tố. Vì vậy, ta có thể rút gọn các biến này lại thành biến đại diện là “TIN CẬY“ và mã hóa là (TINCAY)
Kiểm định độ tin cậy của thang đo với biến tin cậy ta được hệ số Cronbach’s Alpha là 0,799 và hệ số tương quan biến – tổng như sau: (Xem chi tiết kết quả phân tích ở phụ lục 3).
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo tin cậy
Trung bình thang
đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Tương quan biến – tổng
Cronbach's Alpha
nếu loại biến
TINCAY1 14,14 21,920 0,449 0,788 TINCAY2 14,93 21,961 0,739 0,778 TINCAY3 13,35 17,331 0,519 0,781 TINCAY4 14,91 21,422 0,529 0,780 TINCAY5 14,06 20,728 0,451 0,784 TINCAY6 14,73 19,204 0,624 0.760 TINCAY7 13,29 17,162 0,570 0,769 TINCAY8 13,33 16,423 0,607 0,763 Nguồn: Phụ lục 3
Kết quả kiểm định trên cho thấy, thang đo có độ tin cậy sử dụng được vì hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 (0,799) và mối quan hệ giữa các biến quan sát với biến tổng khá chặt chẽ (các hệ số tương quan biến – tổng đều lớn hơn 0,4). Nếu loại bỏ một trong tám biến quan sát đi thì hệ số Cronbach’s Alpha sẽ không cao hơn 0,799 vì vậy ta nên giữ nguyên tám biến để quan sát.
Sau khi trích được nhân tố tin cậy, lưu thành biến mới và tính nhân số của nhân tố bằng phương pháp trung bình cộng của các biến quan sát, tác giả sử dụng biến đại diện này thay cho tập hợp biến gốc để xác định mức độ tuân thủ thuế trung bình của người nộp thuế đối với biến tin cậy và thu được kết quả như sau(Xem phụ lục 3)
Từ kết quả thống kê mức độ tuân thủ thuế trung bình của người nộp thuế đối với biến tin cậy ta thấy mức độ tuân thủ trung bình (2.0133) nhỏ hơn giá trị trung bình của thang đo (nhỏ hơn 3). Điều này có nghĩa là mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế là còn thấp.
Kiểm định mức độ tuân thủ thuế trung bình của người nộp thuế đối với biến tin cậy ta được kết quả:
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định mức độ tuân thủ thuế trung bình của người nộp thuế đối với tin cậy
Test Value = 3.0 t Df Sig. (2- tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Tin Cậy -19,42 149 0,000 -0,98667 -1,0871 -0,8863 Nguồn: phụ lục 3
Kết quả kiểm định giá trị trung bình với độ tin cậy 95% đối với thang đo tin cậy, thang đo có mức ý nghĩa nhỏ hơn mức ý nghĩa bằng 0 (Sig < 0,05). Chứng tỏ có sự khác biệt giữa giá trị trung bình của biến tin cậy với giá trị trung bình của thang đo. Tuy nhiên mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế vẫn thấp và kết quả này có ý nghĩa thống kê.
4.2.2.2. Đánh giá mức độ tuân thủ thuế trung bình của người nộp thuế đối với biếnchính sách thuế chính sách thuế
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 16.0 rút trích các biến quan sát: Chính sách thuế thay đổi liên tục nên gian lận thuế TNDN ngày càng tăng (CST1); Pháp luật thuế chưa thật sự chặt chẽ nên nên người nộp thuế không tuân thủ nghiêm chỉnh (CST2); Nguồn lực thanh tra kiểm tra thuế chưa đủ mạnh để kiểm soát thuế TNDN hiệu quả (CST3); Chính sách miễn, giảm thuế TNDN ảnh hưởng tiêu cực để nguồn thu NSNN đối với các doanh nghiệp trên địa bàn quận (CST4) thành một biến đại diện ta được kết quả tóm tắt như sau:(Xem phụ lục 4)
Từ kết quả phụ lục 4 ta thấy, hệ số KMO đạt được là 0,796 lớn hơn 0,5 nên việc phân tích các nhân tố trên là thích hợp và ở mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett là nhỏ
hơn 0,05 cho thấy các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Các biến quan sát được rút thành một biến tổng với tần số cộng dồn đạt 66,367% hay nhân tố được rút trích giải thích được 66,367% biến thiên của các biến quan sát và đạt tiêu chuẩn phương sai trích nhân tố. Vì vậy, ta có thể rút gọn các biến này lại thành biến
đại diện là “CHÍNH SÁCH THUẾ“ và mã hóa là (CST)
Kiểm định độ tin cậy của thang đo với biến chính sách thuế ta được hệ số Cronbach’s Alpha là 0,827 và hệ số tương quan biến – tổng như sau: (Xem chi tiết kết quả phân tích ở phụ lục 3)
Bảng 4.5 : Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo chính sách thuế
Trung bình thang
đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Tương quan biến – tổng
Cronbach's Alpha
nếu loại biến
CST1 10,59 1,948 0,677 0,779 CST2 9,73 1,583 0,727 0,747 CST3 10,71 1,739 0,642 0,788 CST4 9,89 1,895 0,59 0,810
Nguồn: Phụ lục 3
Kết quả kiểm định trên cho thấy, thang đo có độ tin cậy sử dụng được vì hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 (0,827) và mối quan hệ giữa các biến quan sát với biến tổng khá chặt chẽ (các hệ số tương quan biến – tổng đều lớn hơn 0,4). Nếu loại bỏ một trong bốn biến quan sát đi thì hệ số Cronbach’s Alpha sẽ không cao hơn 0,827 vì vậy ta sẽ giữ nguyên bốn biến này để quan sát.
Sau khi trích được nhân tố chính sách thuế, lưu thành biến mới và tính nhân số của nhân tố bằng phương pháp trung bình cộng của các biến quan sát, tác giả sử dụng biến đại diện này thay cho tập hợp biến gốc để xác định mức độ tuân thủ thuế trung bình của người nộp thuế đối với biến chính sách thuế và thu được kết quả như sau:
Từ kết quả thống kê mức độ tuân thủ thuế trung bình của người nộp thuế đối với biến chính sách thuế ta thấy mức độ tuân thủ trung bình (3,41) lớn hơn giá trị trung bình của thang đo (lớn hơn 3). Điều này có nghĩa là của người nộp thuế tuân thủ chính sách thuế, tuy nhiên mức độ tuân thủ là chưa cao.
Kiểm định mức độ tuân thủ thuế trung bình của người nộp thuế đối với biến chính sách thuế ta được kết quả:
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định mức độ tuân thủ thuế trung bình của người nộp thuế đối với chính sách thuế
Test Value = 3.0 t Df Sig. (2- tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Chính sách thuế 11,576 149 0,000 0,41 0,34 0,48 Nguồn: phụ lục 3
Kết quả kiểm định giá trị trung bình với độ tin cậy 95% đối với thang đo chính sách thuế, thang đo có mức ý nghĩa nhỏ hơn mức ý nghĩa bằng 0 (Sig < 0,05). Chứng tỏ có sự khác biệt giữa giá trị trung bình của biến chính sách thuế với giá trị trung bình của thang đo. Tuy nhiên mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế là chưa cao và kết quả này có ý nghĩa thống kê.
4.2.2.3. Đánh giá mức độ tuân thủ thuế trung bình của người nộp thuế đối với biếnchấp hành pháp luật thuế chấp hành pháp luật thuế
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 16.0 rút trích các biến quan sát: Các doanh nghiệp đều có hành vi vi phạm pháp luật thuế trong việc kê khai thuế, nộp thuế, nợ thuế, hoàn thuế, thanh kiểm tra thuế và sử dụng hóa đơn, biên lai phí, lệ phí (CHPL1); Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để khấu trừ thuế GTGT, giảm TNCT (CHPL2); Hành vi
vi phạm theo từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có ảnh hưởng rất nhiều đế số nộp thuế TNDN theo nghĩa vụ (CHPL3); Kê khai khấu trừ và hạch toán vào chi phí các hóa đơn không hợp lý, hợp lệ (CHPL4); Kê khai doanh thu tính thuế TNDN không đúng quy định (bỏ ngoài sổ kế toán doanh thu, thu nhập, chiết khấu) (CHPL5); Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, thực hiện không đầy đủ chế độ sổ sách kế toán (CHPL6); Kê khai chi phí xác định thu nhập chịu thuế TNDN không đúng quy định (hợp thức hóa chứng từ các khoản chi phí để giảm TNCT) (CHPL7); Không kê khai hoặc kê khai không đúng căn cứ để tính thuế hoặc không chứng minh được căn cứ đã ghi trong tờ khai theo yêu cầu của cơ quan thuế (CHPL8); Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế đã bán và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế (CHPL9); Hành vi vi phạm xãy ra tất cả loại hình doanh nghiệp dân doanh (không có vốn nhà nước) theo mức độ tăng dần: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần, Công ty TNHH (CHPL10) thành một biến đại diện ta được kết quả tóm tắt như sau:(Xem phụ lục 4)
Từ kết quả phụ lục 4 ta thấy, hệ số KMO đạt được là 0,76 lớn hơn 0,5 nên việc phân tích các nhân tố trên là thích hợp và ở mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett là nhỏ hơn 0,05 cho thấy các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Các biến quan sát được rút thành một biến tổng với tần số cộng dồn đạt 72,485% hay nhân tố được rút trích giải thích được 72,485% biến thiên của các biến quan sát và đạt tiêu chuẩn phương sai trích nhân tố. Vì vậy, ta có thể rút gọn các biến này lại thành biến đại diện là “CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT“ và mã hóa là (CHPL)
Kiểm định độ tin cậy của thang đo với biến tin cậy ta được hệ số Cronbach’s Alpha là 0,768 và hệ số tương quan biến – tổng như sau: (Xem chi tiết kết quả phân tích ở phụ lục 3)
Bảng 4.7 : Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo tin cậy
Trung bình thang
đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Tương quan biến – tổng
Cronbach's Alpha
nếu loại biến
CHPL1 41,18 12,001 0,314 0,763 CHPL2 41,39 11,568 0,402 0,753 CHPL3 41,75 11,449 0,305 0,770 CHPL4 41,40 10,282 0,672 0,714 CHPL5 41,45 9,860 0,654 0,713 CHPL6 41,22 12,039 0,566 0,744 CHPL7 41,33 11,016 0,595 0,729 CHPL8 42,06 14,151 -1,89 0,832 CHPL9 41,35 10,861 0,630 0,724 CHPL10 41,35 10,174 0,693 0,710 Nguồn: Phụ lục 3
Kết quả kiểm định trên cho thấy, thang đo có độ tin cậy sử dụng được vì hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 (0,768). Tuy nhiên, những biến có hệ số tương quan biến tổng (item – total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại (các biến bị loại: CHPL1, CHPL3, CHPL8) và các hệ số tương quan biến – tổng còn lại đều lớn hơn 0,4). Nếu tác giả loại bỏ 04 (bốn) trong 10 (mười) biến quan sát này thì hệ số Cronbach’s Alpha bây giờ sẽ là:(xem phụ lục 3: Loại bỏ biến CHPL lần 1)
Biến CHPL3 có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 nên ta tiếp tục loại biến CHPL3. Còn 6 biến còn lại:(xem phụ lục 3: Loại bỏ biến CHPL lần 2) thì ta giữ lại được sáu biến này để quan sát vì thang đo có độ tin cậy sử dụng được vì hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 (0,879) và các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn
Sau khi trích được nhân tố chấp hành pháp luật, lưu thành biến mới và tính nhân số của nhân tố bằng phương pháp trung bình cộng của các biến quan sát, tác giả sử dụng biến đại diện này thay cho tập hợp biến gốc để xác định mức độ tuân thủ thuế trung bình của người nộp thuế đối với biến chấp hành pháp luật và thu được kết quả như sau:(Xem phụ lục 3)
Từ kết quả thống kê mức độ tuân thủ thuế trung bình của người nộp thuế đối với biến chấp hành pháp luật ta thấy mức độ tuân thủ trung bình (4,7033) lớn hơn giá trị trung bình của thang đo (lớn hơn 3). Điều này có nghĩa là mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế ngược chiều với chấp hành pháp luật là tương đối cao.
Kiểm định mức độ tuân thủ thuế trung bình của người nộp thuế đối với biến chấp hành pháp luật ta được kết quả:
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định mức độ tuân thủ thuế trung bình của người nộp thuế đối với chấp hành pháp luật
Test Value = 3.0 t Df Sig. (2- tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Chấp Hành Pháp Luật 42,283 149 0,000 1,7033 1,6237 1,7829 Nguồn: phụ lục 3
Kết quả kiểm định giá trị trung bình với độ tin cậy 95% đối với thang đo tin cậy, thang đo có mức ý nghĩa nhỏ hơn mức ý nghĩa bằng 0 (Sig < 0,05). Chứng tỏ có sự khác biệt giữa giá trị trung bình của biến chấp hành pháp luật với giá trị trung bình của
thang đo. Tuy nhiên mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế ngược chiều với tính chấp hành pháp luật thuế là tương đối cao và kết quả này có ý nghĩa thống kê.
4.2.2.4. Đánh giá mức độ tuân thủ thuế trung bình của người nộp thuế đối với biếnkiểm soát thuế kiểm soát thuế
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 16.0 rút trích các biến quan sát: Cơ quan thuế đã xây dựng, quản lý tập trung hệ thống thông tin hồ sơ NNT trên hệ thống để phục vụ việc tích hợp, cập nhật thông tin, đánh giá tuân thủ pháp luật, rủi ro và áp dụng các chế độ chính sách quản lý thuế phù hợp (KST1); Cơ quan thuế ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin, sử dụng tiêu chí quản lý rủi ro, đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro về thuế