7. Đóng góp mới của đề tài
3.4. Xây dựng các công cụ kiểm tra đánh giá và chỉ dẫn.
Trong môđun, các công cụ kiểm tra đánh giá là những tình huống có chức năng làm bộc lộ ra kiến thức, kỹ năng và thái độ có liên quan đến đối tượng nhận thức và được sử dụng đểđánh giá trình độ nắm vững đối tượng bởi người học, giúp người học hiệu chỉnh được hoạt động của mình. Thông thường, người ta sử dụng Test để kiểm tra và tự kiểm tra trong mỗi MD/môn học. Nhưng xây dựng Test không phải là việc làm dễ dàng, vì vậy có thể chuyển hóa nó thành các câu hỏi, các loại bài tập khác nhau.
Các chỉ dẫn của mô đun được biên soạn nhằm chỉ đạo hoạt động của người học một cách phù hợp với sự chuẩn bị và những tiến bộ của họ khi nghiên cứu mô đun.
Trang 112
TRÌNH BÀY MỘT MÔ ĐUN ĐÀO TẠO TRONG CHƯƠNG TRÌNH
THỜI GIAN
MÃ MÔ ĐUN MĐ20 TÊN MÔ ĐUN
KỸ THUẬT CHUNG VỀ Ô TÔ VÀ CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA LÝ THUYẾT 34h THỰC HÀNH 41h TỔNGSỐ 75h
MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN - Trình bầy được nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại của ô tô - Nêu được khái niệm về quá trình sai hỏng và mài mòn chi tiết
- Phát biểu được khái niệm về các phương pháp sửa chữa và công nghệ phục hồi chi tiết bị mài mòn
- Giải thích được cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ xăng, động cơ diesel bốn kỳ, hai kỳ một xy lanh và nhiều xy lanh
- Nhận dạng được các loại ô tô, các bộ phận của ô tô
- Nhận dạng được các loại động cơ, các cơ cấu và hệ thống của động cơ, xác định điểm chết trên của pít tông và nguyên lý làm việc thực tế của động cơ đốt trong 4 kỳ và 2 kỳ
- Chấp hành nghiêm túc các quy định về giờ học và thực hiện đúng hướng dẫn của giáo viên - Giữ gìn vệ sinh và tác phong công nghiệp
ĐIỀU KIỆN ĐẦU VÀO Học viên phải tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương MỤC TIÊU THỰC HIỆN Học xong môđun này học viên sẽ có khả năng:
- Mô tả lại khái quát về nghề sửa chữa ô tô: Vị trí nghề trong xã hội, môi trường làm việc, hướng phát triển nghề,...
- Trình bày rõ được nội qui và các biện pháp an toàn trong nghề sửa chữa ô tô. - Sử dụng thành thạo các dụng cụ tháo lắp thông thường.
- Tháo lắp đúng nguyên tắc.
- Giải thích được các thuật ngữ thường dùng trong động cơ đốt trong. - Diễn giải được nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong.
Trang 113
- Tổ chức được hiện trường sửa chữa hợp lý và có hiệu quả. - Các biện pháp đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp.
ĐỀ CƯƠNG NỘI DUNG MÔĐUN - Mô tả tổng quan về ô tô. Nội dung mô đun này bao gồm:
- Khái niệm và phân loại động cơ đốt trong.
- Nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong 4 kỳ, 2 kỳ. - Động cơ nhiều xy lanh
- Nhận dạng sai hỏng và mài mòn của chi tiết
- Phương pháp sửa chữa và công nghệ phục hồi chi tiết bị mài mòn - Làm sạch và kiểm tra chi tiết
- Tổ chức thăm quan xưởng sửa chữa ô tô.
- Các biện pháp đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔ ĐUN Lý thuyết:
* Bài kiểm tra số 1:
- Đánh giá mức độ tiếp thu của học viên về nội qui.
- Đánh giá mức độ tiếp thu của học viên về các biện pháp an toàn trong nghề sửa chữa ô tô * Bài kiểm tra số 2:
- Đánh giá mức độ tiếp thu của học viên về nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong 4 kỳ và 2 kỳ.
Các bài kiểm tra này phải đánh giá được những điểm trọng tâm (mục tiêu thực hiện) của từng bài học. Trong các bài kiểm tra, nên phân bố từ 10% đến 15% số câu hỏi nâng cao để phân loại học viên.
* Hình thức kiểm tra: Kiểm tra viết, thang điểm 10. Nếu học viên đạt từ 5 trở lên là đạt yêu cầu. Thực hành:
* Kiểm tra thường xuyên: Tiến hành thường xuyên trong các buổi thực hành. Mỗi học viên phải có ít nhất là ba cột điểm kiểm tra thường xuyên. Nội dung trọng tâm phải đánh giá được là:
- Kỹ năng của học viên về sử dụng dụng cụ.
- Kỹ năng của học viên về phương pháp nhận dạng các chủng loại động cơ.
- Kỹ năng của học viên về xác định chiều quay động cơ, thứ tự nổ, điểm chết trên, supap, đường ống nạp, đường ống xả.
Trang 114
dụng dụng cụ đo và đọc được các giá trị đo được, xác định chiều quay động cơ, thứ tự nổ, điểm chết trên, xúp páp, đường ống nạp, đường ống xả. Bài kiểm tra này có thể thực hiện tại xưởng, giáo viên giao cho học viên đo đường kính một xy lanh bất kỳ để đánh giá về phương pháp sử dụng dụng cụ đo. Hoặc giáo viên giao cho học viên một động cơ bất kỳ yêu cầu học viên xác định chiều quay động cơ, thứ tự nổ, điểm chết trên ,xúp páp, đường ống nạp, đường ống xả...
* Hình thức kiểm tra: Quan sát. Nếu học viên thao tác chính xác, nhanh gọn, đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp là đạt.
CÁC NGUỒN LỰC CẦN THIẾT ĐỂ DẠY VÀ HỌC MÔ ĐUN
VẬT LIỆU:
Bình chữa cháy, cát, nước, bao bố, xẻng, thang, móc, , gie lau, nhiên liệu xăng nhiên liệu diesel.
DỤNG CỤ VÀ TRANG THIẾT BỊ:
Khay chứa, động cơ đốt trong, dụng cụ tháo lắp, dụng cụ đo kiểm, projector chiếu qua máy vi tính, máy vi tính. HỌC LIỆU:
Sách động cơ đốt trong; giáo trình sửa chữa ô tô; tài liệu tham khảo về an toàn lao động; phim đèn chiếu và tranh treo tường về cấu tạo các loại dụng cụ tháo lắp và dụng cụ đo.
Trang 115
TRÌNH BÀY MỘT ĐƠN NGUYÊN HỌC TẬP CỦA MÔ ĐUN TÊN
CHƯƠNG TRÌNH
SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ Ô TÔ TÊN MÔ
ĐUN KỸ THUẬT CHUNG VỀ Ô TÔ VÀ CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA MÃ MÔ ĐUN MĐ20
STT TÊN BÀI
HỌC MỤC TIÊU THỰC HIỆN
1 Tổng quan
chung về ô tô
Sau khi học xong bài này người học có khả năng
- Nêu được khái niệm, phân loại và lịch sử phát triển của ô tô - Trình bầy được nhiệm vụ, yêu cầu và cấu tạo của các bộ phận chính trong ô tô - Nhận dạng đúng các bộ phận và các loại ô tô - Đảm bảo an toàn lao động và vệ
sinh công nghiệp
Điều kiện thực hiện: - Vật liệu: + Giẻ sạch, phấn vạch dấu, chất tẩy rửa, nhiên liệu - Dụng cụ và trang thiết bị: + Bộ dụng cụ cầm tay nghề sửa chữa ô tô + Động cơ xăng, diesel tháo lắp + Mô hình động cơ nổ + Mô hình cắt bổđộng cơ + Máy chiếu Tiêu chí đánh giá: - Sử dụng thành thạo các dụng cụđo kiểm - Xác định được thứ tự làm việc của động cơ chính xác - Đặt nổ được cho động cơ nhiều xylanh
Bảng 3.17. Trình bày đơn nguyên học tập của mô đun
3.5. Ưu nhược điểm chủ yếu và những hạn chế cơ bản của chương trình đào tạo theo NLTH
Ưu điểm nổi bật của chương trình đào tạo theo NLTH, bên cạnh những ưu điểm khác thể hiện ở những đặc trưng của nó, là đào tạo theo NLTHđáp ứng được nhu cầu của cả người học lẫn người sử dụng lao động qua đào tạo: Người tốt nghiệp chương trình đào tạo theo NLTH là người một mặt đạt được sự thành thạo công việc theo các tiêu chuẩn quy định, tức là đáp ứng yêu cầu sử dụng, đồng thời, mặt khác lại có thể dễ
Trang 116
dàng tham gia các khoá đào tạo nâng cao hoặc cập nhật các NLTH mới để di chuyển vị trí làm việc.
Hạn chế chủ yếu của chương trình đào tạo theo NLTH do nội dung chương trình ở đó được cấu trúc thành các môđun tích hợp dẫn tới, đó là người học không được trang bị một cách cơ bản, toàn diện và có hệ thống các kiến thức theo lôgíc khoa học, không có đủ cơ hội hiểu sâu sắc bản chất lý thuyết của các sự vật, hiện tượng như truyền thống lâu nay khi học theo các môn học lý thuyết, vì vậy sẽ có thể hạn chế phần nào năng lực sáng tạo trong hành nghề thực tếở người học.
3.3. Sự khác nhau giữa đào tạo theo NLTH và đào tạo theo truyền thống
Để hiểu rõ thêm về hình thức đào tạo theo NLTH ta có thể so sánh với phương thức đào tạo theo truyền thống, tức là hình thức quen thuộc lâu nay chúng ta thường vẫn sử dụng. Giữa hai hình thức này có sự khác biệt rất cơ bản.
Bảng 3.18. Phân tích giữa đào tạo theo NLTH và theo phương pháp truyền thống Đặc trưng Đào tạo theo NLTH Đào tạo theo truyền thống Người
học học cái gì?
- Theo các kết quả riêng biệt, được trình bày chính xác (thường gọi là NLTH hoặc công việc). Chúng đã được xác định là then chốt để làm việc thành công.
- Những NLTH đó được xác định sẵn và mô tả chính xác về cái mà người học sẽ có khả năng làm được khi học xong chương trình.
- Thường theo sách giáo khoa, đề cương khoá học hay các tài liệu tham khảo khác từ nghề đào tạo.
- Người học hiếm khi biết chính xác họ sẽ học cái gì trong mỗi phần của chương trình.
- Chương trình đào tạo thường được XD theo các môn học, phần, chương, mục … ít có ý nghĩa trong nghề. GV tập trung vào bao quát tài liệu giảng dạy Người học học như thế nào? - Người học được tổ chức hoạt động học tập, hướng vào người học. Tài liệu học tập được thiết kế cẩn thận với chất lượng cao. Phương tiện và tài liệu giúp người học thông thạo công việc.
- Tài liệu được tổ chức sao cho mỗi người học
- Dựa vào GV là chủ yếu, cá nhân giáo viên truyền đạt thông qua trình diễn sống động, diễn giảng, thảo luận hoặc các hoạt động lấy GV làm trung tâm.
- Người học ít có cơ hội kiểm tra quá trình và không gian giờ học.Thường có ít thông tin
Trang 117 có thể dừng lại, đi chậm hoặc nhanh hoặc nhắc lại khi cần để học một cách có hiệu quả theo nhịp độ cá nhân.
Có thông tin phản hồi đều đặn trong suốt quá trình học tập tạo cơ hội cho người học điều chỉnh, sửa chữa sự thực hiện của mình.
phản hồi đều đặn theo chu kỳ trong quá trình dạy học Khi nào người học chuyển sang học nội dung khác
Cung cấp cho mỗi người học có đủ thời gian cho phép để thông thạo hoàn toàn một công việc trước khi được phép chuyển sang học công việc tiếp sau.
-Thường đòi hỏi cả lớp hoặc nhóm người học trong cùng một lượng thời gian như nhau. Cả nhóm sau đó mới chuyển sang đơn vị học tập tiếp sau một khoảng thời gian cố định. Lúc đó có thể quá sớm hoặc quá muộn đối với
Trang 118
CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 4.1. Mục đích của việc thực nghiệm.
Khẳng định hướng đi đúng đắn và sự cần thiết của đề tài trên cơ sở lý luận và thực tiễn.
Nghiên cứu tính hiệu quả và khả năng áp dụng chương trình môn học sửa chữa động cơ ô tô theo tiếp cận NLTH
4.2. Đối tượng và thời gian tiến hành thực nghiệm
-Đối tượng thực nghiệm sư phạm bao gồm:
-Nhóm các sinh viên cao đẳng khoa Công nghệ ô tô, năm thứ hai ngành CN ô tô -Lựa chọn cặp lớp đối chứng và lớp thực nghiệm theo yêu cầu tương đương về các mặt sau:
- Học viên tương đương nhau: số lượng, độ tuổi
- Chất lượng học tập tương đương nhau, ví dụ cùng chuyên ngành
Lớp thực nghiệm, lớp đối chứng và lớp thực nghiệm do cùng một giáo viên phụ trách, thực hiện cùng một bài dạy theo hai phương pháp khác nhau. Lớp thực nghiệm dạy theo hướng tiếp cận NLTH, lớp đối chứng dạy theo chương trình đào tạo truyền thống
Trên cơ sở trên chúng tôi đã chọn các cặp lớp thực nghiệm, đối chứng sau: Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
TT
Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số Giáo viên
1 CĐ09ô tô1 30 CĐ09ô tô2 37 Nguyễn Tường Vi 2 CĐ09ô tô3 34 CĐ09ô tô4 32 Nguyễn Văn Thảo
Tổng 2 64 2 69 2
Trang 119 Thời gian thực hiện
Theo đúng tiến độ và lịch trình của môn học sửa chữa động cơ ô tô tại khoa CN ô tô
Các lớp Công nghệ ô tô (CĐ09ô tô1 và CĐ09ô tô2): từ ngày 15/8/2011 đến ngày 8/9/2011
Các lớp Công nghệ ô tô (CĐ09ô tô3 và CĐ09ô tô4): từ ngày 26/8/2011 đến ngày 17/9/2011
4.3 Cách thức tiến hành thực nghiệm
Các giáo viên thống nhất về khối lượng nội dung kiến thức, nội dung kiểm tra của hai lớp là như nhau thực nghiệm và đối chứng là như nhau.
- Giáo viên dạy lớp đối chứng theo chương trình truyền thống - Giáo viên dạy lớp thực nghiệm theo NLTH
Cuối mỗi bài dạy thực nghiệm và đối chứng đều tiến hành kiểm tra, đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh cuối đợt thực nghiệm, chúng tôi tiến hành điều tra ý kiến nhận xét của giáo viên, các chuyên gia và học viên về chương trình đào tạo theo NLTH (nội dung phiếu xin ý kiến được trình bày ở phần phụ lục)
4.4. Các bài thực nghiệm
Chúng tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm với 3 bài sau:
TT Tên bài Lý thuyết Thực hành 1 Khái niệm động cơđốt trong 2 8
2 Sửa chữa bơm dầu 3 7
3 Sửa chữa bộ điều tốc của bơm cao áp
3 7
Bảng 4-2: Các bài dạy thực nghiệm đánh giá
4.5. Kết quả thực nghiệm
4.5.1. Kết quảđiều tra của giáo viên.
Ngoài 2 phiếu phản hồi của hai giáo viên tham gia trực tiếp dạy thực nghiệm môn Quản trị mạng, chúng tôi còn nhận được 10 phiếu phản hồi của các giáo viên
Trang 120
đã được học và thực hành chương trình đào tạo theo tiếp cận NLTH (6 giáo viên khoa CN ô tô trường CĐN Công nghiệp Hà Nội, 4 giáo viên lớp cao học SPKT khóa 2009-2012). Kết quả như sau:
1. Tính khả thi của đề tài
Kết quả câu 1.1 : Khả năng chuẩn bị của giáo viên về nội dung kiến thức, nội dung bài kiểm tra, phương tiện kỹ thuật dạy học, học liệu,...
Tiêu chí Số giáo viên Tỷ lệ %
Tốt 8 80%
Bình thường 2 20%
Khó thực hiện 0 0
Không thực hiện 0 0
Bảng 4-3: Kết quả câu 1.1
Kết quả câu 1.2 : Khả năng vận dụng của đề tài để thiết kế các hoạt động của giáo viên và học viên cũng như sự phối hợp giữa hai hoạt động này
Tiêu chí Số giáo viên Tỷ lệ %
Tốt 9 90%
Bình thường 1 10%
Khó thực hiện 0 0
Không thực hiện 0 0
Bảng 4-4: Kết quả câu 1.2
Kết quả câu 1.3 : Khả năng sử dụng bài dạy cụ thể theo thiết kếđã đề xuất vào thực tiễn dạy học trên lớp
Tiêu chí Số giáo viên Tỷ lệ %
Tốt 10 100%
Bình thường 0 0
Khó thực hiện 0 0
Không thực hiện 0 0
Trang 121
Kết quả câu 1.4: Khả năng áp dụng kết hợp hình thức kiểm tra đánh giá của giáo viên với việc cho học viên tự kiểm tra đánh giá kết quả học học tập của mình sau mỗi bài học
Tiêu chí Số giáo viên Tỷ lệ %
Tốt 10 100%
Bình thường 0 0
Khó thực hiện 0 0
Không thực hiện 0 0
Bảng 4-6: Kết quả câu 1.4
Kết quả câu 1.5: Đánh giá về chương trình môn học sửa chữa động cơ ô tô theo hướng tiếp cận NLTH
Tiêu chí Số giáo viên Tỷ lệ % Giúp học viên tích cực nhận thức hơn 9 90%