7. Đóng góp mới của đề tài
3.2.1. Phân tích tình huống
Mục đích của phân tích tình huống là để xác định nhu cầu đào tạo. Đây là công việc hết sức cần thiết để việc đào tạo nghề gắn với nhu cầu của thị trường lao động, đặc biệt phương thức đào tạo nghề theo mô đun kỹ năng hành nghề là phải nhằm mục đích để sau khi học xong, học sinh có khả năng và có cơ hội để hành nghềđược.
Xác định nhu cầu trước hết là xác định tên và số lượng các nghề mà thị trường lao động đang đòi hỏi và sẽđòi hỏi. Việc đánh giá nhu cầu đào tạo không chỉ cần thiết đối với các nhà lập kế hoạch mà cần cả những người làm công tác đào tạo, đặc biệt trong cơ chế thị trường hiện nay. Đánh giá nhu cầu đào tạo trước hết phải phân tích vấn đề mất cân đối về đội ngũ nhân lực của từng địa phương, từng ngành cho đến thị trường lao
Trang 44
động của cả nước và có khi cảđến việc mở rộng hợp tác lao động với nước ngoài. Tiếp đến phải xuất phát từ phương pháp giá thành-hiệu quả để xác định nghề cần đào tạo trong xã hội cần hàng ngàn nghề nhưng không phải nghề gì cũng cần đào tạo, và có thểđào tạo. Do vậy cần phân biệt hai khái niệm nghềđào tạo và nghề xã hội, có những nghềđào tạo được ở trường, lớp dạy nghề, nhưng cũng có những nghề phải đào tạo tại vị trí sản xuất vì số lượng ít, hoặc thiết bị quá phức tạp, đắt tiền, không thể trang bị được cho nhà trường. Việc xác định nhu cầu đào tạo là một vấn đề hết sức quan trọng nhưng cũng rất phức tạp và cần được giải quyết ở tầm cỡ quốc gia đối với toàn bộ hệ thống dạy nghề. Tuy nhiên đối với dạy nghề ngắn hạn thì cần quan tâm nhiều đến nhu cầu đào tạo nghề trên địa bàn từng địa phương, và cần phối hợp với các cơ quan liên quan sử dụng đội ngũ nhân lực của địa phương, để có những số liệu dự báo phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Trong việc xác định nhu cầu đào tạo cũng cần xác định lĩnh vực ưu tiên cho đào tạo, đó là những lĩnh vực đang được ưu tiên phát triển trong hệ thống kinh tế quốc doanh hoặc những nghề có nhu cầu lớn và ổn định lâu dài.