Trong bối cảnh khó khăn về kinh tế trong nƣớc và thế giới hiên nay đã đặt ra những thách thức lớn đối với tập thể lãnh đạo, cán bộ, viên chức và ngƣời lao động của Đài THVN. Do vậy, để nâng cao hiệu quả cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu nói chung và Đài Truyền hình Việt Nam nói riêng thì Nhà nƣớc cần có chính sách ƣu đãi đối với các đơn vị này quán triệt từ trung ƣơng đến địa phƣơng.
- Cần quan tâm tới việc phân cấp và ủy quyền mạnh mẽ cho đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế một cửa, nhằm tạo quyền chủ động thực sự cho các đơn vị sự nghiệp nói chung và đặc biệt là cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực báo chí nói riêng trong quá trình tổ chức hoạt động.
- Hoàn thiện cơ chế chính sách tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu, sửa đổi bổ sung quy chế phân cấp quản lý biên chế, hợp đồng lao động, sắp xếp tổ chức bộ máy trong các đơn vị sự nghiệp có thu nhằm tạo quyền chủ động thực sự cho đơn vị trong quá trình hoạt động, cung ứng dịch vụ.
107
- Rà soát sửa đổi, ban hành kịp thời các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hành chính sự nghiệp, các quy định về quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện chế độ tự chủ tài chính cho phù hợp với điều kiện hiện nay.
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính về xã hội hóa, nhằm khuyến khích thúc đẩy, mở rộng các hình thức xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể thao và các lĩnh vực khác.
- Tăng cƣờng sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ ngành, các cơ quan hữu quan để xây dựng cơ chế tài chính của Đài THVN phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy định của pháp luật về NSNN và quy định khác của pháp luật liên quan.
- Đài Truyền hình Việt Nam đề nghị Bộ Tài chính phối hợp, trình Thủ tƣớng Chính phủ để Đài THVN đƣợc đánh giá lại giá trị tài sản và giao vốn của Nhà nƣớc cho Đài THVN, để Đài thực sự hoạt động theo cơ chế tài chính doanh nghiệp.
4.4.2 Đối với Đài Truyền hình Viê ̣t Nam
* Giữ vững định hƣớng, bám sát sự lãnh đạo của Đảng và chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, tuyên truyền, cổ vũ các bộ, ngành, địa phƣơng, doanh nghiệp và nhân dân thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội; thông tin kịp thời các sự kiện quan trọng của đất nƣớc và thế giới. Song song với việc nâng cao chất lƣợng chƣơng trình, tạo bƣớc đột phá trong công tác thể hiện trên các kênh sóng, nhất là về âm thanh, ánh sáng theo hƣớng hiện đại, chuyên nghiệp.
- Tập trung nguồn lực đầu tƣ chuyển đổi căn bản công nghệ kỹ thuật của Đài THVN, xây dựng quy trình sản xuất chƣơng trình theo hƣớng số hóa, đồng bộ và hiện đại, kết hợp với việc hoàn thiện hệ thống kỹ thuật sản xuất và phát sóng của trung tâm mới. Hợp tác liên kết đẩy nhanh lộ trình phát triển mạng truyền dẫn số mặt đất trên toàn quốc.
* Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện mô hình quản lý, cơ chế chính sách phù hợp với yêu cầu hoạt động và phát triển của Đài. Tập trung hoàn thành đề án xây dựng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO tại các đơn vị trong Đài và thực hiện hiệu quả việc xử lý công việc qua mạng, tạo bƣớc chuyển căn bản và nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành.
108
- Nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ và điều hành kế hoạch thu, chi theo Quy chế quản lý tài chính của Đài THVN và giao khoán thu, chi cho các đơn vị trực thuộc.
- Tăng cƣờng công tác giám sát và quản lý vốn tại các doanh nghiệp, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ để từng bƣớc cùng với quảng cáo tạo ra nguồn thu vững chắc, ổn định cho Đài.
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ truyền thông, cùng với quá trình hội nhập kinh tế thế giới, đòi hỏi ngành truyền hình phải không ngừng nâng cao chất lƣợng phục vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trƣờng, cũng nhƣ xây dựng cho mình một thƣơng hiệu lớn mạnh, bền vững và uy tín.
Trƣớc yêu cầu đó đòi hỏi Đài THVN phải có một đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn cao đáp ứng đƣợc yêu cầu của công việc. Do vậy đào tạo nguồn nhân lực mới cho ngành truyền hình phù hợp với tốc độ phát triển cuả truyền hình trong khu vực và trên thế giới là một trong những vấn đề trọng tâm của Đài.
Để cơ chế tự chủ phát huy ý nghĩa đổi mới tích cực của nó, mỗi đơn vị trong toàn bộ Đài THVN cần phát huy và nâng cao đƣợc vai trò, tránh nhiệm, sự sáng tạo, gắn bó của ngƣời lao động đối với tổ chức. Điều này đòi hỏi đến vai trò, trách nhiệm, năng lực quản lý của những ngƣời lãnh đạo. Cần biết kết hợp hài hoà giữa lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân, đảm bảo đạt đƣợc mục tiêu tổng thể của đơn vị đã đề ra trong quá trình tăng trƣởng phát triển nhƣng cũng không ngừng nâng cao thu nhập, cải tiến môi trƣờng làm việc, chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời lao động. Điều đó đòi hỏi quá trình đánh giá, sắp xếp, bồi dƣỡng, bổ nhiệm cán bộ cần thiết phải nghiêm túc và đúng đắn. Bộ máy tổ chức, quản lý của đơn vị hợp lý, gọn nhẹ sẽ giúp cho chất lƣợng công việc đƣợc nâng cao, góp phần tiết kiệm chi tiêu, giúp ngƣời lao động có điều kiện nâng cao và phát huy năng lực, sáng tạo cá nhân, tinh thần ổn định để xác định gắn bó lâu dài đóng góp cho sự phát triển của đơn vị.
Là một đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngôn luận, mỗi biên tập viên cũng nhƣ các cán bộ công chức của Đài, đặc biệt là hàng ngũ lãnh đạo đòi hỏi
109
càng phải nâng cao hơn nữa nhận thức chính trị, tƣ duy kinh tế và vai trò của các mối quan hệ kinh tế quốc tế cũng nhƣ nền văn hoá của các nƣớc trên thế giới. Từ đó mới có thể truyền tải đƣợc đúng đắn, chính xác các thông tin trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế tới khán giả truyền hình trong và ngoài nƣớc.
Xây dựng các quy định về tổ chức, về tiêu chuẩn cán bộ, về mối quan hệ của Đài THVN với các Bộ, ngành và với các tổ chức truyền hình quốc tế.
Xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy của Đài THVN theo chức năng và nhiệm vụ đƣợc giao; đổi mới tổ chức và công tác quản lý khối biên tập, khối đào tạo, khối kỹ thuật... phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam và xu thế phát triển của truyền hình hiện đại. Thành lập thêm cơ quan thƣờng trú của Đài tại một số khu vực quan trọng trên thế giới nhằm tăng cƣờng hoạt động thông tin quốc tế và phục vụ cộng đồng ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài.
* Phát triển nguồn nhân lực:
- Từng bƣớc tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức; xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực truyền hình phù hợp với chức năng, nhiệm vụ Đài Truyền hình Việt Nam và thực tế phát triển của hệ thống truyền hình Việt Nam.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực phù hợp với trình độ phát triển của lĩnh vực truyền hình; cải tiến hình thức và nâng cao chất lƣợng đào tạo, kết hợp các hình thức đào tạo trong nƣớc và ngoài nƣớc với một tỷ lệ hợp lý; chú trọng đào tạo, bồi dƣỡng toàn diện về lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học, chuyên môn, nghiệp vụ, bảo đảm đáp ứng đƣợc nhiệm vụ đƣợc giao và chủ động nguồn cán bộ quản lý cho Đài Truyền hình Việt Nam.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch bổ sung nguồn nhân lực, bảo đảm số lƣợng hợp lý và chất lƣợng ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu của Đài và xu thế phát triển truyền hình hiện đại.
Bên cạnh đó việc đầu tƣ cơ sở vật chất, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất chƣơng trình và truyền dẫn phát sóng cũng hết sức cần thiết nhằm đem lại sản phẩm truyền hình có chất lƣợng cao, mang lại nguồn thu cho Đài.
110
KẾT LUẬN
Trong xu thế phát triển của xã hội, truyền hình ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Nhu cầu của xã hội về dịch vụ truyền hình ngày càng nâng cao cả về số lƣợng và chất lƣợng. Tuy nhiên, nguồn lực của ngân sách nhà nƣớc có hạn, trong khi nhà nƣớc phải thực hiện nhiều mục tiêu mũi nhọn khác để đảm bảo phát triển kinh tế và công bằng xã hội. Khuyến khích các đơn vị sự nghiệp công tự chủ tài chính, khai thác tiềm năng tăng nguồn thu là xu thế tất yếu khách quan.
Trải qua một thời gian dài thực hiện thí điểm khoán thu chi, năm 2008 Chính phủ đã cho Đài Truyền hình Việt nam đƣợc thực hiện cơ chế quản lý tài chính nhƣ đối với doanh nghiệp. Những kết quả đạt đƣợc trong việc thực hiện công tác quản lý tài chính tại Đài THVN đã phần nào đáp ứng đƣợc yêu cầu mới trong nền kinh tế. Song để thúc đẩy chuyển đổi cơ chế quản lý tài chính nhƣ cơ chế của doanh nghiệp tại Đài Truyền hình Việt Nam thì cần các giải pháp hoàn thiện. Vì vậy luận văn đã tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về cơ chế tự chủ tài chính áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp có thu.
- Phân tích thực trạng công tác quản lý tài chính và tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính ở Đài THVN trong thời gian qua. Từ đó nêu lên một số kết quả đã đạt đƣợc và hạn chế của công tác thực hiện tự chủ tài chính tại Đài THVN, chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế này.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở Đài THVN nhƣ đối với doanh nghiệp theo tinh thần Nghị định số 18/2008/NĐ- CP và thông tƣ hƣớng dẫn số 09/2009/TT-BTC.
Trong khuôn khổ giới hạn của luận văn, khả năng trình độ của tác giả, việc nghiên cứu luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết về nội dung, phƣơng pháp tiếp cận. Tác giả hy vọng những vấn đề đƣợc nêu trong luận văn có thể đóng góp trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Đài THVN trong giai đoạn hiện nay.
111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt
1. Alan, 1979. Tài chính công – lý thuyết và thực tiễn;
2. Bộ Tài chính, 2003. Báo cáo tham luận của các bộ và địa phương tổng kết triển khai thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/12/2002 của chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp công lập có thu và quyết định 192/2001/QĐ-TTG ngày 17/2/2001 của Thủ tướng chính phủ về mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý tài chính đối với cơ quan hành chính sự nghiệp ở Hà Nội;
3. Bộ Tài chính – Vụ Ngân sách nhà nƣớc, 2005. Báo cáo kết quả khảo sát kinh nghiệm của Hungary và Cộng Hòa Liên bang Đức trong quản lý tài chính ngân sách. 4. Bộ Tài chính, 2009. Thông tư số 09/2009/TT-BTC ngày 21/1/2009 hướng dẫn
cơ chế quản lý tài chính đối với Đài THVN.
5. Bộ Tài chính, 2009. Thông tư 242/2009/TT-BTC ngày 30/12/2009 về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác ban hành kèm theo Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 05/02/ 2009 của Chính phủ;
6. Bộ Tài chính, 2009. Thông tư 245/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của quy định thực hiện một số nội dung của Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ;
7. Bộ Tài chính, 2010. Thông tư 117/2010/TT-BTC ngày 05/8/2010 về việc hướng dẫn quy chế tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
8. Phan Thị Cúc, 2002. Đổi mới quản lý tài chính ở đơn vị hành chính sự nghiệp có thu; 9. Chính phủ, 2002. Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 quy định chi
tiết thi hành Luật Báo chí; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí;
10. Chính phủ, 2008. Nghị định 18/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài THVN;
112
11. Chính phủ, 2009. Nghị định số 09/2009/NĐ ngày 05/02/2009 ban hành Quy chế quản lý tài chính công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác;
12. Chính phủ, 2009. Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/06/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý tài sản nhà nước;
13. Chính phủ, 2010. Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp;
14. Thủ tƣớng chính phủ, 2011. Quyết định số 20/1011 về ban hành quy chế quản lý hoạt động truyền hình trả tiền.
15. Chính phủ, 2013. Nghị định 43/ 2006/ NĐ-CP của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
16. Nguyễn Thị Hƣơng, 2014. Luận án tiến sỹ Quản lý tài chính tại Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học;
17. Bùi Thị Minh Huyền, 2003. Một số vấn đề cơ bản về tài chính công và cải cách tài chính công;
18. Lê Chi Mai, 2003. Tăng cƣờng cải cách tài chính công nhằm thúc đẩy cải cách hành chính
19. Trần Minh Tá và Bạch Thị Minh Huyền, 1996. Đổi mới chính sách và cơ chế quản lý tài chính, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nƣớc; 20. Quốc hội, 1998. Luật báo chí ngày 28/12/1998;
21. Quốc hội, 1999. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12/6/1999;
22. Quốc hội, 2005. Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
23. Quốc hội, 2008. Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước số 69/2008/QH12 ngày 2/6/2008;
II. Website
24. www.docs.vn