Các nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở đài truyền hình việt nam (Trang 36)

1.4.2.1 Thị trường đầu vào của đơn vị sự nghiệp

ĐVSN là một cơ quan nhà nƣớc nên phải tuân thủ các quy định của Nhà nƣớc về chi tiêu. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trƣờng, các ĐVSN phải mua các vật tƣ, thiết bị, máy móc theo giá thị trƣờng. Nếu giá cả thị trƣờng biến động lên, ĐVSN rất khó khăn trong việc đi xin kinh phí bổ sung, bởi nguồn kinh phí Nhà nƣớc cấp đƣợc ổn định cho một số năm. Trong trƣờng hợp này, các ĐVSN buộc

28

phải thắt lƣng, buộc bụng cố gắng chi dùng trong số tiền đƣợc cấp. Để tránh tình thế khó khăn đó, các ĐVSN có xu hƣớng đấu tranh để các định mức chi tiêu nới rộng hơn thực tế chút ít, hoặc luận chứng để đƣợc hƣởng khoản kinh phí nhiều hơn ngay từ đầu. Sự đan xen giữa cơ chế thị trƣờng và cơ chế quản lý chi tiêu của Nhà nƣớc là yếu tố gây khó khăn rất lớn cho quản lý tài chính trong các ĐVSN.

Bản thân chế độ lƣơng của cán bộ, công nhân viên trong các ĐVSN cũng là cả một vấn đề phức tạp. Một mặt, các ĐVSN phải trả lƣơng cho ngƣời làm việc trong cơ quan mình theo bảng và thang lƣơng của Nhà nƣớc; mặt khác, các đơn vị này phải tìm cơ chế cho cán bộ, công nhân viên có thu nhập thêm, ít nhất cũng ngang bằng các đơn vị khác để giữ ngƣời giỏi. Lấy tiền ở đâu để tăng thu nhập cho ngƣời lao động trong các ĐVSN là bài học nan giải trong các ĐVSN hiện nay. Hơn nữa, các ĐVSN, nhất là các viện nghiên cứu, các trƣờng đại học, các bệnh viện..., là nơi đòi hỏi các chuyên gia có trình độ cao. Nếu không có chế độ lƣơng thỏa đáng thì không có đƣợc đội ngũ chuyên gia nhƣ vậy. Để khắc phục khó khăn này, nhiều ĐVSN tổ chức thêm các hoạt động dịch vụ ngoài luồng, cho phép ngƣời lao động tranh thủ làm thêm ở nhà v.v. Tình trạng này càng làm cho quản lý tài chính trong các ĐVSN càng khó khăn hơn.

1.4.2.2 Thị trường đầu ra của đơn vị sự nghiệp

Các ĐVSN cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho xã hội theo hai phƣơng thức: độc quyền hoặc cạnh tranh. Đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ độc quyền nhƣ đài phát thanh, truyền hình, kiểm tra chất lƣợng, văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao…thì quản lý tài chính theo chế độ của Nhà nƣớc thuận lợi hơn, nhƣng cũng thƣờng vấp phải vấn đề trì trệ, lạc hậu của định mức, chính sách do sự quan liêu của các cơ quan ban hành chính sách và sức ép của các đơn vị cung ứng dịch vụ sự nghiệp vì không có đối chứng so sánh. Với các ĐVSN độc quyền, Nhà nƣớc cần tăng cƣờng vai trò hƣớng dẫn và giám sát của các cơ quan chức năng cấp trên.

Đối với các ĐVSN cung cấp dịch vụ và sản phẩm chịu sự cạnh tranh của cơ sở tƣ nhân thì quản lý tài chính đối với ĐVSN buộc phải thay đổi nhanh hơn theo cơ chế thị trƣờng, nếu không ĐVSN sẽ không tồn tại đƣợc cả về hai phía: hoặc định

29

mức không đủ để cung cấp dịch vụ với chất lƣợng cạnh tranh thì hoạt động của ĐVSN sẽ èo uột, thậm chí chết yểu; hoặc định mức quá cao sẽ dẫn đến lãng phí, phi hiệu quả. Vì thế, đối với các ĐVSN cung ứng sản phẩm, dịch vụ có tính cạnh tranh, Nhà nƣớc cần mở rộng tƣơng đối quyền tự chủ cho đơn vị, đi đôi với quy định chế độ tự chịu trách nhiệm. Một trong những loại hình cơ chế nhƣ vậy là khoán chi tài chính.

1.4.2.3 Cơ chế, chính sách quản lý của nhà nước

Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc là toàn bộ các chính sách, chế độ chi tài chính thống nhất trong các cơ quan nhà nƣớc mà các ĐVSN phải tuân thủ. Trong cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc, các công cụ về định mức chi tiêu, danh mục đƣợc phép chi tiêu, quy trình xét duyệt và cấp ngân sách, phân cấp quản lý chi tài chính công... có vai trò quan trọng. Thông qua cơ chế quản lý tài chính, Nhà nƣớc kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng các nguồn lực tài chính công trong các ĐVSN. Chính vì thế, cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc là cơ sở, nền tảng của quản lý tài chính trong các ĐVSN. Tính chất tiến bộ hay lạc hậu của cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc ảnh hƣởng trực tiếp đến quản lý tài chính trong các ĐVSN.

Một mặt, cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc tạo ra môi trƣờng pháp lý cho việc tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động của đơn vị. Nó đƣợc xây dựng dựa trên quan điểm định hƣớng về chính sách quản lý ĐVSN trong từng giai đoạn cụ thể của Nhà nƣớc nhằm cụ thể hóa các chính sách đó. Cơ chế này sẽ vạch ra các khung pháp lý về mô hình quản lý tài chính của ĐVSN, từ việc xây dựng các tiêu chuẩn, định mức, các quy định về lập dự toán, điều chỉnh dự toán, cấp phát kinh phí, kiểm tra, kiểm soát,.đến quyết toán kinh phí, nhằm phát huy tối đa hiệu quả quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc có tính đến quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị. Do đó, nếu cơ chế tài chính phù hợp sẽ tạo điều kiện tăng cƣờng và tập trung nguồn lực tài chính, đảm bảo sự linh hoạt, năng động và hữu hiệu của các nguồn lực tài chính, giúp cho ĐVSN thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn đƣợc giao. Ngƣợc lại, nếu các định mức quá lạc hậu, quy trình cấp phát và kiểm tra quá rắc rối, phức tạp thì không chỉ chi phí quản lý tài chính tăng, mà

30

còn gây tình trạng che dấu, biến báo các khoản chi cho hợp lệ, hoặc quản lý tài chính không theo kịp hoạt động chuyên môn trong các ĐVSN.

Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc đối với ĐVSN có tác động đến chƣơng trình chi tiêu ngân sách quốc gia, ảnh hƣởng lớn đến việc thực hiện các chƣơng trình, mục tiêu quốc gia về hoạt động sự nghiệp. Vì vậy, cơ chế tài chính đó nếu đƣợc thiết lập phù hợp, hiệu quả sẽ đảm bảo cung ứng đủ nguồn kinh phí cho hoạt động chuyên môn, tránh đƣợc thất thoát, lãng phí các nguồn lực tài chính, đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả, tạo tiền đề vật chất cho việc thực hiện tốt các chƣơng trình quốc gia về hoạt động sự nghiệp. Ngƣợc lại, nếu cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc không phù hợp sẽ làm cho các chƣơng trình đƣợc thực hiện không nhƣ mong muốn, thậm chí làm cho chƣơng trình phá sản.

Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc đóng vai trò nhƣ một cán cân công lý, đảm bảo sự công bằng, hợp lý trong việc tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính giữa các lĩnh vực hoạt động sự nghiệp khác nhau, cũng nhƣ giữa các ĐVSN trong cùng một lĩnh vực. Nhờ đó, các ĐVSN dù hoạt động ở đâu, lĩnh vực nào cũng đƣợc quan tâm, tạo điều kiện phát triển tƣơng xứng với yêu cầu của xã hội đối với lĩnh vực đó và tiềm lực kinh tế của quốc gia đó.

Mặt khác, cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc vạch ra hành lang pháp lý cho ĐVSN nhƣng nếu các cơ chế này không phù hợp sẽ trở thành hàng rào trói buộc, cản trở đến quá trình tạo lập và sử dụng nguồn lực tài chính của ĐVSN, ảnh hƣởng xấu đến kết quả hoạt động chuyên môn của đơn vị. Nếu cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc sơ hở, lỏng lẻo có thể làm hao tổn ngân sách nhà nƣớc, thất thoát, lãng phí các nguồn lực tài chính khác mà không đạt đƣợc mục tiêu chính trị, xã hội đã định.

31

CHƢƠNG 2:

PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.1 Cơ sở phƣơng pháp luận

Cơ sở phƣơng pháp luận đƣợc sử dụng trong đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng đƣợc sử dụng để nghiên cứu xem xét hiện tƣợng, trạng thái vận động khoa học, khách quan của đối tƣợng nghiên cứu. Sử dụng phƣơng pháp này cho thấy mọi sự vật hiện tƣợng không tồn tại một cách độc lập, tách rời mà chúng tồn tại trong mối liên hệ phổ biến với các hiện tƣợng sự vật xung quanh. Cơ chế quản lý tài chính có liên quan đến nhiều yếu tố nhƣ trình độ chuyên môn, các chính sách của nhà nƣớc, trang thiết bị phục vụ, yếu tố văn hoá, các tổ chức và cơ quan hữu quan khác nhƣ : cơ quan kiểm toán, các tổ chức ngân hàng, các doanh nghiệp...

2.1.2 Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu

Đây là phƣơng pháp dựa trên nguồn thông tin thu thập đƣợc từ những tài liệu trƣớc đây nhằm xây dựng cơ sở luận cứ để chứng minh các giả thuyết. Thực hiện phƣơng pháp này, luận văn đã tiến hành thu thập phân tích, đánh giá các tài liệu thứ cấp từ các nguồn sau: các quy định của nhà nƣớc, các báo cáo của bộ ngành, sách, báo, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, các báo cáo khoa học có liên quan tới cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp nói chung và đối với Đài THVN nói riêng. Nguồn tài liệu thứ cấp cũng đƣợc thu thập từ các báo cáo, các tài liệu thống kê chính thức của Ban Giám đốc, ban Kế hoạch Tài chính và các ban chức năng của Đài, các đơn vị trực thuộc Đài.

2.1.3 Phƣơng pháp xử lý số liệu:

+ Phƣơng pháp thống kê, mô tả: Luận văn sử dụng phƣơng pháp này để tập

hợp, sắp xếp số liệu thu thập đƣợc dƣới dạng bảng biểu, mô hình, đồ thị theo các tiêu chí, tiêu thức phù hợp làm căn cứ cho việc so sánh, phân tích đánh giá.

32

Bảng thống kê: Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, lôgíc nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trƣng về mặt lƣợng của các hiện tƣợng nghiên cứu. Bảng thống kê đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp cho việc phân tích thống kê đƣợc thuận lợi, rõ ràng. Các số liệu đã thu thập đƣợc sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phƣơng pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tƣợng nghiên cứu. Các loại bảng đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cả bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phƣơng pháp so sánh: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng ở chƣơng 3, nhằm

để so sánh mức độ thực hiện các nội dung trong công tác quản lý tài chính giữa các thời kỳ trƣớc và sau khi thực hiện áp dụng cơ chế tài chính tự chủ tại Đài THVN. Trên cơ sở so sánh đó đƣa ra các nhận định, đánh giá về thực trang hoạt động tài chính của ĐTHVN qua các giai đoạn.

+ Phƣơng pháp phân tích tổng hợp: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để

phân tích đánh giá số liệu thống kê, từ đó rút ra các nhận xét đánh giá khách quan chính xác thực trạng công tác quản lý tài chính của Đài THVN trong thời gian qua. Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ làm rõ các đặc trƣng, xu hƣớng phát triển của hiện tƣợng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã đƣợc thu thập, xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Quá trình phân tích phải xác định cụ thể các mức độ của hiện tƣợng, xu hƣớng biến động cũng nhƣ tính chất và mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa các hiện tƣợng, để từ đó rút ra đƣợc những kết luận khoa học về bản chất cũng nhƣ tính quy luật của hiện tƣợng nghiên cứu; dự báo quá trình tiếp theo của hiện tƣợng trong thời gian ngắn.

2.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Bƣớc 1: Bằng việc nghiên cứu tổng quan các tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, tác giả sẽ tiến hành hệ thống hóa để hình thành khung lý thuyết về cơ chế quản lý tài chính làm căn cứ cho phân tích thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại Đài THVN.

33

Bƣớc 2: Trên cơ sở khung lý thuyết, tiến hành điều tra khảo sát, thu thập số liệu, sử dụng các công cụ thống kê để phản ánh, đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại Đài THVN.

Bƣớc 3: Phân tích các dữ liệu thu thập đƣợc, kết hợp với ý kiến của chuyên gia để rút ra các ƣu điểm cũng nhƣ hạn chế và nguyên nhân của cơ chế quản lý tài chính tại Đài THVN.

Bƣớc 4: Trên cơ sở phân tích hạn chế và nguyên nhân, đề tài sẽ đề xuất các

34

CHƢƠNG 3:

THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

3.1 CƠ CẤU TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM: VIỆT NAM:

3.1.1 Quá trình phát triển của Đài truyền hình Việt Nam

Ngày 7 tháng 9 năm 1970, Đài Truyền hình Việt Nam đã phát sóng chƣơng trình đầu tiên. Từ đó ngày 7/9 đƣợc coi là ngày truyền thống của Đài THVN. 45 năm, đó là quãng thời gian Đài truyền hình Việt Nam trải qua nhiều thử thách và đã không ngừng đổi mới, trƣởng thành. Những năm gần đây, Đài truyền hình Việt Nam đã có nhiều bƣớc phát triển mang tính đột phá đƣợc khán giả truyền hình cả nƣớc ghi nhận và yêu mến.

Đài Truyền hình Việt Nam giữ vững vai trò là Đài Truyền hình Quốc gia, làm tốt nhiệm vụ cung cấp thông tin, tuyên truyền chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, là diễn đàn của nhân dân; thực hiện chức năng giáo dục, góp phần nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân; tăng cƣờng thông tin đối ngoại, mở rộng hợp tác quốc tế, đồng thời đấu tranh có hiệu quả với các luận điệu phản động, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc, chống chế độ của các thế lực thù địch.

Đài Truyền hình Việt Nam đã không ngừng đổi mới, tăng thời lƣợng và nâng cao chất lƣợng các chƣơng trình truyền hình, mở rộng phạm vi phủ sóng, đặc biệt chú trọng vùng sâu, vùng xa, vùng lõm.

- Thời lƣợng các kênh phát sóng, chƣơng trình của Đài Truyền hình Việt Nam tăng đáng kể, hiện nay thời lƣợng phát sóng các kênh quốc gia đạt 144giờ/ngày (Kênh VTV1, VTV2, VTV3, VTV4, VTV5 phát sóng 24 giờ/ngày, VTV6: 18 giờ/ngày).

Các chƣơng trình thời sự, chính luận của VTV1 đã trở thành kênh thông tin chủ lực, giữ vai trò chủ đạo, định hƣớng dƣ luận trƣớc những sự kiện quan trọng,

35

phức tạp trong nƣớc và quốc tế. Các chƣơng trình văn hoá, giáo dục, giải trí của VTV2, VTV3, VTV6 có tác động xã hội lớn, đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Kênh VTV5 là kênh truyền hình duy nhất của quốc gia dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số với những nội dung phong phú, thiết thực, góp phần đáng kể tăng cƣờng mối đoàn kết các dân tộc. Về đối ngoại, kênh VTV4 trở thành kênh truyền hình chính thống có độ tin cậy cao của cộng đồng ngƣời Việt trên thế giới.

- Các kênh chƣơng trình khu vực VTV-Huế, VTV-Đà Nẵng, VTV-Phú Yên, VTV9-TP HCM và VTV - Cần Thơ phát sóng từ 12-18 giờ/ngày là các kênh chƣơng trình thông tin kinh tế, văn hóa mang bản sắc vùng miền; đồng thời làm tăng tính toàn diện, tính toàn quốc trên chƣơng trình quốc gia. Các Trung tâm truyền hình Việt Nam tại các khu vực tập trung phản ánh về các vấn đề của các địa phƣơng theo định hƣớng chung của Đài Truyền hình Việt Nam.

Truyền hình Việt Nam còn phát triển nhanh truyền hình cáp hữu tuyến, DTH công nghệ hiện đại, tính chuyên nghiệp ngày càng cao. Càng ngày, chất lƣợng chƣơng trình trên các kênh đều đƣợc nâng cao cả về nội dung và kỹ thuật. Kế tục

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở đài truyền hình việt nam (Trang 36)