Giải pháp về quản lý vốn và tài sản:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở đài truyền hình việt nam (Trang 95 - 102)

4.3.1.1 Giải pháp quản lý và sử dụng các nguồn vốn:

87

- Vốn cấp trực tiếp từ NSNN cho Đài THVN và các doanh nghiệp trực thuộc Đài THVN khi mới thành lập và trong quá trình hoạt động;

- Vốn Nhà nƣớc đƣợc tiếp nhận từ nơi khác chuyển đến theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

- Giá trị các khoản viện trợ, quà biếu, quà tặng, tài sản vô chủ, tài sản dôi thừa khi kiểm kê tài sản của Đài THVN;

- Giá trị quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất và các khoản khác đƣợc tính vào vốn nhà nƣớc theo quy định của pháp luật;

- Vốn bổ sung từ lợi nhuận sau thuế của các hoạt động kinh doanh, quảng cáo, dịch vụ truyền hình và dịch vụ khác.

2. Vốn huy động:

Vốn vay của tổ các tổ chức, tín dụng, tổ chức tài chính, các cá nhân trong và ngoài nƣớc và các hình thức huy động khác mà pháp luật không cấm.

3. Vốn do Đài THVN đầu tƣ vào các doanh nghiệp khác, bao gồm:

- Vốn bằng tiền, giá trị quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất, giá trị các tài sản khác của Đài THVN hoặc các doanh nghiệp trực thuộc Đài THVN đầu tƣ hoặc góp vốn vào doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật và quy định tại Thông tƣ này;

- Vốn từ ngân sách nhà nƣớc đầu tƣ góp vào doanh nghiệp khác giao cho Đài THVN hoặc các doanh nghiệp thuộc Đài THVN quản lý;

- Giá trị vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp do Đài THVN làm đại diện chủ sở hữu;

- Lợi tức và các khoản đƣợc chia khác do Đài THVN, doanh nghiệp thuộc Đài THVN góp vốn vào doanh nghiệp khác dùng để tái đầu tƣ tại doanh nghiệp.

- Các loại vốn khác theo quy định của pháp luật hiện hành. 4. Giao vốn Nhà nƣớc đầu tƣ cho Đài THVN:

- Bên giao vốn: Bộ Tài chính thực hiện việc giao vốn cho Đài THVN theo uỷ quyền của Chính phủ; Tổng Giám đốc Đài THVN giao vốn cho các doanh nghiệp thuộc Đài THVN.

88

- Phƣơng thức giao vốn thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp và các quy định hiện hành của Nhà nƣớc.

5. Đài THVN phải bảo toàn phát triển vốn của Nhà nƣớc tại Đài THVN: - Đài THVN phải có trách nhiệm bảo toàn vốn của Nhà nƣớc, thực hiện chế độ quản lý, sử dụng vốn, tài sản, chế độ phân phối lợi nhuận, chế độ quản lý tài chính, tài sản, chế độ kế toán theo quy định của Nhà nƣớc đối với doanh nghiệp, phù hợp với đặc điểm hoạt động của Đài THVN.

- Xử lý kịp thời giá trị tài sản tổn thất, các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo quy định và phải trích lập các khoản dự phòng rủi ro sau:

+ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: + Dự phòng các khoản phải thu khó đòi;

+ Dự phòng tổn thất các khoản đầu tƣ tài chính;

Giao cho thủ trƣởng các đơn vị thuộc Đài THVN đƣợc trích trƣớc vào chi phí hoạt động kinh doanh của đơn vị các khoản dự phòng.:

+ Đối với các đơn vị có chức năng, nhiệm vụ mua bán, kinh doanh vật tƣ, hàng hoá, sản phẩm đƣợc trích lập Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

+ Đối với các đơn vị có chức năng, nhiệm vụ hoạt động đầu tƣ tài chính đƣợc trích lập Dự phòng tổn thất các khoản đầu tƣ tài chính

+ Đối với các đơn vị có chức năng, nhiệm vụ hoạt động có thu đƣợc trích lập dự phòng phải thu khó đòi

Thủ trƣởng các đơn vị thuộc Đài quyết định thành lập Hội đồng để thẩm định mức trích lập các khoản dự phòng và xử lý tổn thất thực tế của vật tƣ hàng hoá tồn kho, các khoản đầu tƣ tài chính, các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo quy định tại Thông tƣ 228/2009/TT-BTC và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

- Các biện pháp khác về bảo toàn vốn Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật hiện hành.

6. Quyền, nghĩa vụ trong việc sử dụng vốn:

- Đài THVN đƣợc chủ động sử dụng vốn Nhà nƣớc giao, các loại vốn khác, các Quỹ do đơn vị quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và chịu

89

trách nhiệm về việc bảo toàn, phát triển vốn, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Đài THVN trực tiếp quản lý vốn, nguồn vốn đối với các đơn vị hạch toán phụ thuộc của Đài; Đài THVN làm chủ sở hữu phần vốn đầu tƣ vào doanh nghiệp trực thuộc Đài THVN theo quy định của Luật doanh nghiệp, theo dõi giám sát tình hình hoạt động kinh doanh, tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trực thuộc Đài theo quy định của pháp luật, thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

- Việc sử dụng vốn do huy động để kinh doanh, dịch vụ của Đài THVN phải thực hiện theo nguyên tắc tự chịu trách nhiệm hoàn trả, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn huy động, không làm thay đổi hình thức sở hữu.

- Đối với nhiệm vụ chính trị đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ giao, trên cơ sở đề án đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt, Đài THVN có trách nhiệm xây dựng dự án và tổ chức thực hiện.

7. Về quản lý vốn Nhà nƣớc đầu tƣ vào các doanh nghiệp, Công ty khác: - Đài THVN đƣợc phép sử dụng vốn, tài sản thuộc quyền quản lý của Đài THVN để đầu tƣ vào các doanh nghiệp khác, phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Đài THVN và phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành và quy định tại Thông tƣ này, đảm bảo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, tăng thu nhập và không làm ảnh hƣởng đến mục tiêu hoạt động và thực hiện nhiệm vụ chính trị đƣợc giao của Đài THVN.

Việc đầu tƣ vào các doanh nghiệp khác có liên quan đến đất đai, Đài THVN phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật về đất đai và các văn bản hƣớng dẫn hiện hành .

- Tỷ lệ góp vốn đầu tƣ vào doanh nghiệp khác không quá 15% tổng giá trị tài sản trên báo cáo tài chính đƣợc công bố quý gần nhất của Đài THVN.

- Tổng Giám đốc Đài THVN quyết định các dự án đầu tƣ vào các doanh nghiệp khác .

90

- Đài THVN thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn đầu tƣ vào doanh nghiệp khác theo quy định hiện hành của Nhà nƣớc về Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nƣớc và quản lý vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào doanh nghiệp khác và quy định tại Thông tƣ 09/2009/TT-BTC ngày 21/9/2009.

- Các trƣờng hợp Đài THVN không đƣợc phép đầu tƣ vốn hoặc góp vốn với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác do bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của Tổng Giám đốc là ngƣời quản lý hoặc điều hành doanh nghiệp đó; Không đƣợc đầu tƣ mua cổ phần, mua trái phiếu, chứng khoán hoặc mua lại một công ty khác .

8. Quản lý các khoản nợ phải thu:

Trách nhiệm của Đài THVN trong việc quản lý nợ phải thu:

- Xây dựng và ban hành quy chế quản lý các khoản nợ phải thu, phân công và xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc theo dõi, thu hồi thanh toán các khoản công nợ;

- Theo dõi các khoản nợ theo từng đối tƣợng nợ; thƣờng xuyên phân loại các khoản nợ (nợ luân chuyển, nợ khó đòi, nợ không có khả năng thu hồi), đôn đốc thu hồi nợ.

- Đài THVN có trách nhiệm xử lý nợ phải thu không có khả năng thu hồi. Số nợ không có khả năng thu hồi (sau khi trừ tiền bồi thƣờng của cá nhân, tập thể có liên quan) đƣợc bù đắp bằng khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính, nếu còn thiếu thì hạch toán vào chi phí của Đài THVN. Số tiền nợ thu hồi đƣợc hạch toán vào doanh thu của Đài THVN.

9. Quản lý các khoản nợ phải trả:

Đài THVN chịu trách nhiệm trong việc quản lý các khoản nợ phải trả:

- Hàng tháng, Đài THVN có trách nhiệm đánh giá, xác định khả năng thanh toán nợ theo các hợp đồng thực hiện việc thanh toán nợ đúng hạn.

- Khoản chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh trong kỳ, số dƣ nợ ngoại tệ phải trả cuối năm tài chính đƣợc xử lý nhƣ sau:

91

+ Đối với các đơn vị đang hoạt động thì toàn bộ chênh lệch tỷ giá (kể cả đối với khoản vay đầu tƣ) đƣợc hạch toán vào chi phí hoặc doanh thu hoạt động tài chính. Trƣờng hợp hạch toán vào chi phí mà đơn vị bị lỗ thì phân bổ một phần cho năm sau, nhƣng mức phân bổ vào chi phí trong năm tối thiểu phải bằng chênh lệch tỷ giá các khoản nợ đến hạn phải trả.

+ Đối với các đơn vị đang đầu tƣ, chƣa kinh doanh thì toàn bộ chênh lệch tỷ giá đƣợc phản ánh luỹ kế trên bảng cân đối kế toán; khi hoàn thành đầu tƣ đƣợc kết chuyển toàn bộ vào chi phí hoạt động tài chính hoặc doanh thu hoạt động tài chính của năm kinh doanh đầu tiên; nếu bị lỗ thì phân bổ cho các năm sau, thời gian phân bổ tối đa là 5 năm (kể từ khi bắt đầu kinh doanh).

4.3.1.2 Giải pháp về quản lý và sử dụng tài sản:

a, Quản lý tài sản:

Đài THVN thực hiện quản lý tài sản theo quy định của Nhà nƣớc, phát huy tính chủ động và trách nhiệm của thủ trƣởng các đơn vị thuộc Đài trong quản lý và sử dụng tài sản đúng mục đích, hiệu quả đảm bảo hoàn thành chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao.

Từng tài sản của Đài Truyền hình Việt Nam phải đƣợc giao cho một đơn vị, tổ chức hoặc cá nhân trong Đài quản lý, sử dụng có sự phân công, phân cấp quyền hạn, trách nhiệm giữa đơn vị, cá nhân đƣợc giao trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản.

Tài sản phải đƣợc đầu tƣ, trang bị, sử dụng đúng mục đích, đúng tiêu chuẩn, định mức, hiệu quả và tiết kiệm; đƣợc bảo dƣỡng, sửa chữa và bảo vệ theo chế độ quy định.

Việc xác định giá trị tài sản trong các quan hệ mua, bán, thanh lý đƣợc thực hiện theo cơ chế thị trƣờng và phù hợp với các quy định của pháp luật. Tài sản phải đƣợc theo dõi đầy đủ về hiện vật và giá trị theo quy định.

Thực hiện công khai, minh bạch trong việc mua sắm, quản lý sử dụng tài sản. Mọi hành vi vi phạm chế độ quản lý sử dụng tài sản phải bị xử lý nghiêm minh.

Nội dung công tác quản lý tài sản của Đài THVN phải đƣợc thực hiện nhƣ sau:

92

Thủ trƣởng các đơn vị trực thuộc Đài chịu trách nhiệm trƣớc Tổng Giám đốc về việc quản lý, bảo quản, sử dụng tài sản tại đơn vị mình. Khi kết thúc năm, đơn vị phải tiến hành kiểm kê toàn bộ tài sản hiện có, xác định số tài sản thừa, thiếu, hƣ hỏng, tìm nguyên nhân và xử lý trách nhiệm.

Tài sản tại các đơn vị phải đƣợc quản lý, sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, chế độ; bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả để phục vụ công tác, sản xuất và hoạt động của đơn vị. Nghiêm cấm việc sử dụng tài sản không đúng mục đích đƣợc giao, làm thất thoát, hƣ hỏng gây thiệt hại về tài sản của Đài. Mọi trƣờng hợp làm mất hoặc hƣ hỏng tài sản, ngƣời quản lý sử dụng tài sản phải báo cáo kịp thời cho Thủ trƣởng đơn vị biết và tiến hành các thủ tục cần thiết để xử lý.

Đơn vị đƣợc giao quản lý, sử dụng tài sản thực hiện hạch toán và báo cáo đối với tất cả tài sản đƣợc giao quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về tài chính, kế toán, thống kê gửi lên Ban Kế hoạch - Tài chính định kỳ hoặc bất thƣờng theo yêu cầu.

Thủ trƣởng đơn vị bố trí, điều chuyển tài sản trong nội bộ đơn vị; phân công ngƣời quản lý, sử dụng, theo dõi các tài sản; lập sổ, lƣu giữ các hồ sơ quản lý tài sản.

Tài sản do đơn vị quản lý (bao gồm tài sản đƣợc đầu tƣ, mua sắm, nhận bàn giao từ nguồn đầu tƣ và các nguồn khác) đƣợc phân loại và đánh số theo nhóm chủng loại và dùng một mã số để quản lý gọi là mã số tài sản. Mã số tài sản sẽ đƣợc dán vào tài sản và ghi vào hồ sơ, sổ theo dõi tài sản của đơn vị.

Đối với các tài sản theo quy định của pháp luật phải đăng ký, quản lý sử dụng (đất, nhà, công trình xây dựng, phƣơng tiện vận tải, tài sản khác có nguyên giá trên 500 triệu đồng/1 đơn vị tài sản) ngay sau khi hoàn thành việc đầu tƣ xây dựng, mua sắm hoặc tiếp nhận tài sản. Đơn vị đƣợc giao quản lý, sử dụng phải làm các thủ tục đăng ký tài sản với cơ quan quản lý nhà nƣớc theo quy định hiện hành.

b, Sử dụng tài sản của Đài THVN

+ Đối với trụ sở, nhà làm việc

Thực hiện theo Quy chế quản lý và sử dụng công sở của Đài Truyền hình Việt Nam và theo quy định của Nhà nƣớc.

93

+ Đối với tài sản là máy móc, thiết bị chuyên dùng: Đơn vị đƣợc giao quản lý sử dụng phải có nội quy, bảng hƣớng dẫn và sổ theo dõi sử dụng, nhật ký sử dụng máy để theo dõi quá trình sử dụng và quá trình bảo trì, bảo dƣỡng.

+ Đối với xe ô tô phục vụ công tác và xe chuyên dùng:

Việc sử dụng ô tô phục vụ công tác, xe chuyên dùng phải đúng mục đích, đúng đối tƣợng, phù hợp với tiêu chuẩn, định mức theo quy định của Nhà nƣớc; quản lý, sử dụng phƣơng tiện đi lại phải đảm bảo yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả.

Đơn vị đƣợc giao quản lý xe ô tô phải xây dựng định mức tiêu hao nhiên liệu để làm cơ sở cho việc quản lý và thanh toán. Hàng tháng khi thanh toán phải thực hiện đối chiếu số km thực tế với lệnh điều xe, thực hiện bảo dƣỡng và sửa chữa xe ô tô đúng kỳ hạn, thực hiện sử dụng xe khi có đủ các điều kiện sử dụng an toàn theo quy định của nhà nƣớc.

+ Đối với trang thiết bị làm việc

Trang thiết bị làm việc tại các đơn vị bao gồm trang thiết bị làm việc đƣợc giao cho từng cá nhân sử dụng và trang thiết bị làm việc sử dụng chung trong đơn vị. Cán bộ, công chức, viên chức và ngƣời lao động có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn và sử dụng trang thiết bị đúng mục đích, lâu bền, tiết kiệm, hiệu quả; thông báo kịp thời về tình trạng hƣ hỏng của trang thiết bị đƣợc giao; báo cáo thủ trƣởng đơn vị khi xảy ra mất mát hoặc các biến động, thay đổi liên quan đến trang thiết bị đƣợc giao; bảo quản tem kiểm kê dán trên thiết bị trong quá trình sử dụng và bàn giao bằng biên bản các trang thiết bị đƣợc giao khi chuyển công tác, nghỉ hƣu.

+ Đối với tài sản liên doanh, liên kết phải đảm bảo các yêu cầu quy định của nhà nƣớc về Quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở đài truyền hình việt nam (Trang 95 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)