Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở đài truyền hình việt nam (Trang 88 - 91)

3.3.2.1 Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, quá trình chuyển đổi công tác quản lý tài chính tại Đài Truyền hình Việt Nam vẫn còn những hạn chế

Mặc dù đã trải qua cả một quá trình tự chủ tài chính dài (từ năm 2001 đến nay) nhƣng cơ chế quản lý tài chính tại Đài Truyền hình việt Nam vẫn chƣa thực sự phân cấp quản lý mạnh nên chƣa phát huy hết tính chủ động và trách nhiệm của Thủ trƣởng đơn vị trực thuộc trong quản lý và sử dụng các nguồn vốn, quỹ, kinh phí tại

80

các đơn vị. Đặc biệt là các đơn vị chuyên chi chƣa chủ động mở rộng hoạt động thu sự nghiệp, tăng nguồn thu cho Đài.

+ Về cơ chế quản lý thu:

Đài THVN mới chỉ quan tâm và tập trung khai thác và quản lý nguồn thu từ hoạt động quảng cáo và dịch vụ trên truyền hình. Chƣa có biện pháp quản lý chặt chẽ và thống nhất tất cả các nguồn thu của các đơn vị trực thuộc, đặc biệt là các nguồn thu từ chƣơng trình có tài trợ, chƣơng trình mục tiêu dự án. Nhiều nguồn thu nhƣ cung ứng lao động có tay nghề cao, dịch vụ đào tạo tại chỗ, dịch vụ kỹ thuật, cho thuê máy móc thiết bị… chƣa đƣợc quan tâm.

+ Về cơ chế quản lý chi:

Chất lƣợng công tác lập kế hoạch chƣa cao, còn thiếu tính dự báo. Vì vậy trong quá trình thực hiện phát sinh thêm rất nhiều so với kế hoạch giao. Cuối năm hầu hết các đơn vị đều đề nghị bổ sung và điều chỉnh kế hoạch. Thời gian điều chỉnh kế hoạch năm chậm, có khi đến tận ngày 28/12 kế hoạch năm mới đƣợc chỉnh làm cho việc thực hiện kế hoạch năm của đơn vị không còn ý nghĩa, không thể tính chính xác số kinh phí đã tiết kiệm đƣợc của các đơn vị thực hiện khoán chi.

Cơ cấu chi chƣa hợp lý, về bản chất vẫn bám theo mục lục ngân sách nhà nƣớc. Các nội dung chi nhƣ Mức khoán chi điện thoại, công tác phí… vẫn giữ nguyên nhƣ thời gian trƣớc hoặc có tăng thì tăng không đáng kể. Chƣa chú trọng đến công tác tiếp thị và truyền thông, quảng bá thƣơng hiệu của Đài Truyền hình Việt Nam. Trên thực tế, chi phí truyền thông tiếp thị nên đựợc đầu tƣ khoảng 20% tổng chi phí của Đài để tạo thƣơng hiệu cho Đài và định vị đƣợc thƣơng hiệu trong lòng khán giả truyền hình

Hệ thống định mức hao phí lao động và đơn giá tiền lƣơng cho các sản phẩm truyền hình vẫn chƣa hợp lý.

Hầu hết các đơn vị hạch toán và quyết toán tài chính căn cứ vào quy chế quản lý tài chính của Đài, quy chế chi tiêu nội bộ riêng của các đơn vị vẫn còn chung chung chƣa cụ thể, làm hạn chế tính chủ động của từng đơn vị, không khai thác triệt để nguồn thu và chi phí chƣa hợp lý.

81

3.3.2.2 Nguyên nhân

* Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, hiện nay, hệ thống các văn bản pháp luật tài chính của Nhà nƣớc đối với các sự nghiệp có thu luôn đƣợc bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam và thông lệ quốc tế nên việc nắm bắt, hiểu và vận dụng cho đúng chế độ tƣơng đối khó khăn. Hơn nữa, một số chế độ, chính sách đƣợc nhà nƣớc quy định nhƣng tính khả thi chƣa cao, chƣa phù hợp với thực tế nên khó vận dụng.

Thứ hai, hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi tiêu còn thiếu và lạc hậu, không phù hợp thực tế, nhất là trong lĩnh vực chi thƣờng xuyên. Chính vì vậy các đơn vị còn thiếu căn cứ để lập kế hoạch chi, các cơ quan quản lý không có căn cứ duyệt dự toán.

Thứ ba, hạch toán kế toán theo luật kế toán doanh nghiệp nhƣng chế độ báo cáo bộ Tài chính vẫn giữ nhƣ đối với đơn vị sự nghiệp có thu.

* Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, mặc dù đƣợc tự chủ tài chính từ năm 2001, nhƣng đến năm 2008 Đài Truyền hình Việt Nam mới đƣợc áp dụng cơ chế quản lý tài chính nhƣ đối với doanh nghiệp thì đây vẫn là một cơ chế hoàn toàn mới mẻ với Đài. Để tổ chức thực hiện, làm quen, thích nghi với cơ chế mới thì Đài Truyền hình Việt Nam cần phải có một khoảng thời gian nhất định.

Thứ hai, với cơ chế bao cấp tồn tại lâu nên quản lý tài chính và cơ cấu tổ chức còn cồng kềnh, chồng chéo, thụ động; chƣa thoát khỏi sự ràng buộc của ngân sách Nhà nƣớc.

Thứ ba, tính chủ động của các đơn vị chƣa cao, mặc dù đã đƣợc Tổng giám đốc Đài THVN phân cấp quản lý tài chính cho thủ trƣởng các đơn vị, căn cứ chức năng nhiệm vụ, trên cơ sở kế hoạch sản xuất chƣơng trình đƣợc Tổng giám đốc giao hàng năm, thủ trƣởng các đơn vị đƣợc chủ động quyết định mức chi, nội dung chi đảm bảo nguyên tắc hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các đơn vị vẫn còn thụ động, sợ trách nhiệm, không có những chính sách đột phá để thúc đẩy xây dựng các chƣơng trình hay, đạt hiệu quả.

82

CHƢƠNG IV

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở đài truyền hình việt nam (Trang 88 - 91)