10. Cấu trúc của luận văn
3.1.1. Đảm bảo tính mục đích, tính tổ chức và tính kế hoạch
Quản lý HĐGD-TNST cần có mục tiêu nhất định, ngƣời lãnh đạo phải đề ra đƣợc mục đích, yêu cầu của hoạt động trong từng học kỳ và cả năm học để đạt tới mục tiêu bậc học và của toàn Ngành.
Cần có sự phối hợp giữa nhà trƣờng với các lực lƣợng giáo dục khác cần thống nhất về mục đích, mục tiêu định, logic để mới mang lại hiệu quả giáo dục.
Mọi hoạt động HĐGD-TNST cần có kế hoạch cụ thể, chi tiết tránh tùy tiện. Lấy đó làm kim chỉ nam cho các hoạt động, từ đó giúp các nhà quản lý và những ngƣời triển khai chủ động và thực hiện hiệu quả.
3.1.2. Đảm bảo tính tự nguyện, tính tập thể tự quản và phát huy vai trò chủ động, tự giác của người học
- Nếu hoạt động giáo dục trên lớp là bắt buộc thì một trong các nguyên tắc hàng đầu của HĐGD-TNST là HS tham gia tự nguyện, tự giác. Do đó các biện pháp quản lý HĐGD-TNST đề xuất phải quán triệt nguyên tắc này.
Các HĐGD-TNST phải đƣợc tổ chức sao cho HS tự nguyện, tự giác tham gia thì HS mới hứng thú và mới phát huy đƣợc sở trƣờng, khả năng vốn có của từng học sinh. Thực tế HĐGD-TNST rất phong phú, đa dạng, học sinh nào cũng có năng lực sở trƣờng trên lĩnh vực nào đó thì tham gia ở mặt ấy. Từ đó duy trì hứng thú, phát huy tính tự quản của các em.
Mặt khác, HĐGD-TNST tuy là hoạt động tự nguyện, theo sở thích cá nhân, mà còn phải đảm bảo tính tập thể, theo mục đích, mục tiêu giáo dục
chung. Bởi lẽ, sản phẩm và hiệu quả HĐGD-TNST tốt nhất chỉ thể hiện ở sự phối hợp tập thể, nó đòi hỏi sự cộng tác tích cực của các thành viên trong quá trình hoạt động. Nhà trƣờng cần tổ chức, chỉ đạo để HĐGD-TNST trở thành các phong trào thi đua sôi nổi, thu hút sự tham gia của tất cả học sinh một cách hợp lý, cân đối giữa các hoạt động.