Mô tả cách thức khảo sát

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo tại trường trung học phổ thông hùng vương, thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 45)

10. Cấu trúc của luận văn

2.2.1.Mô tả cách thức khảo sát

Sử dụng kết hợp nghiên cứu định tính và định lƣợng nhằm xác định các bằng chứng thuyết phục cao để kiểm chứng giả thuyết.

Nghiên cứu định tính chủ yếu thông qua:

- Tổng kết kinh nghiệm và dựa trên kết quả theo dõi thi đua giữa các lớp và báo cáo hàng tháng, báo cáo học kỳ của đồng chí Hiệu phó phụ trách các hoạt động giáo dục của trƣờng THPT Hùng Vƣơng trong năm học 2015- 2016.

- Thực hiện phỏng vấn 02 CBQL, 6 giáo viên và 12 học sinh.

- Nghiên cứu định lƣợng chủ yếu thông quá phân tích số liệu khảo sát thu đƣợc bằng phiếu hỏi.

Thiết kế phiếu hỏi

Sử dụng bộ câu hỏi trắc nghiệm để khảo sát về mức độ nhận thức và đánh giá thực trạng tổ chức, quản lý HĐGD-TNST của CBQL, GVCN, phụ huynh học sinh và học sinh tại trƣờng THPT Hùng Vƣơng bằng cách xây dựng 03 mẫu phiếu hỏi và tiến hành thực hiện cho các đối tƣợng:

CBQL và GVCN: Hiệu trƣởng, Phó Hiệu trƣởng, Tổ trƣởng, Tổ phó tổ chuyên môn, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, GVCN;

Học sinh các lớp cả 3 khối 10, 11 và 12.

Tiến hành khảo sát

- Nghiên cứu đƣợc tiến hành 2 lần tại trƣờng THPT Hùng Vƣơng:

- Lần thứ nhất, khảo sát sơ bộ đƣợc tiến hành vào ngày 10/9/2016 trên 30 học sinh

- Lần thứ hai, khảo sát đại trà đƣợc tiến hành vào 3 ngày trong tuần cuối tháng 9 và tuần đầu tháng 10/2016 với số lƣợng các nhóm đối tƣợng khảo sát nhƣ sau:

Tổng số CBQL và GVCN là 45 ngƣời và tổng số học sinh là 400 em của 3 lớp 10 (10A, 10E, 10N), 4 lớp 11 (11B, 11I, 11G, 11D) và 4 lớp 12 (12A, 12C, 12G và 12N).

Bảng 2.3. Số lượng các nhóm đối tượng khảo sát

Thu thập và phân tích số liệu thu thập

Dữ liệu sau khi đƣợc thu thập sẽ tiến hành xử lý số liệu. Mục đích của nghiên cứu này là để kiểm định giả thuyết khoa học của đề tài luận văn.

Xử lý số liệu có sử dụng thang đo với 4 mức độ: (1) hoàn toàn đồng ý (hoặc rất tốt); (2) đồng ý (hoặc tốt); (3) phân vân ( Bình thƣờng, đạt); (4) không đồng ý (hoặc chƣa đạt). Thang đo này đã đƣợc đánh giá thông qua kiểm tra bằng hệ số tƣơng quan Spearman.

2.2.2. Tình hình chung về hoạt động giáo dục ở trường THPT Hùng Vương

HĐGD-TNST đã đƣợc BGH đƣa vào kế hoạch năm học, đƣợc xác định là một nội dung quan trọng trong kế hoạch giảng dạy và giáo dục của các tổ chuyên môn.

TT Nhóm đối tƣợng SL Nội dung

1 CBQL và GVCN 45 Khảo sát thực trạng bằng phiếu

2 CBQL và GVCN 06 Phỏng vấn

3 Học sinh 400 Khảo sát thực trạng bằng phiếu

4 Học sinh 12 Phỏng vấn

Nhà trƣờng đã chủ động lên kế hoạch đầu năm học, đầu tháng, có lịch hoạt động cụ thể, phổ biến đến từng giáo viên và từng lớp học sinh.

BGH phân công một Hiệu phó phụ trách soạn Kế hoạch và Chƣơng trình tổ chức HĐGD-TNST cấp toàn trƣờng. Tất cả 30 GVCN các lớp đều đã có Kế hoạch triển khai

2.2.2.1. Nội dung, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục của nhà trường

Thực hiện chủ trƣơng của Bộ, ngay từ năm học 2014- 2015 Ban giám hiệu Trƣờng đã chỉ đạo bắt đầu thử nghiệm áp dụng các hình thức tổ chức HĐGD-NGLL theo định hướng trải nghiệm sáng tạo cho học sinh dựa trên tổng thể các hoạt động giáo dục (theo Sơ đồ 1, hƣớng dẫn của Bộ GD&ĐT):

Sơ đồ 1. Mô hình tổng thể các HĐGD theo hướng dẫn của BộGD&ĐT

Nhìn chung, Trƣờng THPT Hùng Vƣơng đã triển khai thực hiện các hoạt động giáo dục (HĐGD) theo đúng chƣơng trình giáo dục THPT của Bộ GD&ĐT và sự chỉ đạo trực tiếp của Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ nói riêng.

Cụ thể hơn, với mỗi loại hình nhƣ sau:

- Một số trò chơi đã đƣợc sử dụng nhiều trong trƣờng THPT Hùng Vƣơng nhƣ: trò chơi học tập, trò chơi vận động, trò chơi mô phỏng game truyền hình…Có thể thấy tổ chức trò chơi là hoạt động quen thuộc dễ thực hiện trong quá trình học sinh đƣợc trải nghiệm và có ý nghĩa giáo dục tích cực.

Một số hình thức hoạt động GD cơ bản ở trƣờng THCS, THPT: •Diễn dàn •Giao lƣu •Kịch tham gia •Ngày hội •Hội thi •Trò chơi

•Sinh hoạt Câu lạc bộ •Đóng vai •Hội trại •Tham quan •… HOẠT ĐỘNG GI O DỤC TRƢỜNG THCS, THPT HĐGD HƢỚNG NGHIỆP HĐGD THEO CHỦ ĐỀ HĐGD TẬP THỂ HĐGD NGOẠI KHÓA HĐGD diễn ra hàng ngày HĐGD diễn ra hàng tuần •Ôn bài, •Trực tuần, •Giữa giờ,…

•Chào cờ đầu tuần, •SH lớp cuối tuần . GD theo chủ đề tháng GD theo chủ đề Hè GD hƣớng nghiệp (3x3=9t) Dạy nghề PT GD lồng ghép vào các môn học HĐGD trong năm học HĐGD trong hè HOẠT ĐỘNG GI O DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH NỘI DUNG, HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GI O DỤC Ở TRƢỜNG THPT

- Tổ chức các cuộc thi: Có nhiều hình thức khác nhau đã đƣợc áp dụng ở các lớp do GVCN tổ chức, nhƣ: Thi giải ô chữ, đố vui về các địa danh trên đất nƣớc ta, hội thi kể chuyện theo tranh về môi trƣờng, …Mỗi hình thức có thể tổ chức với một chủ đề trong đó mang một hay nhiều nội dung giáo dục mà ở đó có sự gắn kết với nội dung chƣơng trình cũng nhƣ giáo dục kĩ năng sống.

- Tổ chức các câu lạc bộ: Hoạt động CLB mới đƣợc quan tâm gần đây và BGH giao cho các tổ chuyên môn và GVBM phụ trách với các chủ đề thảo luận nghiên cứu khác nhau nhƣ: câu lạc bộ về biến đổi khí hậu, câu lạc bộ xanh…Việc thực hiện duy trì CLB đòi hỏi có những nguyên tắc nhất định về: tinh thần, thời gian, địa điểm, sự công bằng, sự công hiến sáng tạo, tôn trọng, bình đẳng…

- Sinh hoạt tập thể: Hình thức sinh hoạt tập thể là hình thức tổ chức quen thuộc diễn ra thƣờng xuyên tại Trƣờng THPT Hùng Vƣơng từ nhiều năm, nhƣ: Dân vũ, thể dục giữa giờ….. Đây là hình thức tổ chức có sự gắn kết cao, đồng thời cũng là yếu tố chính để duy trì, phát triển các phong trào và đoàn thể thanh niên.

- Lao động công ích: Lao động công ích là hình thức hoạt động tập thể có thể tổ chức trong khuôn viên nhà trƣờng hoặc làng xóm nhƣ: Vệ sinh vƣờn trƣờng, sân trƣờng lớp học; vệ sinh đƣờng làng ngõ xóm, trồng và chăm sóc vƣờn hoa, chăm sóc và bảo vệ di tích lịch sử, các công trình công cộng, di sản văn hóa,… Mỗi tháng/lần, Đoàn trƣờng THPT Hùng Vƣơng tổ chức cho đoàn viên lao động công ích, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ thị xã Phú Thọ.

- Tổ chức tham quan dã ngoại: Năm học 2015- 2016 nhà trƣờng lựa chọn chủ đề giáo dục trong môn Địa lí: Tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa địa phƣơng Phú Thọ. Tuy nhiên việc tổ chức tham quan dã ngoại chƣa đƣợc tổ chức hiệu quả. Vì yếu tố kinh phí và yêu cầu đảm bảo thời gian chƣơng trình.

- Diễn đàn: Diễn đàn đƣợc BGH chỉ đạo tổ chức cấp trƣờng và các lớp, do GVCN phụ trách với quy mô khác nhau. Chủ đề của diễn đàn chủ yếu dựa trên nội dung 10 chủ đề của Chƣơng trình HĐGD-NGLL hiện hành. Trƣờng

THPT Hùng Vƣơng đang thử nghiệm diễn đàn “Hãy nghe tôi nói” từ năm học 2016-2017 này.

- Giao lưu: Với hình thức này, nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập trƣờng (tháng 11/2015), CBQL nhà trƣờng trân trọng kính mời các anh chị cựu học sinh nhà trƣờng các khóa học về giao lƣu, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm học tập, rèn luyện, thích nghi và trải nghiệm cuộc sống… hoạt động mang lại hiệu quả giáo dục nhất định.

- Tổ chức sự kiện: Các hình thức tổ chức sự kiện quen thuộc thƣờng đƣợc tổ chức nhƣ: Lễ khai mạc, lễ khai giảng, lễ bế giảng, lễ vinh danh học sinh có thành tích xuất sắc…Việc tổ chức sự kiện đòi hỏi sự công phu cũng nhƣ chuẩn bị kĩ càng ở cả học sinh và giáo viên làm sao để học sinh biết hợp tác với nhau làm việc nhóm hiệu quả và kĩ năng giải quyết vấn đề thực tế ngay trong quá trình tổ chức sự kiện.

Bên cạnh những hình thức tổ chức cơ bản trên đây, BGH còn khuyến khích GVBM, GVCN kết hợp hoạt động trải nghiệm với các hình thức tổ chức dạy học và Nghiên cứu khoa học cho HS: thí nghiệm, điều tra, hoạt động tình nguyện… theo quan điểm ”dạy học tích hợp”, hƣớng tới mục đích giáo dục toàn diện, không chỉ về kiến thức mà còn nhằm phát triển năng lực ngƣời học, rèn luyện tính tự tin, tính sáng tạo, tƣ duy phát hiện và giải quyết vấn đề.

Dựa trên tổng hợp tình hình các hoạt động giáo dục chung của Trƣờng và của các lớp, chúng tôi đã thống kê và bƣớc đầu đƣa ra đánh giá thực trạng và đánh giá tiềm năng tổ chức các hình thức HĐGD-NGLLđƣợc thể hiện ở Bảng 2.4.

Bảng 2.4. Thực trạng thực hiện các hình thức HĐGD-NGLL theo hướng TNST tại trường THPT Hùng Vương

TT Các hình thức Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện Đánh giá tiềm năng 1. Thảo luận nhóm B A A 2. Tổ chức các trò chơi B A A 3. Tổ chức câu lạc bộ D B B 4. Sinh hoạt tập thể A A A 5. Lao động công ích C B B

6. Tham quan dã ngoại C A A

7. Diễn đàn trên mạng C B B

8. Tổ chức các sự kiện C A A

9. Giao lƣu lớp, trƣờng B A A

10. Hoạt động chiến dịch D B B

11. Sân khấu tƣơng tác B A A

12. Các hình thức khác C - -

Ghi chú:

- Tiêu chí về số lƣợng HĐGD-NGLL chủ yếu dựa trên tần suất tổ chức (số lần/ năm) dựa trên thống kê toàn trƣờng (do trƣờng, các lớp tổ chức), với các thang:

A: Nhiều, tần suất > 5 lần/năm; B: Khá nhiều, tần suất 4-5 lần/năm; C: Trung Bình (2- 3 lần/năm) và D: ít 1 lần/năm;

- Tiêu chí về chất lƣợng chủ yếu dựa trên kết quả chấm điểm thi đua hàng tháng và học kỳ qua theo dõi của hiệu phó phụ trách hoạt động giáo dục và kết quả xếp loại thi đua giữa các lớp trong năm học 2015- 2016. Với:

A: Loại tốt, có nhiều hoạt động tốt, được khen thưởng;

B: Loại khá, có 1 số hoạt động tốt, nhiều hoạt động khá và đạt yêu cầu. C: Loại trung bình, có ít hoạt động khá và tốt, hầu hết hoạt động đạt yêu cầu và không có hoạt động chưa đạt;

D: Loại yếu, nhìn chung ít hoạt động đạt khá và tốt, có 1 số hoạt động chưa đạt yêu cầu khi thực hiện, hoặc có hoạt động xảy ra sự cố không tốt (có tai nạn, có học sinh đánh nhau, có xung đột nhóm,...).

- Xem thêm Bảng.... mục .... để có sự đối chiếu đánh giá định lượng về chất lượng của các hình thức HĐGD-NGLL theo hướng TNST.

Kết quả phỏng vấn sâu 02 CBQL và 06 giáo viên đều cho rằng:

+ HĐGD-TNST là rất cần thiết, đƣợc nhà trƣờng quan tâm và đa số giáo viên chú ý thực hiện với nhiều loại hình khác nhau. Học sinh đã có những chuyển biến tích cực với thái độ tham gia nhiệt tình. HĐGD-TNST đang dần khẳng định đƣợc vị trí, vai trò quan trọng của nó trong nhà trƣờng. Tuy nhiên,

có 3 giáo viên cho rằng do thời gian chuẩn bị còn ít, nhìn chung chất lƣợng và hiệu quả giáo dục thực sự còn chƣa cao.

Khái quát ý kiến 12 học sinh trả lời cho thấy:

+ HĐGD-TNST đã giúp các em tăng cƣờng tính thực hành, vận dụng kiến thức đã học vào lời nói, bài thuyết trình, hội thi, hội diễn, các hoạt động xã hội trong và ngoài nhà trƣờng…

+ Thông qua đó, đã giúp các em có đƣợc các kỹ năng sống cần thiết, các giá trị: tình yêu thƣơng con ngƣời, biết quan tâm đến mọi ngƣời xung quanh,...

+ Tuy nhiên đa số ý kiến học sinh đều mong có thời gian nhiều hơn, các hình thức hoạt động phong phú hơn. Các em phản ảnh còn nhiều học sinh chƣa tích cực tham gia,…

Ngoài ra, trong 2 buổi tọa đàm chuyên đề về triển khai HĐGD-TNST do BGH tổ chức, các GVCN đƣợc phỏng vấn đều cho biết:

+ Các thầy cô đều đánh giá tốt HĐGD-TNST của trƣờng mình: đa dạng, phong phú, giàu tính thực tiễn, sáng tạo, phù hợp với tâm lý học sinh, tổ chức đều các tháng thu hút đƣợc học sinh tham gia, hiệu quả.

+ Xác định rằng đa số học sinh thích các hoạt động tập thể, thể dục thể thao, văn nghệ, hoạt động từ thiện xã hội, gameshow vui học, CLB môn học.

+ HĐGD-TNST đã giúp học sinh vận dụng kiến thức vào môn học và đƣa kiến thức từ môn học áp dụng vào thực tiễn, có động lực học và ý thức học tập cao hơn, định hƣớng nghề nghiệp khá rõ,...

Đây mới mới chỉ là sự đánh giá định tính, song cũng giúp chỉ ra đƣợc bức tranh khái quát về tình hình chung về các hình thức tổ chức HĐGD-TNST ở trƣờng THPT Hùng Vƣơng năm học 2015- 2016.

Về mặt định lượng, trƣớc hết luận văn đã khảo sát về nhận thức về vai trò và sự cần thiết của HĐGD-TNST. Ý kiến đánh giá của các nhóm đối tƣợng đƣợc thể hiện trong Bảng 2.5 sau đây:

Bảng 2.5. Thực trạng nhận thức về tác dụng của HĐGD-TNST Mức độ Trị số CBQL GVCN HS SL % SL % SL % Rất cần thiết 3 32 71,1 11 36,7 92 23,0 Cần thiết 2 10 22,2 16 53,3 224 56,0 Có cũng đƣợc, không cũng đƣợc 1 03 6,7 02 6,7 46 11,5 Không cần thiết 0 0 0 01 3,3 38 9,5 Tổng 45 100 30 100 400 100 Xếp bậc Điểm (theo %) 2,63 2,30 1,9 Bậc 1 2 3

Từ kết quả bảng 2.5 cho thấy:

- Đa số học sinh, học sinh, GVCN và CBQL đánh giá HĐGD-TNST rất cần thiết và cần thiết (từ 71,1% đến 93,3%). Trong đó đáng chú ý, có tới 71,1% CBQL đánh ở mức độ rất cần thiết và 22,2% đánh giá ở mức độ cần thiết (Điểm TBC là 2,63). Điều này cho thấy hầu hết các CBQL đều có nhận thức rõ ràng và đúng đắn về tầm quan trọng của HĐGD-TNST cho học sinh.

- Tuy nhiên, chỉ có 36,7% số GVCN cho rằng “rất cần thiết” phải tổ chức các HĐGD-TNST và 53,3% đánh giá hoạt động này là “cần thiết” (Điểm TBC là 2,30). Nhƣ vậy, so với đội ngũ CBQL, các GVCN chƣa nhận thức đƣợc hết tầm quan trọng của nội dung giáo dục này. Trên thực tế cũng cho thấy: nhiều giáo viên chỉ chú trọng đến kết quả học lực của học sinh mà xem nhẹ các hoạt động giáo dục nói chung và ngại tổ chức HĐGD-TNST.

- Trong khi đó, nhận thức của các em học sinh về vai trò và sự cần thiết của HĐGD-TNST chƣa cao; 79,0% số học sinh đƣợc điều tra đánh giá “rất cần thiết” và “cần thiết” của HĐGD-TNST đối với việc rèn luyện cho các em. Vẫn còn đến 21,0% học sinh chƣa quan tâm, thậm chí cho rằng “không cần thiết”.

Xét theo thứ bậc, có sự chênh lệch nhận thức rất rõ rệt giữa các đối tƣợng khác nhau về vai trò và sự cần thiết của các HĐGD-TNST.

1) Nhƣ vậy, còn 1/10 số GVCN và 1/5 số HS chƣa nhận thức đầy đủ về vai trò và sự cần thiết của HĐGD-TNST. Đây là một vấn đề có ảnh hƣởng đến thực trạng hoạt động và quản lý HĐGD-TNST ở trƣờng THPT Hùng Vƣơng.

2) Chất lƣợng các HĐGD nói chung, của HĐGD-TNST nói riêng còn chƣa đáp ứng nhu cầu ngƣời học, chƣa tạo niềm tin cho học sinh. Mặt khác, tỷ lệ học sinh ủng hộ chƣa cao HĐGD-TNST còn là do ảnh hƣởng nhận thức của một số thầy cô cũng chƣa tốt.

2.2.2.2. Quy trình tổ chức HĐGD-NGLL của trường THPT Hùng Vương:

Theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, đầu năm học 2015- 2016, BGH đã tổ chức hội nghị triển khai HĐGD-TNST cho GVCN toàn trƣờng. Trong đó yêu cầu GVCN khi thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục phải hƣớng đến hình

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo tại trường trung học phổ thông hùng vương, thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 45)