Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo tại trường trung học phổ thông hùng vương, thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 38)

10. Cấu trúc của luận văn

1.5.2. Các yếu tố khách quan

a) Môi trường giáo dục của nhà trường:

Chƣơng trình giáo dục THPT (dự thảo) nói chung và các định hƣớng HĐGD-TNST của Bộ GD&ĐT ban hành mới đây chƣa cụ thể tới điều kiện của từng trƣờng, từng địa phƣơng nên khi triển khai gặp rất nhiều khó khăn.

Đội ngũ CBQL, GV và cán bộ Đoàn chủ yếu đƣợc đào tạo về chuyên môn các lĩnh vực giảng dạy, mà chƣa đƣợc bồi dƣỡng, rèn luyện các kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục.. Mặt khác, theo “quán tính”, cho đến nay cán bộ quản lý, giáo viên nhà trƣờng chủ yếu vẫn tập trung vào chất lƣợng học tập; chƣa thực sự quan tâm đến HĐGD-TNST. Chính vì vậy, các HĐGD-TNST chƣa có môi

trƣờng giáo dục thuận lợi, vẫn chủ yếu dựa vào sự nhiệt tình và kinh nghiệm của mỗi ngƣời khi tham gia các hoạt động đó.

Môi trƣờng HĐGD-TNST phải là môi trƣờng học tập sáng tạo: Không nên đem sự áp đặt, bắt buộc tham gia và điểm số để tạo áp lực cho HS; Các hình thức giáo dục cần thay đổi linh hoạt về không gian, ngƣời học đƣợc lựa chọn hoạt động phù hợp với sở trƣờng, hứng thú của mình, tài liệu học tập cần phong phú, quan tâm đến nhu cầu, hứng thú cá nhân hoặc nhóm nhỏ; tăng cƣờng hoạt động gắn với cộng đồng địa phƣơng,...

b) Yếu tố môi trường gia đình và cộng đồng

Môi trƣờng sống và tác động của gia đình là một trong những yếu tố ảnh hƣởng quan trọng đến HĐGD-TNST và quản lý HĐGD-TNST. Nhiều gia đình hiện nay chỉ lo cho con đi học, dù là học cả ngày và học thêm, học ở, nhƣng không muốn con em tham gia các hoạt động khác, dù họ cũng biết là rất cần thiết.

Để hoạt động HĐGD-TNST có hiệu quả giáo dục, cha mẹ học sinh phải là một lực lƣợng tham gia giáo dục, thƣờng xuyên nắm bắt đƣợc tình hình học tập, rèn luyện ở trƣờng, lớp; trên cơ sở đó động viên, hỗ trợ các em tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoài giờ tự học,...

Cộng đồng nhận thấy vai trò trách nhiệm của mình, tích cực hỗ trợ tạo môi trƣờng thuận lợi cho nhà trƣờng, gia đình giúp đỡ các em không chỉ trong học tập, mà còn tham gia các hoạt động rèn luyện phát triển nhân cách.

Chính quyền địa phƣơng, các tổ chức chính trị - xã hội cần có ủng hộ về vật chất và tinh thần cho hoạt động giáo dục của nhà trƣờng nói chung, các HĐGD-TNST nói riêng. Đây cũng là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng tới chất lƣợng, hiệu quả HĐGD-TNST. Bởi công tác xã hội hóa giáo dục là một nhiệm vụ quản lý quan trọng của hiệu trƣởng trƣờng THPT.

c) Cơ sở vật chất và kinh phí HĐGD-TNST:

HĐGD-TNST thƣờng đòi hỏi cơ sở vật chất và cần kinh phí nhất định. HĐGD-TNST hƣớng tới việc mở rộng không gian lớp học nên đƣợc tổ chức ở nhiều địa điểm khác nhau. Trong nhà trƣờng, HĐGD-TNST có thể tổ

chức trong lớp học, trong hội trƣờng, ngoài sân trƣờng, trong vƣờn trƣờng. Nhiều HĐGD-TNST đã đƣợc tổ chức ngoài nhà trƣờng nhƣ: (ở siêu thị, tại cơ sở sản xuất, trong vƣờn sinh thái, tổ chức tại bảo tàng, tại làng nghề, tại nhà hát…). HĐGD-TNST gồm nhiều nhóm hoạt động chính: dạy học tích hợp, hoạt động kĩ năng sống, hoạt động đoàn - đội, hoạt động tự chủ sáng tạo của học sinh, hoạt động câu lạc bộ, giao lƣu trong và ngoài nƣớc, hoạt động vì thiện nguyện cộng đồng…

Đội ngũ giáo viên tham gia các hoạt động mất rất nhiều thời gian mà lại chƣa có chính sách động viên. Họ thƣờng phàn nàn và đổ lỗi cho nhà quản lý thiếu quan tâm đầu tƣ điều kiện vật chất và tinh thần cho các hoạt động giáo dục, trong đó có các HĐGD-TNST.

---

Kết luận chƣơng 1

Hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo (HĐGD-TNST) là một bộ phận của quá trình giáo dục trong nhà trƣờng, là việc tiếp nối các hoạt động trên lớp, có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện.

Tổ chức các HĐGD-TNST cho học sinh thực chất là đổi mới các HĐGD- NGLL hiện nay ở các trƣờng phổ thông trên cơ sở định hƣớng trọng tâm mục tiêu giúp học sinh đƣợc trải nghiệm thực tế cuộc sống, đặc biệt trong môi trƣờng tập thể, qua đó hình thành và thể hiện phẩm chất, năng lực, nhận ra năng khiếu, sở thích, đam mê, bộc lộ và điều chỉnh cá tính, giá trị, nhận ra chính mình cũng nhƣ khuynh hƣớng phát triển của bản thân; góp phần thực hiện tốt hoạt động dạy học và đạt đƣợc mục tiêu giáo dục.

Quản lý HĐGD-TNST là tác động của CBQL đến tập thể giáo viên và các lực lƣợng giáo dục trong, ngoài nhà trƣờng nhằm tổ chức thực hiện kế hoạch, nội dung HĐGD-TNST một cách có hiệu quả, hƣớng tới mục tiêu hình thành năng lực thực tiễn ở học sinh.

Trong Chƣơng 1 đã xác định mục tiêu và các nội dung cơ bản của công tác quản lý HĐGD-TNST của ngƣời hiệu trƣởng:

- Quản lý mục tiêu, nội dung chương trình HĐGD-TNST

- Xây dựng kế hoạch triển khai HĐGD-TNST

- Tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐGD-TNST cho giáo viên

- Quản lý sự phối hợp thống nhất các lực lượng tham gia

- Tổ chức các hoạt động thi đua về HĐGD-TNST

- Quản lý vật lực, tài lực phục vụ HĐGD-TNST

- Quản lý chế độ báo cáo kết quả HĐGD-TNST thường xuyên

Trên cơ sở đó, luận văn cũng đã xác định các yêu cầu quản lý về phƣơng pháp và hình thức HĐGD-TNST, quản lý việc đánh giá kết quả HĐGD-TNST và các yếu tố chủ quan, khách quan đến quá trình quản lý HĐGD-TNST trong trƣờng THPT. Trong đó, cần đặc biệt chú ý đến vai trò và ý thức trách nhiệm, năng lực quản lý của ngƣời hiệu trƣởng trong công tác quản lý HĐGD-TNST.

Có thể coi những vấn đề lý thuyết đã đƣợc phân tích, hệ thống hóa trên đây chính là các cơ sở lý luận cho các công việc tiếp theo để nghiên cứu về thực trạng và đề xuất giải pháp, biện pháp quản lý HĐGD-TNST ở trƣờng THPT.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TẠI TRƢỜNG THPT HÙNG VƢƠNG, THỊ XÃ PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ

2.1. Khái quát về tỉnh Phú Thọ và trƣờng THPT Hùng Vƣơng

2.1.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái, phía đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc và giáp huyện Ba Vì - Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Sơn La, phía nam giáp tỉnh Hòa Bình.

Diện tích đất tự nhiên của tỉnh Phú Thọ là 3.532 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 97.610 ha, đất rừng là 195.000 ha với 64.064 ha rừng tự nhiên,... Phú Thọ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23°C, lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 1.700 mm, độ ẩm trung bình năm khoảng 86%; có 2 tiểu vùng chủ yếu gồm:

- Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của tỉnh, chủ yếu thuộc các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, phía Tây huyện Cẩm Khê…

- Tiểu vùng đồi gò thấp, xen kẽ đồng ruộng, dải đồng bằng ven các triền sông Hồng, sông Lô và Sông Đà. Đây là vùng thuận lợi cho việc trồng các loại cây nguyên liệu giấy, cây lƣơng thực, cây công nghiệp, có tiềm năng lớn để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến…

Dân cƣ tỉnh Phú Thọ có trên 1,4 triệu ngƣời với 21 dân tộc cùng sinh sống. Số ngƣời trong độ tuổi lao động khoảng 800.000 ngƣời (60% dân số) trong đó lực lƣợng lao động trẻ chiếm 65%, số lao động qua đào tạo đạt trên 40%. Tỉnh Phú Thọ có 12 huyện và thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá.

2.1.2. Khái quát về giáo dục - đào tạo tỉnh Phú Thọ

Trong những năm gần đây, GD&ĐT tỉnh Phú Thọ đã phát triển mạnh mẽ cả về lƣợng và chất. Quy mô mạng lƣới trƣờng, lớp về cơ bản đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp học. Chất lƣợng giáo dục đƣợc nâng cao, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội và nhu cầu học tập của nhân dân;

Đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên khối giáo dục THPT trong tỉnh nhìn chung đủ số lƣợng, cơ bản đồng bộ về cơ cấu, tổ chức sắp xếp phù hợp cân đối giữa các đơn vị. Đa số CBGVNV có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình tâm huyết với nghề, có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm, có sự hiểu biết về lý luận chính trị, kiến thức về tệ nạn xã hội. Số lƣợng CBGVNV có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn cao. Đây là điều kiện thuận lợi cho các trƣờng THPT trong tỉnh thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị nói chung, công tác quản lý giáo dục học sinh phát triển toàn diện nói riêng.

Chất lƣợng giáo dục toàn diện đã có nhiều chuyển biến, bƣớc đầu đáp ứng đƣợc mục tiêu đào tạo: đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng sống, hiểu biết về nghề nghiệp.... Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học của các trƣờng THPT trong tỉnh thƣờng xuyên tăng cƣờng đáp ứng yêu cầu tối thiểu theo quy định. Tuy nhiên nhiều cơ sở giáo dục còn thiếu nhà đa năng, các phòng học bộ môn chất lƣợng xuống cấp....

Giáo dục Phú Thọ trong thời gian qua đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định, tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập và chƣa thực sự đáp ứng yêu cầu mới về phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức đƣợc vấn đề đó Sở GD&ĐT Phú Thọ đã và đang có những định hƣớng, hƣớng dẫn thực hiện các văn bản, chỉ thị của Đảng, nhà nƣớc, của Bộ GD&ĐT nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động dạy và học đáp ứng đƣợc yêu cầu xã hội.

2.1.3. Khái quát về trường THPT Hùng Vương

Trƣờng THPT Hùng Vƣơng là trƣờng công lập nằm giữa trung tâm thị xã Phú thọ. Đƣợc thành lập từ 1945, là ngôi trƣờng có bề dày lịch sử và truyền thống. Với 71 năm xây dựng và phát triển, nhà trƣờng là đơn vị Anh hùng trong thời kì đổi mới và là niềm tự hào của giáo dục tỉnh Phú Thọ.

Hiện nay, Trƣờng có 84 cán bộ, giáo viên, nhân viên với 100% đạt và vƣợt chuẩn đào tạo (Bảng 2.1).

Bảng 2.1. Số lượng CBQL, GV, NV

Trình độ Ban giám hiệu Giáo viên Nhân viên

Sau đại học 01 08 0 Đại học 03 66 03 Cao đẳng 0 0 02 Trung cấp 0 0 01 Tổng 04 74 06 Năm học 2015- 2016 Trƣờng THPT Hùng Vƣơng có tổng số 1.124 học sinh với 30 lớp học. Chất lƣợng giáo dục thể hiện ở Bảng 2.2.

Bảng 2.2. Chất lượng giáo dục năm học 2015-2016

Khối lớp Số lớp Số HS Học lực Hạnh kiểm

Giỏi Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu

Khối 10 10 380 51 299 30 0 354 23 03 0

Khối 11 10 366 70 285 11 0 351 15 0 0

Khối 12 10 378 41 307 30 0 363 15 0 0

Tổng 30 1124 162 891 71 0 1068 53 03 0

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp hàng năm thƣờng đạt 100%, tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào các trƣờng đại học, cao đẳng trong những năm gần đây đạt 60% - 70%. Chất lƣợng bồi dƣỡng học sinh giỏi các môn văn hóa nhiều năm nhà trƣờng đứng trong các tốp dẫn đầu tỉnh. Có nhiều học sinh và thầy cô đạt các danh hiệu cao quý toàn quốc của ngành và của tỉnh. Hoạt động giáo dục nhằm phát triển năng lực, phẩm chất, đạo đức.... giúp học sinh phát triển toàn diện luôn đƣợc nhà trƣờng chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc.

Với mục tiêu giáo dục toàn diện, bồi dƣỡng năng lực cá nhân, rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp và nâng cao hiểu biết xã hội cho học sinh, ngoài các HĐGD-NGLL theo chƣơng trình của Bộ GD&ĐT, nhà trƣờng còn tổ chức thêm các buổi ngoại khóa nhằm thực hiện các mục tiêu trên. Với mục đích nâng cao kiến thức thực tế cho học sinh, nhà trƣờng thành lập và tổ chức các CLB

môn học, các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động giáo dục khác đƣợc các tổ chức trong nhà trƣờng, các bậc phụ huynh học sinh ủng hộ nhiệt tình và đƣợc Sở GD&ĐT Phú Thọ đánh giá cao.

Nhận thức đúng chức năng và nhiệm vụ của mình, CBGVNV nhà trƣờng luôn quan tâm công tác giáo dục toàn diện, trong đó đặc biệt chú trọng các HĐGD- NGLL và các HĐGD-TNST.

Về cơ sở vật chất, nhìn chung nhà trƣờng đƣợc quan tâm đầu tƣ khá tốt, cơ bản đã đảm bảo cho nhu cầu học tập và giảng dạy. Các phòng học đều đƣợc xây dựng kiên cố, diện tích đất sử dụng rộng 32.000 m2. Tuy nhiên, phòng thực hành, phòng học bộ môn và phòng chức năng đã xây dựng và đạt chuẩn năm 2002 nên hiện tại không đủ tiêu chuẩn; Thiết bị công nghệ thông tin đƣợc quan tâm đầu tƣ phục vụ hoạt động dạy và học. Trƣờng có phòng tin học nối mạng LAN, có đủ âm thanh, loa, đài và các thiết bị khác phục vụ HĐGD-TNST.

2.2. Thực trạng HĐGD -TNST tại trƣờng THPT Hùng Vƣơng

2.2.1. Mô tả cách thức khảo sát

Sử dụng kết hợp nghiên cứu định tính và định lƣợng nhằm xác định các bằng chứng thuyết phục cao để kiểm chứng giả thuyết.

Nghiên cứu định tính chủ yếu thông qua:

- Tổng kết kinh nghiệm và dựa trên kết quả theo dõi thi đua giữa các lớp và báo cáo hàng tháng, báo cáo học kỳ của đồng chí Hiệu phó phụ trách các hoạt động giáo dục của trƣờng THPT Hùng Vƣơng trong năm học 2015- 2016.

- Thực hiện phỏng vấn 02 CBQL, 6 giáo viên và 12 học sinh.

- Nghiên cứu định lƣợng chủ yếu thông quá phân tích số liệu khảo sát thu đƣợc bằng phiếu hỏi.

Thiết kế phiếu hỏi

Sử dụng bộ câu hỏi trắc nghiệm để khảo sát về mức độ nhận thức và đánh giá thực trạng tổ chức, quản lý HĐGD-TNST của CBQL, GVCN, phụ huynh học sinh và học sinh tại trƣờng THPT Hùng Vƣơng bằng cách xây dựng 03 mẫu phiếu hỏi và tiến hành thực hiện cho các đối tƣợng:

CBQL và GVCN: Hiệu trƣởng, Phó Hiệu trƣởng, Tổ trƣởng, Tổ phó tổ chuyên môn, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, GVCN;

Học sinh các lớp cả 3 khối 10, 11 và 12.

Tiến hành khảo sát

- Nghiên cứu đƣợc tiến hành 2 lần tại trƣờng THPT Hùng Vƣơng:

- Lần thứ nhất, khảo sát sơ bộ đƣợc tiến hành vào ngày 10/9/2016 trên 30 học sinh

- Lần thứ hai, khảo sát đại trà đƣợc tiến hành vào 3 ngày trong tuần cuối tháng 9 và tuần đầu tháng 10/2016 với số lƣợng các nhóm đối tƣợng khảo sát nhƣ sau:

Tổng số CBQL và GVCN là 45 ngƣời và tổng số học sinh là 400 em của 3 lớp 10 (10A, 10E, 10N), 4 lớp 11 (11B, 11I, 11G, 11D) và 4 lớp 12 (12A, 12C, 12G và 12N).

Bảng 2.3. Số lượng các nhóm đối tượng khảo sát

Thu thập và phân tích số liệu thu thập

Dữ liệu sau khi đƣợc thu thập sẽ tiến hành xử lý số liệu. Mục đích của nghiên cứu này là để kiểm định giả thuyết khoa học của đề tài luận văn.

Xử lý số liệu có sử dụng thang đo với 4 mức độ: (1) hoàn toàn đồng ý (hoặc rất tốt); (2) đồng ý (hoặc tốt); (3) phân vân ( Bình thƣờng, đạt); (4) không đồng ý (hoặc chƣa đạt). Thang đo này đã đƣợc đánh giá thông qua kiểm tra bằng hệ số tƣơng quan Spearman.

2.2.2. Tình hình chung về hoạt động giáo dục ở trường THPT Hùng Vương

HĐGD-TNST đã đƣợc BGH đƣa vào kế hoạch năm học, đƣợc xác định là một nội dung quan trọng trong kế hoạch giảng dạy và giáo dục của các tổ chuyên môn.

TT Nhóm đối tƣợng SL Nội dung

1 CBQL và GVCN 45 Khảo sát thực trạng bằng phiếu

2 CBQL và GVCN 06 Phỏng vấn

3 Học sinh 400 Khảo sát thực trạng bằng phiếu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo tại trường trung học phổ thông hùng vương, thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)