Khảo sát thực trạng những khó khăn HĐGD-TNST

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo tại trường trung học phổ thông hùng vương, thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 54)

10. Cấu trúc của luận văn

2.3.1. Khảo sát thực trạng những khó khăn HĐGD-TNST

Trong phiếu khảo sát dành cho CBQL và GVCN chúng tôi đƣa ra một loạt khó khăn và cũng là nguyên nhân dẫn đến HĐGD-TNST chƣa đƣợc tổ chức hiệu quả (45 phiếu). Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2.6. Đánh giá khó khăn mà giáo viên gặp phải khi tiến hành HĐGD- TNST tại trường THPT Hùng Vương

STT Các biểu hiện khó khăn Mức độ đồng ý Rất đồng ý Đồng ý Không hoàn toàn đồng ý Không đồng ý SL % SL % SL % SL % 1 GV chƣa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của HĐGD-TNST cho HS 5 11,1 13 28,9 16 35,6 11 24,4 2 GV còn thiếu phƣơng pháp, kỹ thuật tổ chức các HĐGD-TNST cho HS 7 15,6 29 64,4 9 20

3 Thời gian dành cho HĐGD-

TNST chƣa hợp lý, còn thiếu

23 51,1 18 40,0 4 8,9

4 Nội dung, hình thức tổ chức

HĐGD-TNST còn chƣa phong phú, đa dạng và chƣa thu hút HS tham gia

10 22,2 22 48,9 13 28,9

5 Các điều kiện, phƣơng tiện phục

vụ HĐGD-TNST còn thiếu thốn

6 Đánh giá kết quả HĐGD-TNST của HS còn chƣa xây dựng đƣợc tiêu chí đánh giá 10 22,2 21 46,7 14 31,1 7 Chƣa có cơ chế, chính sách động viên các lực lƣợng giáo dục tham gia HĐGD-TNST 14 31,1 26 57,8 5 11,1

Từ số liệu thu đƣợc ở Bảng 2.6 chúng tôi có nhận xét sau:

- Đại đa số ý kiến cho rằng GV đã nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của HĐGD-TNST cho HS. Tuy nhiên vẫn còn đến 40% ý kiến còn băn khoăn ít nhiều về khó khăn (và cũng là một trong nguyên nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng HĐGD-TNST).

- Những khó khăn đƣợc nhiều ý kiến đồng ý nhất là biểu hiện khó khăn 3 “Thời gian dành cho HĐGD-TNST chưa hợp lý, còn thiếu” (91,1%), biểu hiện khó khăn 7 “Chưa có cơ chế, chính sách động viên các lực lượng giáo dục tham gia HĐGD- TNST” (88,9%); biểu hiện khó khăn 5 “Các điều kiện, phương tiện phục vụ HĐGD-TNST còn thiếu thốn”(82,3%).

Từ số liệu này chúng tôi cho rằng: Các hoạt động giáo dục nói chung và HĐGD-TNST nói riêng ở trƣờng THPT Hùng Vƣơng còn nhiều khó khăn và chƣa có chính sách động viên các lực lƣợng tham gia hoạt động này.

Luận văn cũng đặt ra vấn đề đánh giá mức độ hài lòng (mức độ đáp ứng nhu cầu) của HS đối với các HĐGD-TNST đã đƣợc tổ chức tại trƣờng THPT Hùng Vƣơng (n=400 phiếu hỏi của HS).

Bảng 2.7. Mức độ hài lòng của HS đối với các HĐGD-TNST ở trường THPT Hùng Vương

Mức độ Rất hài lòng Hài lòng một phần Chƣa hài lòng

Số lƣợng (SL) % SL % SL %

Đánh giá 192 48 142 35,5 66 16,5

Nhìn chung, mức độ hài lòng của HS đối với các HĐGD-TNST tại trƣờng THPT Hùng Vƣơng là chƣa cao. Có 48% số học sinh cho rằng đã hài lòng song còn số đông (16,5% và 35,5%) “chƣa hài lòng”, hoặc chỉ “hài lòng một phần” đối với các hoạt động HĐGD-TNST đƣợc tham gia. Điều đó cho thấy, sự đánh giá khác nhau thể hiện mức độ quan tâm và nhu cầu khác nhau về HĐGD-TNST.

Tuy nhiên, từ các số liệu có thể đƣa ra nhận xét về các HĐGD-TNST của nhà trƣờng ở thời điểm hiện tại chƣa thật sự phong phú, đa dạng và chƣa đƣợc diễn ra thƣờng xuyên. Hoặc các HĐGD-TNST của nhà trƣờng tổ chức còn chƣa thực sự hấp dẫn học sinh.

2.3.2. Thực trạng quản lý chất lượng các HĐGD-TNST

Quản lý chất lƣợng các HĐGD-TNST khảo sát và trình bày ở đây chỉ ở mức độ lấy ý kiến của CBQL và GVCN đánh giá (từ góc độ nhận thức cá nhân và kết quả định tính) về mức độ chất lƣợng, hiệu quả thực hiện các HĐGD- TNST đạt đƣợc so với mục tiêu, yêu cầu đặt ra.

Bảng 2.8. Mức độ thực hiện các HĐGD-TNST so với yêu cầu

(n= 45 CBQL, GVCN)

STT Các hoạt động HĐGD- TNST

Mức độ thực hiện so với yêu cầu

Rất tốt Tốt Đạt Chưa đạt

SL % SL % SL % SL %

1 Sinh hoạt dƣới cờ đầu tuần

và sinh hoạt cuối tuần

30 66,7 9 20,0 6 13,3

2 Tập luyện thi đấu thể dục,

thể thao, hội diễn văn nghệ

9 20,0 26 57,8 10 22,2

3 Các hoạt động kết hợp với

ngoại khóa môn học, CLB môn học (Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ….) 3 6,7 12 26,7 28 62,2 2 4,4 4 Các hoạt động chính trị - xã hội (cứu trợ lũ lụt, hạn hán, tuyên truyền các đợt lễ lớn) 3 6,7 12 26,7 26 57,8 4 8,8

5 Tổ chức báo cáo theo chủ đề

(ATGT, PCTN, PCCC, PCMT, BVMT…..)

6 13,3 32 71,1 7 15,6

6 Thăm các di tích lịch sử, di

sản văn hóa, thăm gia đình có công với cách mạng

- - 13 28,9 27 60,0 5 11,1

7 Các diễn đàn (về tự học, về

lựa chọn nghề nghiệp

- - 8 17,8 34 75,6 3 6,7

8 HĐ cắm trại, hội thi nhân

các ngày lễ lớn - - 6 13,3 37 82,2 2 4,4 9 Phát động HĐ lao động công ích ở trƣờng, địa phƣơng 14 31,1 23 51,1 8 17,8 10 Các hoạt động NCKH –KT của HS 6 13,3 22 48,9 17 37,8

Từ các số liệu khảo sát bảng trên có thể nhận xét nhƣ sau:

Các hình thức tổ chức giáo dục ở trên (10 hình thức) do nhà trƣờng tổ chức đƣợc CBQL và GVCN ghi nhận hiệu quả ở các mức độ khác nhau. Các hình thức 1, 2, 5, 9, 10 đƣợc đánh giá cao, với “rất tốt”, hoặc “tốt” ở mức từ 62,2% đến 86,7%. Đặc biệt việc duy trì hình thức chào cờ đầu tuần và tổ chức báo cáo, ngoại khóa, các chủ đề theo nội dung hoạt động giáo dục thƣờng xuyên đƣợc đánh giá cao.

2.3.3. Thực trạng triển khai các nội dung quản lý HĐGD-TNST tại trường THPT Hùng Vương

Để đổi mới các HĐGD-NGLL theo hƣớng HĐGD-TNST, BGH nhà trƣờng đã thành lập Ban chỉ đạo và phân cấp quản lý thực hiện chƣơng trình HĐGD-TNST, hƣớng dẫn GVCN xây dựng kế hoạch hoạt động; tổ chức phối hợp GVCN với Đoàn Thanh niên thực hiện chƣơng trình. Chỉ đạo bám sát định hƣớng của Bộ GD&ĐT về nội dung chƣơng trình, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động và đổi mới phƣơng pháp đánh giá kết quả HĐGD-TNST.

Chủ đề hoạt động HĐGD-NGLL các tháng trong năm học đã đƣợc xây dựng lồng ghép hoạt động TNST để nâng cao cơ hội trải nghiệm, phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh; triển khai và bƣớc đầu đem lại hiệu quả, đạt đƣợc mục tiêu giáo dục đề ra.

Tuy nhiên, một số hoạt động có chủ đề rất khó đã đƣợc thay thế bằng các nội dung khác trên cơ sở vẫn đảm bảo đúng chủ đề và mục tiêu yêu cầu, một số hoạt động chƣa đƣợc thực hiện. Ví dụ: chủ đề “Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng” ở các tháng nghỉ hè của học sinh.

Chúng tôi quan tâm đến việc đánh giá mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện của các khâu trong quy trình quản lý để từ đó đƣa ra các nhận định thực trạng quản lý HĐGD-TNST tại trƣờng THPT Hùng Vƣơng. Cụ thể nhƣ ở Bảng 2.10 và Biểu đồ 2.1. Kết quả khảo sát thu về đã đƣợc xử lý và khái quát về mức độ (n= 45, xếp theo điểm trị số)

Bảng 2.9. Thực trạng quản lý HĐGD-TNST tại trường THPT Hùng Vương

TT Nội dung Mức độ

thực hiện

Hiệu quả thực hiện

1. Quản lý mục tiêu, nội dung chƣơng trình HĐGD-

TNST

2,32 2,16

2. Xây dựng kế hoạch triển khai HĐGD- TNST 2,27 2,28

3. Tổ chức bồi dƣỡng năng lực tổ chức HĐGD-

TNST cho giáo viên

2,14 1,98

4. Quản lý sự phối hợp thống nhất các lực lƣợng

tham gia

1,94 1,81

5. Tổ chức các HĐ thi đua về HĐGD- TNST 2,12 1,86

6. Quản lý vật lực, tài lực cho HĐGD-TNST 2,19 2,12

7 Quản lý chế độ báo cáo kết quả HĐGD-TNST

thƣờng xuyên

2,07 1,92

Đỉểm tối đa (xếp 3 bậc A (2), B (2),C (1) 3,0 3,0

Biểu đồ 2.1. Thực trạng quản lý HĐGD-TNST tại trường THPT Hùng Vương

2.32 2.16 2.272.28 2.14 1.98 1.94 1.81 2.12 1.86 2.19 2.12 2.07 1.92 0 0.5 1 1.5 2 2.5 Quản lý mục tiêu, nội dung chƣơng trình Xây dựng kế hoạch Tổ chức bồi dƣỡng năng lực cho GV Quản lý sự phối hợp thống nhất các lực lƣợng tham gia Tổ chức các HĐ thi đua Quản lý vật lực, tài lực Quản lý chế độ báo cáo kết quả

Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ có thể nhận thấy, mức độ thực hiện các nội dung quản lý HĐGD-TNST tại trƣờng THPT Hùng Vƣơng đƣợc đánh giá cao hơn hiệu quả thực hiện các nội dung đó. Có nhiều ý kiến cho hiệu quả thực hiện các nội dung quản lý HĐGD-TNST ở mức điểm C (thấp nhất)

Ví dụ, nội dung “Lập kế hoạch và xây dựng chƣơng trình HĐGD-TNST đƣợc đánh giá cao nhất (Điểm 2,32) về mức độ thực hiện thƣờng xuyên. Song về hiệu quả thực hiện, nội dung “Tổ chức và chỉ đạo thực hiện HĐGD-TNST” lại đƣợc đánh giá cao nhất (Điểm 2,28).

Điểm số thấp nhất dành cho nội dung “Quản lý về cơ sở vật chất và các điều kiện thực hiện HĐGD-TNST” cả ở mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện (1,94 và 1,81).

Với từng nội dung của quản lý HĐGD-TNST tại trƣờng THPT Hùng Vƣơng có những sự khác biệt và một số đặc điểm tác giả đã làm rõ hơn bởi các cuộc phỏng vấn và quan sát.

Cụ thể về một số trong các nội dung quản lý HĐGD-TNST:

Đối với nội dung “xây dựng kế hoạch quản lý HĐGD-TNST tuy đƣợc thực hiện khá thƣờng xuyên (Điểm TB cao nhất, 2,32) và hiệu quả thực hiện tƣơng cũng đối tốt (Điểm TBC 2,16, xếp thứ 2). Song vẫn còn một tỷ lệ đáng kể ý kiến đánh giá mức B và C cho nội dung “lập kế hoạch và xây dựng chƣơng trình HĐGD-TNST.

Căn cứ vào các văn bản pháp quy, nhiệm vụ năm học và hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT; Hiệu trƣởng nhà trƣờng trực tiếp hoặc phân công một phó hiệu trƣởng tiến hành xây dựng kế hoạch HĐGD-TNST bên cạnh kế hoạch chung của nhà trƣờng ngay từ đầu năm học, phổ biến cho hội đồng sƣ phạm góp ý và thống nhất thông qua trong Hội nghị cán bộ, viên chức hàng năm.

Trong thực tế, các trƣờng đều có quyết định thành lập Ban chỉ đạo HĐGD- TNST nhƣng việc phân công trách nhiệm từng thành viên trong Ban chỉ đạo còn chồng chất, chƣa cụ thể, do đó, sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo HĐGD-TNST còn nhiều hạn chế. CBQL nhà trƣờng chỉ tập trung vào công tác chuyên môn nên ít dành thời gian và sự quan tâm cho triển khai hay tổng kết, đánh giá các HĐGD- TNST.

Nhƣ vậy, với định hƣớng mới, cũng những yêu cầu về mặt thực tiễn cần cập nhật thông tin, đổi mới hình thức, tăng cƣờng nội dung… chƣa đƣợc xây dựng hiệu quả nhƣ mong muốn trong kế hoạch hàng năm của nhà trƣờng.

Tùy theo điều kiện của từng trƣờng, Hiệu trƣởng nhà trƣờng có thể chia nhỏ các nội dung của HĐGD-TNST gắn với các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo; và phân công các bộ phận, các ban phụ trách trong trƣờng tiến hành xây dựng kế hoạch theo chuyên môn của mình. Trên cơ sở các kế hoạch mang tính chuyên môn của các bộ phận, Hiệu trƣởng tổng hợp thành kế hoạch, chƣơng trình công tác của HĐGD-TNST cho học sinh trong suốt cả năm học.

Về nội dung tổ chức, chỉ đạo thực hiện các HĐGD-TNST, kết quả điều tra cho thấy mức độ thực hiện nội dung quản lý này đƣợc đánh giá khá thƣờng xuyên (Điểm 2,27) và hiệu quả thực hiện là khá cao (Điểm 2,28).

Có đƣợc kết quả đó là do đội ngũ CBQL nhà trƣờng và GVCN đã luôn nắm rõ đƣợc các nội dung cần phải thực hiện khi tổ chức HĐGD -TNST cho học sinh. Đó là việc tổ chức các phong trào thi đua trong lớp; tổ chức các hoạt động tập thể trong và ngoài lớp học; tổ chức các hoạt động tự quản của học sinh; sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm từng hoạt động; bồi dƣỡng kỹ năng sinh hoạt cộng đồng cho học sinh; tuyên dƣơng, khen thƣởng cho các học sinh làm tốt các hoạt động lớp nhằm nhân rộng mô hình.

- Nội dung quản lý về đội ngũ triển khai thực hiện kế hoạch chỉ đƣợc đánh giá ở mức thứ 3 về mức độ thực hiện (Điểm 2,14) và xếp thứ 4 về hiệu quả thực hiện (Điểm 1,98).

Mặc dù cả CBQL và giáo viên đều đánh giá cao về việc xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm hàng tuần, hàng tháng nhƣng khi kiểm tra giáo án HĐGD-TNST của một số GVCN, chúng tôi nhận thấy rằng, các khâu chuẩn bị của giáo viên còn sơ sài. Riêng về nội dung của các kế hoạch HĐGD của học kỳ và năm học, cũng nhƣ Kế hoạch cho một HĐGD-TNST cụ thể, vẫn có một số giáo viên sao chép lại kế hoạch năm trƣớc, với sĩ số học sinh lớp cũ,...

Trao đổi ý kiến với một số giáo viên về HĐGD-TNST của lớp mình thì bản thân giáo viên cũng tự đánh giá về công tác chủ nhiệm của mình nói chung và việc

triển khai HĐGD-TNST là chƣa tốt, còn gặp nhiều khó khăn. Bản thân giáo viên cũng bị áp lực về điểm số môn học, về thực hiện nề nếp, nội quy nhà trƣờng.

- Về nội dung quản lý công tác phối hợp các lực lƣợng giáo dục, chỉ xếp thứ 5 (2,17 và 1,94) với mức điểm thấp hơn giá trị TBC chung.

Quản lý công tác phối hợp các lực lượng giáo dục thể hiện ở sự phối hợp với các giáo viên bộ môn khác trong giáo dục học sinh; phối hợp với Đoàn Thanh niên trong việc giáo dục học sinh; phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc giáo dục học sinh; nắm vững đặc điểm tâm lý học sinh, hoàn cảnh sống, khả năng của từng học sinh,…để nâng cao chất lƣợng HĐGD- TNST.

Tuy nhiên trong thực tế, việc phối hợp giữa GVCN với các giáo viên bộ môn khác trong tổ chức HĐGD-TNST cũng chƣa thật sự thỏa đáng. Điều này chính là một hạn chế của đội ngũ CBQL trong quản lý phối hợp giữa các lực lƣợng giáo dục.

Mặt khác, mối quan hệ giữa BGH, giữa các GVCN với các phụ huynh trong việc tổ chức HĐGD-TNST cũng còn hạn chế, chƣa phát huy đƣợc sức mạnh của hội cha mẹ học sinh.

- Về thực trạng quản lý CSVC, TBDH dùng để tổ chức HĐGD-TNST tại trƣờng THPT Hùng Vƣơng, kết quả điều tra nhận đƣợc nhiều ý kiến xếp loại C. Điểm TBC cho nội dung quản lý này là mức thấp nhất cho cả 2 phƣơng diện.

Điều nay phản ánh thực tế cho thấy các HĐGD-TNST thƣờng vẫn chỉ sử dụng và tận dụng các hình thức dựa trên “lời nói”, hoặc do GV, HS tự làm lấy các phƣơng tiện hỗ trợ hoạt động. Điều kiện cho các HĐGD-TNST ở các trƣờng THPT đều thiếu thốn, đa phần các thiết bị đã cũ và lạc hậu, chƣa đƣợc bổ sung thƣờng xuyên qua từng năm học. Nguyên nhân là do kinh phí nhà trƣờng đƣợc cấp khá hạn hẹp, chƣa tiến hành huy động đƣợc các nguồn lực tham gia đóng góp, đầu tƣ cho nhà trƣờng.

Việc quản lý sử dụng các điều kiện và thiết bị chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ thƣờng xuyên, còn tồn tại tình trạng tổ chức “dạy chay” trong các HĐGD- TNST. Điều này làm giảm đi hiệu quả của các hoạt động, thậm chí không tổ chức đƣợc các hoạt động mang tính thực tiễn, TNST cho học sinh nhƣ: tham

quan thực tế, cắm trại, dã ngoại, hội chợ… Các hình thức tổ chức đơn điệu, nhàm chán thậm chí sẽ gây phản tác dụng, dẫn đến tâm lý không hứng thú của học sinh và cả ngƣời tổ chức.

Cuối cùng, đối với nội dung quản lý việc kiểm tra, đánh giá HĐGD- TNST với điểm đánh giá TBC thu đƣợc ở bậc 3, là mức tƣơng đối cao (2,19 và 2,12) về thực hiện khá thƣờng xuyên và khá hiệu quả.

Trên thực tế vẫn còn một số hạn chế. Bởi hiện nay công tác kiểm tra đƣợc giao cho các thành viên Ban chỉ đạo HĐGD-TNST, mà lực lƣợng này còn mỏng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo tại trường trung học phổ thông hùng vương, thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)