Quản lý vật lực, tài lực phục vụ HĐGD-TNST

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo tại trường trung học phổ thông hùng vương, thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 35)

10. Cấu trúc của luận văn

1.4.6.Quản lý vật lực, tài lực phục vụ HĐGD-TNST

Tài sản của nhà trƣờng là cơ sở vật chất (CSVC) của trƣờng học, cán bộ giáo viên nhân viên (CBGVNV) và học sinh sử dụng nhằm thực hiện có hiệu quả các HĐGD-TNSTbao gồm:

- Thiết bị phục vụ cho các HĐGD-TNST tại lớp học, tại phòng thí nghiệm, sân thể dục thể thao,…

- Phƣơng tiện HĐGD-TNST: sách tham khảo, tranh ảnh, phƣơng tiện nghe nhìn và thiết bị kĩ thuật phục vụ dạy học.

- Địa điểm cho các HĐGD-TNST: bố trí phòng học, phòng học bộ môn, thƣ viện, phòng hoạt động Đoàn, nhà truyền thống,…

- Tài chính và phƣơng tiện đảm bảo cho các hoạt động ngoài trời: Dã ngoại, tham quan, cắm trại, hội thi,…

- Hoạt động giáo dục nói chung và HĐGD-TNST nói riêng có đạt hiệu quả, đòi hỏi nhà trƣờng phải đầu tƣ CSVC, thiết bị kĩ thuật phục vụ phải đảm bảo….thƣờng xuyên bảo quản và tu sửa nhằm nâng cao chất lƣợng sử dụng.

1.4.7. Quản lý chế độ báo cáo kết quả HĐGD-TNST thường xuyên

Thực hiện chế độ báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý. Tuy nhiên để thực hiện đánh giá có hiệu quả đòi hỏi BGH, cán bộ Đoàn, giáo viên bộ môn, GVCN phải xây dựng đƣợc tiêu chí đánh giá. Tiêu chí phải căn cứ vào mục tiêu của từng hoạt động. Muốn thực hiện đánh giá có hiệu quả và nhận đƣợc phản hồi tích cực của đối tƣợng tham gia HĐGD- TNST, cần thực hiện và tuân thủ các bƣớc cơ bản sau:

- Xây dựng tiêu chí đánh giá, công cụ và hình thức đánh giá. - Tiến hành đánh giá theo tiêu chí.

- Phân tích, so sánh, đối chiếu giữa hoạt động thực với tiêu chí. - Báo cáo tổng kết, xếp loại theo từng đợt, từng học kỳ và năm học.

Nhà quản lý và giáo viên cần sử dụng kết quả đánh giá hiệu quả, có ý nghĩa thì quá trình giáo dục học sinh mới có ý nghĩa. Cụ thể là:

- Giáo viên thực hiện tốt HĐGD-TNST cần có động viên khen thƣởng thích đáng. Danh hiệu giáo viên chủ nhiệm giỏi cần bổ sung bên cạnh giáo viên dạy giỏi.

- Kết quả học tập và kết quả rèn luyện cần đƣợc ứng xử nhƣ nhau.

- Các nội dung giáo dục cũng cần đƣợc đánh giá theo từng năng lực, giống nhƣ các môn học để trong bảng đánh giá học sinh ngƣời sử dụng biết học sinh có năng lực học ở môn gì cũng nhƣ năng lực xã hội nào là thế mạnh của học sinh.

- Kết quả giáo dục cần đƣợc sử dụng trong tuyển chọn theo các mục đích khác nhau.

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý HĐGD-TNST tại trƣờng THPT

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

a) Thái độ và phương pháp học tập của người học:

Học sinh THPT luôn có nhu cầu và động cơ sáng tạo, do vậy họ cần có nhiều cơ hội trải nghiệm với sự hỗ trợ của giáo viên và các lực lƣợng hỗ trợ khác (bạn học trong nhóm, trong lớp, cựu học sinh, cha mẹ học sinh, cán bộ nhân viên trong trƣờng…) để xây dựng đƣợc mối quan hệ tƣơng tác đa chiều và vƣợt qua sức ỳ tâm lý khi tham gia các HĐGD-TNST.

Trên lý thuyết và trong thực tiễn, thái độ và phƣơng pháp học tập của học có ảnh hƣởng rõ rệt đến chất lƣợng, hiệu quả quản lý HĐGD-TNST.

Do đó, nhà trƣờng và GVluôn biết quan sát và học hỏi, quan sát tinh tế và có hiệu quả; có tinh thần nghiêm túc, cẩn thận suy xét tới cùng; dám tuyên chiến với uy quyền lạc hậu, hoài nghi và bồi dƣỡng cho mình khả năng giải quyết những hoài nghi do mình đặt ra; Luôn rèn khả năng tƣ duy và tƣởng tƣợng sáng tạo;

Ngƣời học cần có tư duy sáng tạo với các đặc điểm: Tính mềm dẻo, linh hoạt; Tính lưu loát, trôi chảy; Tính độc đáo; Tạo cấu trúc mới; Tính nhạy cảm.

Các yếu tố tâm lý có ảnh hƣởng quyết định đến tƣ duy sáng tạo [21]:

Yếu tố tâm lý cản trở sự sáng tạo Yếu tố tâm lý xây dựng sáng tạo

Sự thiển cận Có khả năng xoay sở

Tuân thủ quy tắc quá chặt chẽ và thƣờng xuyên

Tƣ duy thông thoáng, không giới hạn bởi quy tắc

Xem sự khôi hài chỉ là sự phù phiếm Có óc khôi hài

Hay chỉ trích Biết chấp nhận

Sợ thất bại Khả năng chấp nhận thất bại và biết học

hỏi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Không dám mạo hiểm Dám mạo hiểm

Không sẵn sàng tiếp nhận quan điểm hay ý kiến khác

Tích cực, lắng nghe và chấp nhận sự khác biệt

Thiếu cởi mở với ý tƣởng Tiếp thu ý tƣởng

Luôn thích tranh giành Luôn thích hợp tác

Né tránh sự mơ hồ Chấp nhận sự mơ hồ

Không khoan nhƣợng Bao dung

Thiếu linh động Linh động

Bỏ cuộc sớm Cam kết theo đuổi đến cùng

Lo lắng quá mức về suy nghĩ của ngƣời

khác Tập trung cao độ

Cho rằng mình không có khả năng sáng tạo Nhận ra tiềm năng sáng tạo của bản

thân

b)Năng lực giáo dục của người thầy:

Để thực hiện tốt kỹ năng tổ chức HĐGD-NGLL cho học sinh, ngƣời giáo viên cần có các năng lực sau:

- Xây dựng nội dung chƣơng trình tổ chức HĐGD-NGLL cho học sinh phù hợp với mục tiêu chung của nhà trƣờng và địa phƣơng. Chƣơng trình cần bám sát, phù hợp với chƣơng trình giáo dục THPT, phù hợp với trình độ nhận thức và các hình thức, phƣơng pháp tổ chức hoạt động.

- Hƣớng dẫn học sinh rèn luyện từng kỹ năng thành phần trong tổ chức HĐGD-NGLL theo một quy trình khoa học. Trật tự cũng cần đƣợc điều chỉnh sao cho phù hợp với trình độ của từng đối tƣợng học sinh và điều kiện học tập cụ thể.

- Chú trọng nâng cao ý thức và năng lực tự học, tự rèn luyện của học sinh trên cơ sở có hƣớng dẫn, chỉ đạo của giáo viên giàu kinh nghiệm. Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong quá trình tham gia HĐGD- NGLL.

- Từng công đoạn trong quá trình rèn luyện, tổ chức HĐGD-NGLL cho học sinh đều đòi hỏi phải tạo ra các sản phẩm cụ thể. Đồng thời khuyến khích học sinh chia sẻ các sản phẩm với các cá nhân khác để hiệu quả rèn luyện đƣợc nâng cao hơn.

- Tổ chức việc kiểm tra, đánh giá đảm báo tính khách quan, đánh giá đúng theo định hƣớng của mục tiêu đào tạo đề ra. Sử dụng các kênh đánh giá từ tập thể, và cá nhân học sinh để việc đánh giá đƣợc toàn diện. Chú trọng việc đánh giá trong suốt quá trình rèn luyện kỹ năng chứ không chỉ tập trung vào đánh giá kết quả cuối cùng nhƣ đối với các nội dung học tập khác.

c) Ý thức trách nhiệm và năng lực quản lý của người Hiệu trưởng trong quản lý HĐGD-TNST

Yếu tố ý thức trách nhiệm và hành động lãnh đạo của ngƣời hiệu trƣởng luôn có mối quan hệ biện chứng gắn kết với nhau trong mọi hoạt động quản lý trƣờng THPT, có nhận thức đúng thì hành động mới đúng. Để các HĐGD-TNST có hiệu quả, trƣớc hết ngƣời hiệu trƣởng phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của HĐGD-TNST trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nói chung và đổi mới quản lý nhà trƣờng nói riêng.

Cùng với yêu cầu nhận thức nêu trên, năng lực tự thân của ngƣời hiệu trƣởng về tự bồi dƣỡng hoặc tham dự các khóa đào tạo, bồi dƣỡng là yếu tố mang tính nội lực quyết định chất lƣợng, hiệu quả công tác quản lý. Trong quá trình phát triển bản thân, yếu tố nội lực đó giúp ngƣời hiệu trƣởng CBQL tự học tập, nghiên cứu và rèn luyện để trang bị cho mình đủ điều kiện, đủ trình độ, đảm bảo đủ năng lực và phẩm chất theo yêu cầu quản lý HĐGD-TNST có chất lƣợng và hiệu quả cao hơn.

1.5.2. Các yếu tố khách quan

a) Môi trường giáo dục của nhà trường:

Chƣơng trình giáo dục THPT (dự thảo) nói chung và các định hƣớng HĐGD-TNST của Bộ GD&ĐT ban hành mới đây chƣa cụ thể tới điều kiện của từng trƣờng, từng địa phƣơng nên khi triển khai gặp rất nhiều khó khăn.

Đội ngũ CBQL, GV và cán bộ Đoàn chủ yếu đƣợc đào tạo về chuyên môn các lĩnh vực giảng dạy, mà chƣa đƣợc bồi dƣỡng, rèn luyện các kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục.. Mặt khác, theo “quán tính”, cho đến nay cán bộ quản lý, giáo viên nhà trƣờng chủ yếu vẫn tập trung vào chất lƣợng học tập; chƣa thực sự quan tâm đến HĐGD-TNST. Chính vì vậy, các HĐGD-TNST chƣa có môi

trƣờng giáo dục thuận lợi, vẫn chủ yếu dựa vào sự nhiệt tình và kinh nghiệm của mỗi ngƣời khi tham gia các hoạt động đó.

Môi trƣờng HĐGD-TNST phải là môi trƣờng học tập sáng tạo: Không nên đem sự áp đặt, bắt buộc tham gia và điểm số để tạo áp lực cho HS; Các hình thức giáo dục cần thay đổi linh hoạt về không gian, ngƣời học đƣợc lựa chọn hoạt động phù hợp với sở trƣờng, hứng thú của mình, tài liệu học tập cần phong phú, quan tâm đến nhu cầu, hứng thú cá nhân hoặc nhóm nhỏ; tăng cƣờng hoạt động gắn với cộng đồng địa phƣơng,...

b) Yếu tố môi trường gia đình và cộng đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Môi trƣờng sống và tác động của gia đình là một trong những yếu tố ảnh hƣởng quan trọng đến HĐGD-TNST và quản lý HĐGD-TNST. Nhiều gia đình hiện nay chỉ lo cho con đi học, dù là học cả ngày và học thêm, học ở, nhƣng không muốn con em tham gia các hoạt động khác, dù họ cũng biết là rất cần thiết.

Để hoạt động HĐGD-TNST có hiệu quả giáo dục, cha mẹ học sinh phải là một lực lƣợng tham gia giáo dục, thƣờng xuyên nắm bắt đƣợc tình hình học tập, rèn luyện ở trƣờng, lớp; trên cơ sở đó động viên, hỗ trợ các em tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoài giờ tự học,...

Cộng đồng nhận thấy vai trò trách nhiệm của mình, tích cực hỗ trợ tạo môi trƣờng thuận lợi cho nhà trƣờng, gia đình giúp đỡ các em không chỉ trong học tập, mà còn tham gia các hoạt động rèn luyện phát triển nhân cách.

Chính quyền địa phƣơng, các tổ chức chính trị - xã hội cần có ủng hộ về vật chất và tinh thần cho hoạt động giáo dục của nhà trƣờng nói chung, các HĐGD-TNST nói riêng. Đây cũng là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng tới chất lƣợng, hiệu quả HĐGD-TNST. Bởi công tác xã hội hóa giáo dục là một nhiệm vụ quản lý quan trọng của hiệu trƣởng trƣờng THPT.

c) Cơ sở vật chất và kinh phí HĐGD-TNST:

HĐGD-TNST thƣờng đòi hỏi cơ sở vật chất và cần kinh phí nhất định. HĐGD-TNST hƣớng tới việc mở rộng không gian lớp học nên đƣợc tổ chức ở nhiều địa điểm khác nhau. Trong nhà trƣờng, HĐGD-TNST có thể tổ

chức trong lớp học, trong hội trƣờng, ngoài sân trƣờng, trong vƣờn trƣờng. Nhiều HĐGD-TNST đã đƣợc tổ chức ngoài nhà trƣờng nhƣ: (ở siêu thị, tại cơ sở sản xuất, trong vƣờn sinh thái, tổ chức tại bảo tàng, tại làng nghề, tại nhà hát…). HĐGD-TNST gồm nhiều nhóm hoạt động chính: dạy học tích hợp, hoạt động kĩ năng sống, hoạt động đoàn - đội, hoạt động tự chủ sáng tạo của học sinh, hoạt động câu lạc bộ, giao lƣu trong và ngoài nƣớc, hoạt động vì thiện nguyện cộng đồng…

Đội ngũ giáo viên tham gia các hoạt động mất rất nhiều thời gian mà lại chƣa có chính sách động viên. Họ thƣờng phàn nàn và đổ lỗi cho nhà quản lý thiếu quan tâm đầu tƣ điều kiện vật chất và tinh thần cho các hoạt động giáo dục, trong đó có các HĐGD-TNST.

---

Kết luận chƣơng 1

Hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo (HĐGD-TNST) là một bộ phận của quá trình giáo dục trong nhà trƣờng, là việc tiếp nối các hoạt động trên lớp, có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện.

Tổ chức các HĐGD-TNST cho học sinh thực chất là đổi mới các HĐGD- NGLL hiện nay ở các trƣờng phổ thông trên cơ sở định hƣớng trọng tâm mục tiêu giúp học sinh đƣợc trải nghiệm thực tế cuộc sống, đặc biệt trong môi trƣờng tập thể, qua đó hình thành và thể hiện phẩm chất, năng lực, nhận ra năng khiếu, sở thích, đam mê, bộc lộ và điều chỉnh cá tính, giá trị, nhận ra chính mình cũng nhƣ khuynh hƣớng phát triển của bản thân; góp phần thực hiện tốt hoạt động dạy học và đạt đƣợc mục tiêu giáo dục.

Quản lý HĐGD-TNST là tác động của CBQL đến tập thể giáo viên và các lực lƣợng giáo dục trong, ngoài nhà trƣờng nhằm tổ chức thực hiện kế hoạch, nội dung HĐGD-TNST một cách có hiệu quả, hƣớng tới mục tiêu hình thành năng lực thực tiễn ở học sinh.

Trong Chƣơng 1 đã xác định mục tiêu và các nội dung cơ bản của công tác quản lý HĐGD-TNST của ngƣời hiệu trƣởng:

- Quản lý mục tiêu, nội dung chương trình HĐGD-TNST

- Xây dựng kế hoạch triển khai HĐGD-TNST

- Tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐGD-TNST cho giáo viên

- Quản lý sự phối hợp thống nhất các lực lượng tham gia

- Tổ chức các hoạt động thi đua về HĐGD-TNST

- Quản lý vật lực, tài lực phục vụ HĐGD-TNST

- Quản lý chế độ báo cáo kết quả HĐGD-TNST thường xuyên

Trên cơ sở đó, luận văn cũng đã xác định các yêu cầu quản lý về phƣơng pháp và hình thức HĐGD-TNST, quản lý việc đánh giá kết quả HĐGD-TNST và các yếu tố chủ quan, khách quan đến quá trình quản lý HĐGD-TNST trong trƣờng THPT. Trong đó, cần đặc biệt chú ý đến vai trò và ý thức trách nhiệm, năng lực quản lý của ngƣời hiệu trƣởng trong công tác quản lý HĐGD-TNST.

Có thể coi những vấn đề lý thuyết đã đƣợc phân tích, hệ thống hóa trên đây chính là các cơ sở lý luận cho các công việc tiếp theo để nghiên cứu về thực trạng và đề xuất giải pháp, biện pháp quản lý HĐGD-TNST ở trƣờng THPT.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TẠI TRƢỜNG THPT HÙNG VƢƠNG, THỊ XÃ PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ

2.1. Khái quát về tỉnh Phú Thọ và trƣờng THPT Hùng Vƣơng

2.1.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái, phía đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc và giáp huyện Ba Vì - Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Sơn La, phía nam giáp tỉnh Hòa Bình.

Diện tích đất tự nhiên của tỉnh Phú Thọ là 3.532 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 97.610 ha, đất rừng là 195.000 ha với 64.064 ha rừng tự nhiên,... Phú Thọ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23°C, lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 1.700 mm, độ ẩm trung bình năm khoảng 86%; có 2 tiểu vùng chủ yếu gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của tỉnh, chủ yếu thuộc các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, phía Tây huyện Cẩm Khê…

- Tiểu vùng đồi gò thấp, xen kẽ đồng ruộng, dải đồng bằng ven các triền sông Hồng, sông Lô và Sông Đà. Đây là vùng thuận lợi cho việc trồng các loại cây nguyên liệu giấy, cây lƣơng thực, cây công nghiệp, có tiềm năng lớn để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến…

Dân cƣ tỉnh Phú Thọ có trên 1,4 triệu ngƣời với 21 dân tộc cùng sinh sống. Số ngƣời trong độ tuổi lao động khoảng 800.000 ngƣời (60% dân số) trong đó lực lƣợng lao động trẻ chiếm 65%, số lao động qua đào tạo đạt trên 40%. Tỉnh Phú Thọ có 12 huyện và thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị -

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo tại trường trung học phổ thông hùng vương, thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 35)