Đánh giá kết quả phát triển cho vay DNV&N tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hải dương (Trang 75)

Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hải Dương

3.2.3.1. Kết quả đạt được

Mặc dù đang kinh doanh trong giai đoạn nền kinh tế diễn biến hết sức phức tạp, nhƣng bám sát những qui định, định hƣớng của NHTMCP Công Thƣơng Việt Nam, Chi nhánh đã có những hƣớng đi cho vay phù hợp với giai đoạn này và đạt đƣợc một số kết quả nhất định nhƣ dƣ nợ đƣợc đảm bảo, nợ xấu giảm, hình ảnh uy tín và vị thế của Vietinbank đã đƣợc ngƣời dân biết đến. Cụ thể là:

Qua số liệu hoạt động cho vay DNV&N của Chi nhánh Hải Dƣơng trong giai đoạn 2010 – 2014 thấy rằng nhìn chung dƣ nợ cho vay tăng qua các năm với mức độ ổn định, riêng năm 2011 giảm so với năm 2010, nhƣng đến cuối năm 2012, 2013 và năm 2014 dƣ nợ cho vay đã có sự tăng trƣởng cao so với các năm trƣớc. Tuy nhiên, có thể nhận xét rằng chính sách tín dụng của Chi nhánh Hải Dƣơng vẫn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức trong việc mở rộng đầu tƣ cho vay đối với các khách hàng là các DNV&N. Dƣ nợ cho vay của các DNL chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dƣ nợ cho vay hàng năm của Chi nhánh và tập trung vào một số ít khách hàng nhƣ Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty CP Xi măng Hoàng Thạch, Công ty cổ phần Môi trƣòng xanh, Công ty cổ phần lắp máy Lilama, Bệnh viện đa khoa Hoà Bình và một vài

66

doanh nghiệp khác. Nhƣ đã phân tích, việc tập trung cho vay vào một vài doanh nghiệp sẽ làm cho Chi nhánh bị động vào tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng dẫn đến dƣ nợ cho vay phụ thuộc vào sự biến động theo nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng, rủi ro tín dụng sẽ tăng do tập trung dƣ nợ quá lớn vào một số khách hàng, quan hệ với những khách hàng này sẽ phải áp dụng nhiều chính sách ƣu đãi hơn, tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo sẽ tăng do đó dƣ nợ cho vay không có đảm bảo là rất lớn...

Tuy nhiên, việc phát triển cho vay các DNV&N trong thời gian qua đã đem lại kết quả nhất định, dƣ nợ cho vay tăng, số lƣợng khách hàng tăng đi đôi với việc chất lƣợng dƣ nợ đƣợc kiểm soát một cách chặt chẽ.

Dư nợ cho vay DNV&N: Dƣ nợ cho vay DNV&N thời điểm cuối năm 2011 giảm so với năm 2010, nhƣng nhìn chung giai đoạn 2010 -2014 dƣ nợ cho vay DNV&N tăng trƣởng qua các năm và có sự tăng đột biến trong năm 2012; năm 2013, 2014 tiếp tục tăng trƣởng đều đặn, đến cuối năm 2014 dƣ nợ cho vay DNV&N đã đạt gần gấp đôi so với cuối năm 2010. Trong đó dƣ nợ cho vay DNV&N ở các thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp đều tăng. Với chính sách tín dụng có nhiều đổi mới; tăng cƣờng công tác tiếp thị, tìm kiếm khách hàng; nâng cao chất lƣợng phục vụ; mở rộng địa bàn hoạt động; đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ,...do vậy thời gian qua Chi nhánh Hải Dƣơng đã tăng dƣ nợ một phần do tăng dƣ nợ của khách hàng hiện tại và cho vay nhiều khách hàng mới phát sinh.

Doanh số cho vay DNV&N: Bên cạnh chỉ tiêu dƣ nợ cho vay đối với DNV&N thì doanh số cho vay cũng phản ánh kết quả của việc mở rộng cho vay DNV&N. Doanh số cho vay phụ thuộc vào chu kỳ luân chuyển vốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng, nếu khách hàng của Chi nhánh có nhu cầu vay vốn ngắn hạn mà chu kỳ luân chuyển vốn nhanh và vay vốn thƣờng xuyên thì doanh nghiệp thì doanh số cho vay từ chính khách hàng đó nói

67

riêng sẽ tăng. Chi nhánh Hải Dƣơng thời gian qua phát sinh mới nhiều khách hàng là DNV&N kinh doanh hàng nông sản, thƣơng mại dịch vụ, dệt may có nhu cầu vay vốn thƣờng xuyên với số lƣợng lớn, do vậy doanh số cho vay DNV&N thời gian qua có sự tăng trƣởng, điều này chứng minh cho việc phát triển cho vay DNV&N của Chi nhánh Hải Dƣơng thời gian qua.

Số lượng khách hàng vay vốn là DNV&N: Số lƣợng khách hàng của chi nhánh là DNV &N đã tăng dần qua năm 2010 đến 2014. Tuy vậy đến thời điểm cuối năm 2014 tổng số khách hàng là DNV&N của Chi nhánh Hải Dƣơng là 484 là rất nhỏ so với tiềm năng có thể khai thác của Chi nhánh vì cùng thời điểm tổng số DNV&N trên điạ bàn tỉnh Hải Dƣơng là 1.767 DNV&N. Số lƣợng DNV&N hiện đang có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh tăng hàng năm nhƣ hiện nay vẫn là rất thấp.

Phạm vi cho vay: Hầu hết dƣ nợ cho vay tại Chi nhánh Hải Dƣơng là của các khách hàng hoạt động trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng. Theo quy định của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam thì Chi nhánh không đƣợc ủy quyền cho vay khách hàng ngoài địa bàn trừ trƣờng hợp đƣợc sự đồng ý của Tổng Giám Đốc, do vậy rất khó khăn cho Chi nhánh trong việc giải quyết cho vay khách hàng ngoài địa bàn.

Dƣ nợ cho vay đối đối với khách hàng trong thành phố Hải Dƣơng và ngoài thành phố tăng dần qua các năm. Từ năm 2010 đến 2013 số dƣ nợ đối với khách hàng trong thành phố luôn cao hơn ngoài thành phố nhƣng đến năm cuối năm 2014 dƣ nợ cho vay các khách hàng tại địa bàn huyện đã tăng hơn so với địa bàn thành phố Hải Dƣơng. Điều đó thể hiện sự mở rộng phạm vi cho vay của chi nhánh.

Chất lượng dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ: Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014 nhìn chung chất lƣợng cho vay đƣợc nâng cao. Riêng năm 2011 đánh dấu một năm kết quả phát triển cho vay DNV&N của

68

chi nhánh không tốt khi số lƣợng DNV&N có quan hệ tín dụng với ngân hàng giảm, dƣ nợ cho vay DNV&N của chi nhánh giảm, bên cạnh đó nợ xấu trong cho vay DNV&N lại ở mức cao, thu nhập từ cho vay DNV&N giảm, thu nhập của ngân hàng giảm. Điều đó thể hiện chất lƣợng cho vay DNV&N của chi nhánh không tốt. Đến năm 2012 chi nhánh đã mở rộng qui mô cho vay DNV&N nhƣng chất lƣợng cho vay chƣa đƣợc cải thiện: nợ xấu tăng, tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức cao, tỷ lệ thu nhập từ cho vay DNV&N/ thu nhập từ hoạt động tín dụng giảm và chiếm tỷ trọng nhỏ. Đến năm 2013, 2014 số lƣợng DNV&N có quan hệ tín dụng với ngân hàng tăng mạnh, dƣ nợ cho vay DNV&N tăng mạnh (năm 2013 tăng 45,6% so với năm 2012, năm 2014 tăng 6% so với năm 2013) bên cạnh đó chất lƣợng dƣ nợ đã đƣợc kiểm soát (tỷ lệ nợ xấu trong cho vay DNV&N trên tổng dƣ nợ cho vay DNV&N dƣới 1%); nợ nhóm 2 có phát sinh nhƣng thực chất đây là các khoản nợ do khách hàng chậm trả gốc, lãi trên 10 ngày nhƣng Chi nhánh đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ; thu nhập từ hoạt động cho vay DNV&N tăng và ngày càng chiếm tỷ trọng cao. Điều đó cho thấy chất lƣợng cho vay DNV&N của chi nhánh đã đƣợc nâng cao và ngày càng ổn định.

Trong bối cảnh kinh tế có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không hiệu quả, hoạt động cầm chừng, thua lỗ, phá sản, thì kết quả trên thể hiện sự cố gắng nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên chi nhánh. Ngoài việc làm tăng thu nhập cho ngân hàng chi nhánh đã góp phần duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của DNV&N.

3.2.3.2. Những biện pháp đạt kết quả tốt

Để đạt đƣợc kết quả nhƣ vậy chi nhánh đã áp dụng thành công một số biện pháp sau:

- Chi nhánh đã chú trọng tới hoạt động tƣ vấn, hỗ trợ khách hàng đối với các DNV&N. Phần lớn các DNV&N trên địa bàn tỉnh đều xuất phát từ hộ

69

gia đình, chƣa chú trọng tới tính minh bạch và hiệu quả hoạt động tài chính trong DN. Nhiều DN hoạt động kinh doanh rất tốt nhƣng do việc theo dõi, hạch toán báo cáo tài chính không tốt, trốn doanh thu, lợi nhuận...nên khó tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng. Do vậy, nếu khách hàng có năng lực tài chính khá, hoạt động kinh doanh thƣờng xuyên, CBTD tƣ vấn cho khách hàng hạch toán, lập BCTC để vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh của DN và đảm bảo đƣợc chỉ tiêu chấm điểm xếp hạng tín dụng do Vietinbank ban hành. Với việc tƣ vấn, hỗ trợ khách hàng nhƣ vậy, các CBTD đã giúp DNV&N có nhiều khả năng tiếp cận vốn ngân hàng. Việc này không những đem lại lợi nhuận cho chi nhánh và doanh nghiệp, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh Hải Dƣơng.

- Chi nhánh đã chú trọng tới công tác thẩm định phƣơng án/dự án vay vốn, thẩm định khách hàng: Thẩm định khách hàng và thẩm định dự án là hai bƣớc quan trọng nhất trong quá trình cho vay của NHTM. Dựa vào các qui trình, qui định của Vietinbank để tiến hành một cách khoa học, khách quan, đảm bảo an toàn cho ngân hàng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng. Hầu hết các khách hàng đã đến Vietinbank Hải Dƣơng, nếu đủ điều kiện vay vốn sẽ đƣợc đáp ứng nhu cầu vốn một cách nhanh nhất có thể để không lỡ cơ hội kinh doanh của khách hàng.

- Đối với những ngành nghề không hiệu quả ngân hàng hạn chế cho vay, đối với các doanh nghiệp kinh doanh tốt, ngành nghề kinh tế mũi nhọn, chủ lực đã đƣợc chi nhánh quan tâm, mở rộng cho vay đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp.

- Tăng cƣờng, nâng cao chất lƣợng cán bộ tín dụng: Trong mọi lĩnh vực nhân tố con ngƣời luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Các sản phẩm dịch vụ có đến đƣợc với ngƣời tiêu dùng đều nhờ các cán bộ NH. Chi nhánh có đƣợc kết quả nhƣ ngày hôm nay là có sự đóng góp rất lớn của cán bộ tín dụng,

70

ngƣời trực tiếp tiếp xúc, làm việc với các DNV&N, tham mƣu cho ban lãnh đạo đƣa ra những quyết định tín dụng phù hợp. Chi nhánh phát triển đƣợc cho vay DNV&N thể hiện ở số lƣợng DNV&N có quan hệ tín dụng với chi nhánh tăng, doanh số cho vay, dƣ nợ cho vay tăng, mở rộng địa bàn cho vay, nợ quá hạn và nợ xấu giảm, thu nhập từ hoạt động cho vay DNV&N tăng.

3.2.3.3. Những nguyên nhân hạn chế phát triển cho vay DNV&N

Hạn chế phát triển cho vay

Bên cạnh một số kết quả nhất định Vietinbank Hải Dƣơng đã đạt đƣợc nhƣ đã phân tích ở trên thì hoạt động cho vay đối với DNV&N vẫn còn tồn tại những hạn chế nhƣ sau:

- Mặc dù dƣ nợ và tỷ trọng cho vay đối với các DNV&N có sự tăng trƣởng dần qua các năm nhƣng vẫn ở mức chƣa cao, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của thị trƣờng. Doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng dành cho khách hàng DNV&N là khá thấp trong khi đó các DNV&N đang rất cần nguồn vốn này để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh lâu dài và mở rộng qui mô hoạt động, vƣơn rộng tầm phát triển tƣơng lai.

- Chất lƣợng cho vay đã đƣợc cải thiện nhƣng chƣa cao. Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn không thấp, cơ cấu cho vay chƣa hợp lý, thu nhập từ cho vay DNV&N còn hạn chế.

Nguyên nhân của những hạn chế a) Về phía ngân hàng

- Đa số các CBTD của chi nhánh còn rất trẻ, năng động, sáng tạo nhƣng còn thiếu kinh nghiệm trong quá trình thẩm định cũng nhƣ giám sát vốn vay hay tƣ vấn phƣơng án kinh tế hiệu quả cho khách hàng nên có thể xét duyệt những khoản vay kém an toàn, bỏ qua những khoản vay có hiệu quả kinh tế cao hoặc khi giám sát vốn vay có những xử lý chƣa hiệu quả.

71

- Khả năng quản lý, thu thập, xử lý và phân loại thông tin về đối tƣợng khách hàng DNV&N vẫn còn hạn chế. Chi nhánh chƣa có cán bộ chuyên sâu phụ trách mảng này. Điều đó làm cho ngân hàng chậm trễ trong việc đánh giá đƣợc thực trạng hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, khả năng sinh lời và thanh toán các khoản nợ vay của doanh nghiệp.

- Thủ tục qui trình vay vốn của Ngân hàng hiện đang áp dụng chung cho mọi đối tƣợng là khách hàng doanh nghiệp nên có những điểm chƣa phù hợp với đặc thù hoạt động của khối DNV&N. Ngân hàng cần đƣa ra những sản phẩm dịch vụ phù hợp với đặc điểm, đặc trƣng của từng vùng miền. Thời gian xét duyệt quyết định cho vay DNV&N tại chi nhánh cũng tƣơng đối dài, thời gian trung bình khoảng 1 tuần, do đó nhiều khi làm lỡ cơ hội kinh doanh của khách hàng.

- Mạng lƣới chi nhánh chƣa rộng nên hạn chế khả năng tiếp cận vốn của các DN cũng nhƣ hoạt động cho vay của ngân hàng.

- Ban lãnh đạo chi nhánh chƣa thật chú trọng đến công tác Marketing, chƣa có chính sách, biện pháp cụ thể nhằm tìm kiếm các khách hàng tiềm năng, tăng qui mô dƣ nợ và thị phần cho vay trên địa bàn

b) Về phía các DNV&N

Nguyên nhân đầu tiên xuất phát từ chính qui mô vừa và nhỏ của doanh nghiệp. Xuất phát từ những rủi ro tiềm ẩn do đặc trƣng của khối DNV&N nên ngân hàng thƣờng đòi hỏi doanh nghiệp phải có TSĐB. Tuy nhiên do vốn chủ sở hữu thấp, năng lực tài chính chƣa cao…nên các DNV&N thƣờng rơi vào tình trạng thiếu TSĐB, hoặc TSĐB thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu các khoản vay hay giấy tờ về tài sản thế chấp còn thiếu tính pháp lý …Do đó số doanh nghiệp này gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng.

72

Tính khả thi và khả năng sinh lời của các dự án, các phƣơng án kinh doanh đƣợc coi là một yếu tố then chốt trong việc ra các quyết định liên quan đến hồ sơ xin vay của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, do các DNV&N thƣờng yếu về kỹ năng quản lý tài chính, trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế nên việc xây dựng các dự án, phƣơng án gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thuộc nhóm nông lâm thuỷ sản.

c) Nguyên nhân khách quan khác

- Nền kinh tế suy thoái nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ, phá sản nên khó khăn trong việc phát triển cho vay DNV&N của ngân hàng.

- Một số DNV&N thiếu hệ thống thông tin tài chính mang tính trung thực, minh bạch nên chƣa tạo đƣợc lòng tin đối với ngân hàng. Bên cạnh nguyên nhân do doanh nghiệp yếu kém về hoạt động quản trị thì còn do Nhà nƣớc chƣa có những qui định cụ thể về chế độ kế toán tài chính, kiểm toán báo cáo tài chính đối với các DNV&N, chƣa có các văn bản hƣớng dẫn cụ thể về các mẫu biểu, các loại báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu thập thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách chính xác.

- Bên cạnh đó thì cơ sở pháp lý của nhà nƣớc còn thiếu đồng bộ cũng là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho hoạt động cho vay của ngân hàng đối với DNV&N. VD nhƣ:

+ Trong quy chế cho vay, thì các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản phải đƣợc công chứng nhƣng thủ tục công chứng còn rƣờm rà, mất nhiều thời gian gây khó khăn cho cả khách hàng lẫn ngân hàng

+ Về xử lý tài sản đảm bảo: theo quy định thì ngƣời vay không trả đƣợc nợ thì ngân hàng có quyền phát mãi, bán đấu giá tài sản. Nhƣng trong trƣờng hợp phát sinh khiếu kiện thì thủ tục tiến hành xét xử phiền hà, gây khó khăn

73

cho ngân hàng tổn thất về thời gian và chi phí. Nếu ngân hàng có thắng kiện thì việc thi hành án gặp khó khăn đôi khi kéo dài vài năm gây nhiều tổn thất

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hải dương (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)