6. Kết cấu của đề tài
3.2.2 Giải pháp phòng ngừa rủi ro
Rủi ro tín dụng bắt đầu từ những phân tích và thẩm định tín dụng không thận trọng và thiếu chính xác dẫn đến những quyết định sai lầm. Đây là bƣớc cực kỳ quan trọng đảm bảo hạn chế rủi ro tín dụng với hiệu quả cao nhất, ít tổn thất nhất. Quá trình thẩm định cần đáp ứng đƣợc yêu cầu về chất lƣợng phân tích và thời gian ra các quyết định, đảm bảo sự cẩn trọng hợp lý trên cơ sở phân tích lợi nhuận và rủi ro cũng nhƣ đáp ứng yêu cầu về chất lƣợng phục vụ khách hàng. Giải quyết các đòi hỏi này cần đƣa ra các phƣơng án phòng ngừa cần dựa trên các yếu tố cơ bản sau:
3.2.2.1 Nhận biết rủi ro
Lâu nay chúng ta phân tích khi cấp tín dụng thƣờng tập trung vào thực tế hiện tại chứ ít đi sâu phân tích các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong tƣơng lai, đồng thời chúng ta luôn né tránh mà không nhìn nhận rủi ro là luôn hiển nhiên. Có nhìn nhận và chấp nhận nó thì ta mới phòng ngừa tốt đƣợc. Đây là nhiệm vụ khá khó khăn và có vai trò quyết định trong quản trị rủi ro tín dụng,
Để đánh giá một cách tƣơng đối, chúng ta nên đánh giá các yếu tố sau: + Rủi ro thị trƣờng: thị trƣờng trong bao lâu sẽ bão hòa, sôi động hoặc đóng băng. Nhu cầu thị trƣờng nhƣ thế nào.
+ Rủi ro chính sách: Chính sách của Nhà nƣớc, quốc tế… + Rủi ro thiên tai
+ Rủi ro từ chủ quan phía khách hàng
+ Rủi ro khách hàng bị chết hoặc doanh nghiệp phá sản. + Rủi ro do lừa đảo: Khách hàng lừa đảo che dấu thông tin
+ Rủi ro đạo đức : do khách hàng và nhân viên ngân hàng cấu kết với nhau
Khi phân tích rủi ro tín dụng ta nên áp dụng mô hình 6C để góp phần hỗ trợ
trong việc ra quyết định.
Hiện nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đang
xây dựng Hệ thống xếp hạng nội bộ để xếp loại khách hàng theo từng quý, tuy nhiên Hệ thống này chỉ nhắm đánh giá khách hàng đã có quan hệ tín dụng với Ngân hàng chứ chƣa thực hiện đánh giá mức độ rủi ro trƣớc khi cấp tín dụng
Chính vì vậy các dấu hiệu có thể nhận biết khoản vay có vấn đề có thể tham
khảo nhƣ sau:
- Phía khách hàng: thanh toán chậm tiền gốc, lãi, chậm nộp báo cáo tài chính định kỳ hoặc trong báo cáo tài chính có những xáo trộn, biến động không bình thƣờng, thay đổi bộ máy quản lý bất thƣờng, chủ hộ vay chết, vợ chồng có những trục trặc lớn trong hôn nhân, sử dụng vốn sai mục đích, mở rộng SXKD quá nhanh, vƣợt quá khả năng tài chính, quản lý, liên quan đến các vụ kiện tụng, thiếu nợ thuế, tiền bảo hiểm, chậm trả lƣơng hoặc những hoạt động pháp lý khác: lừa đảo, gian lận, giả mạo…gặp những rủi ro bất khả kháng: bão, lũ lụt, cháy nổ, dịch bệnh…
- Phía ng n hàng: tăng trƣởng tín dụng nóng, không phù hợp trình độ khả năng, quản lý và tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn; cơ cấu tín dụng không hợp lý; có những việc làm không tuân thủ đúng quy trình cho vay, quy định về đảm bảo tiền vay; không trung thực hoặc thiếu ý thức trách nhiệm trong thẩm định, kiểm tra, báo cáo của các cán bộ có liên quan; trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng yếu kém; tác phong, lối sống trong sinh hoạt của cán bộ tín dụng có biến động bất thƣờng; mối quan hệ giữa cán bộ tín dụng và khách hàng có những dấu hiệu bất bình thƣờng; thiếu sự kiểm tra, kiểm soát của những cán bộ, bộ phận có trách nhiệm.