6. Kết cấu của đề tài
2.2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Biên Hòa
2.2.2.1 Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu Bảng 2.9: T nh h nh nợ quá hạn (ĐVT: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Dƣ nợ 734.8 796.7 816.5 929 Dƣ nợ quá hạn 125.4 116 127.2 104.9 Tỷ lệ nợ quá (%) 17.1% 14.6% 15.6% 11.3%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT Biên Hòa)
Biểu đồ 2.8:T nh h nh nợ quá hạn
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT Biên Hòa)
Giai đoạn 2009 đến 2012 là giai đoạn NHNo&PTNT Chi nhánh Biên Hòa có tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dƣ nợ rất cao. Đây là hậu quả của việc tăng trƣởng nóng tín dụng trong năm 2007 và 2008, là giai đoạn mới tách NHNo&PTNT Biên Hòa từ chi nhánh Đồng Nai nâng cấp lên chi nhánh cấp I trực thuộc Agribank Việt Nam. Do đó, chất lƣợng tín dụng của chi nhánh chƣa đƣợc đảm bảo, Chi nhánh chƣa thực hiện tốt việc nâng cao chất lƣợng tín dụng và kiểm soát tăng trƣởng nóng, hạn chế rủi ro và tháo g kịp thời những khó khăn trong hoạt động tín dụng.
Mặt khác, nợ quá hạn tăng do nền kinh tế bị khủng hoảng và suy thoái trong phạm vi toàn cầu, đã tác động đến Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam liên tục lạm
phát, Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt, trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng sử dụng chính sách thắt chặt cho vay, chính điều này làm cho ngƣời đi vay gặp nhiều khó khăn, thiếu vốn để duy trì hoạt động sản xuất, mất thanh khoản, và hoàn trả vốn không đúng hạn.
Tình hình nợ xấu
Theo quy định hiện hành “Nợ xấu là các khỏan nợ thuộc nhóm 3,4,5 quy định tại điều 6 họăc điều 7 trong quyết định 18/2007QĐ-NHNN” Nợ xấu là một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lƣợng tín dụng của một ngân hàng. Chúng ta hãy xem xét tình hình nợ xấu của chi nhánh qua bảng sau
Bảng 2.10: T nh h nh nợ xấu của chi nhánh
(ĐVT: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Nhóm 1 609.4 82.94 680.7 85.44 688.6 84.34 823.8 88.68 Nhóm 2 96.8 13.17 68.6 8.61 52.8 6.47 52.3 5.63 Nhóm 3 10.8 1.47 25 3.14 0.097 0.01 15.8 1.70 Nhóm 4 8.57 1.17 3 0.38 40.35 4.94 1.7 0.18 Nhóm 5 9.2 1.25 20 2.51 34 4.16 35.2 3.79 Tổng dƣ nợ 734.8 100 796.7 100 816.5 100 929 100 Tổngdƣ nợ xấu 28.6 47.4 74.4 52.7 Tỷ ệ nợ xấu % 3.89% 5.95% 9.12% 5.67%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT Biên Hòa )
Biểu đồ 2.9: Tỷ lệ nợ xấu
Bƣớc sang năm 2010, cùng với tình hình khủng hoảng tài chính của nền kinh tế thế giới đã gây ảnh hƣởng đến toàn bộ các lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Cụ thể, tại NHNo&PTNT Biên Hòa năm 2011 nợ xấu tăng cao 74.4 tỷ đồng, tăng 57% so với năm 2010 là 47.4 tỷ đồng, đây là con số khá lớn trong các năm qua, tỷ lệ nợ xấu là 9.12%% trên tổng dƣ nợ. Nguyên nhân là do: Bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, lạm phát và diễn biến tình hình lạm phát rất phức tạp, chỉ số giá tiêu dùng liên tục tăng cao, tăng nhanh (năm 2011 tăng 18,58%) đã tạo ra hiệu ứng tâm lý lớn đối với ngƣời dân và toàn bộ nền kinh tế.
Tại Chi nhánh Biên Hòa, vào thời điểm 31/12/2009 nợ xấu là 28,6 tỷ, tăng 25 tỷ đồng so với năm 2008, chiếm 3.89% tổng dƣ nợ. Nợ xấu tại chi nhánh vào thời gian này tập trung chủ yếu vào một số doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ hoặc phá sản do khủng hoảng kinh tế suy giảm khả năng trả nợ nhƣ: Công ty TNHH Thiên Hồng Phát 7.9 tỷ đồng; Công ty TNHH Kim Phát Lộc 4.3 tỷ đồng; Công ty TNHH OKUMURA 6 tỷ đồng (bị phá sản), DNTN Hiếu Thành 2 tỷ,…và số khách hàng cá nhân nhỏ lẻ.
Nợ xấu tăng mạnh vào năm 2011 với tỷ lệ 9,12% tổng dƣ nợ toàn Chi nhánh, tƣơng đƣơng 74.4 tỷ đồng. Trong số khách hàng phát sinh nợ xấu có Công ty TNHH sản xuất giấy Vinh Thiên dự nợ 21.5 tỷ đồng, Công ty TNHH Đồng Biên 6.2 tỷ đồng. Nguyên nhân phát sinh tăng nợ xấu là nhiều doanh nghiệp phải tạm ngƣng hoạt động sau thời kỳ suy thoái kinh tế và lạm phát tăng cao vào năm 2011, doanh nghiệp suy giảm khả năng trả nợ. Mặt khác Chi nhánh chƣa kịp thời có những biện pháp hỗ trợ khách hàng trong thời kỳ khó khăn, chƣa có biện pháp thu hồi nợ kịp thời, công tác thẩm định và quản lý sau cho vay chƣa đƣợc chú trọng, cho vay còn mang nặng tính cảm quan dựa trên các mối quan hệ,… là một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu
2.2.2.2 Phân lọai nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng
NHNo & PTNT Chi nhánh Biên Hòa thực hiện phân loại nợ theo quy định
hiện hành của NHNN (Quyết định 493/QĐ-NHNN). Trên cơ sở phân lọai nợ, đã tiến hành trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong họat động tín dụng. Định kỳ hàng tháng, hàng quý thực hiện phân lọai các khỏan nợ, trích lập dự
phòng và xét duyệt các khỏan nợ rủi ro, đồng thời lập phƣơng án thu hồi nợ đã xử lý rủi ro.
Bảng 2.11: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tại chi nhánh
(ĐVT: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng dƣ nợ 734.8 796.7 816.5 929
Trích dự phòng 7.29 7.05 13.44 8.48
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT Biên Hòa)
2.2.2.3 Tình hình hạn chế rủi ro tín dụng
Trƣớc yêu cầu phải xử lý nợ xấu để giảm tỷ lệ nợ xấu (Biểu 2.9),
NHNo&PTNT Chi nhánh Biên Hòa đã thành lập Tổ xử lý nợ do Giám đốc làm tổ trƣởng để trực tiếp điều hành công tác xử lý nợ. Tổ xử lý nợ đã rà soát, phân loại toàn bộ hồ sơ nợ xấu, làm việc với từng khách hàng để định hƣớng giải quyết phù hợp và hiệu quả nhất đối với từng khoản nợ và từng khách hàng. Ban xử lý nợ đã tổng hợp và lập “Đề án xử lý nợ xấu” trong đó nêu rõ thực trạng khoản nợ và xác định hƣớng xử lý cũng nhƣ mục tiêu phấn đấu thu hồi nợ đối với từng đơn vị. Mỗi cán bộ chuyên quản các khách hàng để phát sinh nợ xấu phải bám sát khách hàng, làm việc hàng tuần và ghi lại nhật ký công việc để báo cáo kịp thời với Ban giám đốc.
Từ năm 2009 đến nay, NHNo & PTNT Biên Hòa đã thu hồi tổng cộng đƣợc 37.539 triệu đồng nợ. Để có đƣợc kết quả thu hồi nợ trên. NHNo & PTNT Biên Hòa đã thực hiện rất nhiều các bƣớc công việc và biện pháp thu hồi:
- Thực hiện các văn bản chỉ đạo của ngân hàng cấp trên:
Để khắc phục sớm thu hồi nợ xấu đã phát sinh, giảm thiểu tổn thất cho ngân hàng, NHNo & PTNT Việt Nam ban hành đồng bộ các văn bản chỉ đạo về xử lý nợ xấu, ban hành một số cơ chế (cơ cấu lại nợ, xử lý nợ, thu gốc trƣớc thu lãi sau, miễn giảm lãi,..) để các chi nhánh thực hiện xử lý, thu hồi, giảm thiểu nợ xấu: Quyết định số 1595/ QĐ-HĐTV-TDDN ngày 27/9/2011 về thực hiện một số giải pháp tín dụng nhằm tăng cƣờng chất lƣợng tín dụng và giảm thiểu nợ xấu xảy ra; Nghị Quyết số 40/NQ-HĐTV ngày 09/2/2012, công văn 1291/NHNo-TDDN về một số cơ chế trong quá trình xử lý giảm thiểu nợ xấu; Công văn 2608/NHNo- TDDN ngày 26/4/2012 về việc triển khai thực hiện Quyết định số 780/QĐ-NHNN và Công văn 2660/NHNo-XLRR ngày 27/4/2012 về việc phân loại nợ đối với điều
chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ theo Quyết định 780/QĐ-NHNN và văn bản số 2506/NHNN-CSTT của Ngân hàng nhà nƣớc; Nghị quyết 327/NQ-HĐTV, Công văn số 7081/NHNo-TDDN về Cơ cấu, xác định lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi tiền vay.
- Rà soát và củng cố hồ sơ:
Công tác rà soát và củng cố hồ sơ là yêu cầu đầu tiên và bắt buộc khi bắt tay vào việc xử lý nợ nhằm mục đích hoàn thiện tới mức tốt nhất hồ sơ nợ để thuận tiện trong công tác kiểm tra kiểm soát và tranh thủ bổ sung hồ sơ còn thiếu trong khi khách hàng còn trong quá trình hợp tác với ngân hàng.
Trong quá trình rà soát hồ sơ nếu khách hàng còn tài sản nhƣng chƣa dùng để đảm bảo cho nghĩa vụ tài chính nào thì yêu cầu thế chấp bổ sung đảm bảo cho khoản vay tại ngân hàng. Việc này chỉ thực hiện đƣợc khi khách hàng có thiện chí hợp tác và tài sản có đầy đủ hồ sơ.
- Phối hợp với khách hàng thu hồi công nợ:
Sau khi rà soát hồ sơ, làm việc với khách hàng, NHNo&PTNT Biên Hòa đã cùng khách hàng hoặc tự đến từng đơn vị còn phải trả nợ cho khách của mình (các chủ đầu tƣ, nhà thầu chính, …) để xác minh, đối chiếu, tìm mọi biện pháp kết hợp để thu hồi nợ cho khách hàng (thu hộ) đang có dƣ nợ tại NHNo&PTNT Biên Hòa, điều này cũng đồng nghĩa với việc thu hồi nợ cho chính Chi nhánh.
- Phối hợp với khách hàng để bán tài sản đảm bảo:
Nhận thấy việc phối hợp cùng khách hàng để bán tài sản thế chấp thu hồi nợ là một trong những phƣơng án khả thi trong công tác xử lý thu hồi nợ, tranh thủ tận dụng tối đa thiện chí, sự hợp tác của khách hàng, một mặt xử lý đƣợc những tài sản khách hàng không còn nhu cầu sử dụng nếu không kịp thời xử lý thì tài sản sẽ nhanh chóng xuống cấp, giá trị thu hồi sẽ rất thấp. Hơn nữa đối với những tài sản thế chấp là máy móc thiết bị, nếu để cho khách hàng tự tìm đối tác mua thì sẽ dễ dàng hơn và giá bán cũng sẽ khả thi hơn do cùng là đơn vị thi công trong ngành nên họ biết đƣợc khách hàng nào là có nhu cầu thật sự về tài sản để đƣa ra giá bán.
- Khởi kiện và thu nợ thông qua cơ quan Thi hành án:
Trong quá trình rà soát, phân loại nợ xấu, NHNo&PTNT Biên Hòa nhận thấy: Đối với những khách hàng bắt buộc phải giải quyết thu nợ bằng biện pháp khởi kiện, thi hành án là những khách hàng thật sự không có thiện chí trong việc trả
nợ hoặc phối hợp cùng NHNo&PTNT Biên Hòa để tìm ra hƣớng xử lý hoặc khả năng phục hồi để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh là rất thấp.
- Miễn giảm lãi để khuyến khích khách hàng trả nợ:
Việc xử lý thu hồi nợ xấu là một công việc vô cùng khó khăn trong công tác hoạt động tín dụng. Để việc xử lý đạt hiệu quả cao, ngoài việc đơn vị xử lý phải cƣơng quyết, cứng rắng, quyết đoán thì đòi hỏi đơn vị phải rất uyển chuyển trong việc áp dụng phƣơng án xử lý đối với từng đối tƣợng khách hàng cụ thể. Việc miễn giảm lãi để khuyến khích khách hàng trả nợ cũng là một trong những biện pháp linh hoạt trong công tác xử lý nợ và mang lại hiệu quả cao rất đáng ghi nhận, hiện NHNo&PTNT Biên Hòa xem xét giảm 50% tổng lãi vốn vay phải trả đối với khách hàng suy giảm khả năng trả nợ, các trƣờng hợp đã đƣợc giảm lãi: Công ty TNHH Xuân Khanh, DNTN Gỗ Hồng Linh, Công ty TNHH Đồng Biên, Công ty TNHH xây dựng Nghĩa Hòa,…
- Bán nợ:
NHNo&PTNT Biên Hòa xác định phƣơng án bán nợ là một trong những phƣơng án khá hiệu quả trong công tác xử lý thu hồi nợ. Các khách hàng thuộc nhóm đối tƣợng này đều là các đơn vị không còn khả năng trả nợ nhƣng vẫn nằm trong nhóm nợ cần chú ý (nợ nhóm 2), sau khi xem xét toàn bộ nguồn thu và tài sản thế chấp, NHNo&PTNT Biên Hòa đánh giá nếu tiến hành xử lý thu nợ thông qua phƣơng án khởi kiện, thi hành án thì hiệu quả thu hồi nợ sẽ không cao so với phƣơng án bán nợ.
Để việc bán nợ thành công và hiệu quả thì công việc trƣớc tiên và tối quan trọng là phải rà soát, phân loại từng khoản nợ, đánh giá lại tất cả các nguồn thu có thể thu hồi, tài sản thế chấp và các ƣu điểm nổi bật của từng khách hàng cần bán (năng lực thi công, đội ngũ cán bộ công nhân viên có tay nghề cao, năng lực quản lý, uy tín của doanh nghiệp trên thị trƣờng, giá trị tài sản, …) để làm cơ sở đƣa ra mức giá chào bán và đàm phán giá bán nợ, tránh trƣờng hợp bị ép giá, nếu khoản nợ cần rao bán có các đặc điểm cạnh tranh nhƣ trên thì đó là một trong những ƣu thế để đàm phán trong khi thƣơng lƣợng giá bán.
NHNo&PTNT Biên Hòa đã thực biện bán nợ thành công của 02 đơn vị, thu hồi đƣợc số tiền tổng cộng 21 tỷ đồng, bao gồm: Công ty Công TNHH Trang Mai (7tỷ đồng), DNTN Nguyễn Viết Châu Anh (14tỷ đồng).
2.2.3 Nhận xét đánh giá:
2.2.3.1 Những kết quả đạt đƣợc
Trong những năm qua, hoạt động tín dụng của chi nhánh đã không ngừng
tăng trƣởng
Nhận đƣợc sự quan tâm của Ban Giám Đốc đối với việc thu nợ xấu đƣợc thể
hiện qua quyết định số 70/QĐ-NHNo-HCNS ngày 28 tháng 7 năm 2010 “V/v thành lập tổ xử lý nợ vay ngân hàng”.
Hệ thống xếp hạng tín dụng phù hợp, cơ bản đã phản ánh đƣợc chất lƣợng khách hang
Việc trích lập dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng đƣợc thực hiện nghiêm chỉnh, đảm bảo thu nhập và an toàn cho chi nhánh
2.2.4 Tồn tại và hạn chế
Ngoài những thành quả đạt đƣợc, chi nhánh vẫn còn tồn tại và hạn chế nhất định:
Hoạt động tín dụng vẫn chứa những rủi ro tiềm ẩn cao .Tốc độ tăng trƣởng vẫn chƣa thƣc sự ổn định
Công tác giám sát hoạt động tín dụng của Hội sở đối với các phòng giao dịch chƣa hiệu quả, chậm phát hiện và ngăn chặn các trƣờng hợp cho vay không đúng qui định.
Cho vay dựa quá nhiều vào tài sản đảm bảo, nhƣng không có quy định cụ thể về việc kiểm tra, đánh giá định kỳ tài sản đảm bảo dẫn đến khách hàng v nợ mà ngân hàng vẫn chƣa xử lý đƣợc tài sản để thu hồi nợ.
Khi phát hiện rủi ro thì chậm xử lý hoặc xử lý thiếu tính kiên quyết thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn để có biện pháp hạn chế
Công tác kiểm tra trƣớc, trong và sau cho vay còn hạn chế, nhiều trƣờng hợp chỉ thƣc hiện chiếu lệ dẫn đến không kịp thời phát hiện những rủi ro
Những thông tin sử dụng trong phân tích tín dụng phần lớn do khách hàng cung cấp. Các kênh thông tin khác chỉ mang tính tham khảo
Hệ thống phân loại nợ chủ yếu dựa vào yếu tố định lƣợng, tức là chỉ phát hiện rủi ro khi phát sinh nợ quá hạn
Chƣa có bộ phận chuyên xử lý nợ có vấn đề một cách hiệu quả, dẫn đến việc xử lý nợ có vấn đề một cách lúng túng trong việc thƣơng lƣợng với khách hàng cũng
nhƣ thực biện các thủ tục pháp lý cần thiết trong việc xử lý tài sản để thu hồi nợ trong thời gian qua còn yếu và chậm
Cán bộ tín dụng còn hạn chế về mặt chuyên môn trong việc thẩm định, phân tích đánh giá nên không nhận thấy các dấu hiệu liên quan đến khách hàng.
Công tác dự báo, thống kê tín dụng còn yếu làm ảnh hƣởng tới công tác chỉ đạo điều hành
2.2.5 Nguyên nhân
Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng cũng chính là nguyên nhân dẫn đến
rủi ro tín dụng
2.2.5.1 Nguyên nhân chủ quan Từ phía khách hàng Từ phía khách hàng
- Do năng ực tài chính của khách hàng yếu kém:
Môt số doanh nghiệp kinh doanh bắt đầu nguồn vốn tham gia thì nhỏ, do đó khi vay vốn thì tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao. Vì vậy năng lực tài chính cũng không đủ mạnh, nên khi doanh nghiệp muốn hoạt động đƣợc thì họ phải dựa chủ yếu vào nguồn vốn vay ngân hàng, tỷ trọng vốn tự có tham gia vào dự án kinh doanh không đáng kể. Vì thế chỉ cần một vài vụ thua lỗ trong kinh doanh sẽ tác động ngay đến