Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Biên Hoà (Trang 46 - 48)

6. Kết cấu của đề tài

2.2.5.2 Nguyên nhân khách quan

Ngoài các nguyên nhân chính từ phía ngân hàng và khách hàng, không thể

không kể đến một số tác động khác g y rủi ro cho hoạt động tín dụng đến từ tình

hình kinh tế bên ngoài. Cụ thể nhƣ:

- Từ năm 2008 đến nay, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do bị ảnh

hƣởng xấu của cuộc khủng hoảng tài chính, chỉ số lạm phát gia tăng, giá nguyên vật liệu đầu vào gia tăng, tình hình sản xuất không ký đƣợc hợp đồng tiêu thụ, sản phẩm hang tồn kho ứ động, lãi suất ngân hàng cao dẫn đến chi phí tăng trong khi doanh thu và lợi nhuận giảm, doanh nghiệp không có nguồn thu để trả nợ, thậm chí có những doanh nghiệp có dự án sản xuất kinh doanh khả thi cũng phải dừng lại vì lãi suất vay cao.

- Do các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô thay đổi đột ngột, cả ngân hàng và khách hàng không thể chủ động thay đổi kịp thời để thích ứng.

- Do giá cả tăng giảm đột biến cũng làm ảnh hƣởng đến tình hình chăn nuôi và sản xuất kinh doanh dẫn đến việc khách hang gặp khó khăn trong vấn đề trả nợ

- Trong những năm qua do biến động bất thƣờng của khí hậu làm bảo lụt, khô hạn kéo dài, dịch cúm gia cầm và bệnh long mồm l móng gây, nhiều hộ phải treo chuồng, treo ao gây nên những tổn thất nặng nề cho những hộ chăn nuôi phải mất

thời gian dài doanh nghiệp mới khôi phục đƣợc. Trong tình hình đó, hoạt động kinh doanh bị gián đoạn, doanh nghiệp không có nguồn thu để trả nợ.

- Sự tấn công của hàng nhập lậu: các doanh nghiệp bên ngoài sử dụng hàng nhập liệu đầu vào là hàng nhập lậu với chi phí thấp hơn, giảm đƣợc giá thành và cạnh tranh với các doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng, làm cho hàng hóa sản xuất ra không bán đƣợc vì có giá thành cao, và điều này tất yếu sẽ ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng.

- Sự biến động quá nhanh, không dự đoán đƣợc thị trƣờng trong nƣớc và thế giới nhƣ xăng dầu, thép, xi măng, điện, đều tăng cao khiến chi phí đầu vào tăng làm ảnh hƣởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

- Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập, mặc dù đã có thông tin CIC của Ngân hàng Nhà nƣớc. Tuy nhiên, thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật, chƣa đáp ứng đƣợc đầy đủ yêu cầu tra cứu thông tin: chỉ mới cung cấp đƣợc số liệu dƣ nợ và phân loại nợ vay của khách hàng chƣa có thông tin phi tài chính và tài sản đảm bảo…

- Theo quy định hiện nay thì hầu hết các NHTM không đƣợc chủ động tự xử lý tài sản khi khách hang không trả đƣợc nợ dẫn đến nhiều khoản nợ xấu bị kéo dài thời gian xử lý và nợ tồn động nhiều

Trƣờng hợp nguyên nhân khách quan cũng đã thể hiện tại chi nhánh nhƣ sau:

Khách hàng: Công ty TNHH Xuân Hoàng

- Nhóm nợ : nợ nhóm 4

- Mục đích vay vốn trên hồ sơ : Chăn nuôi 20ha cá rô đồng thương phẩm

- Nguyên nhân nợ xấu :

+ Rủi ro về giá : giá nguyên vật liệu đầu vào thì tăng trong khi giá cá bán ra lại không tăng đáng kể.

+Thời tiết khô hạn kéo dài, nƣớc kênh thủy lợi không đủ cung cấp cho các ao cá, diện tích nuôi cá bị thu hẹp dẫn đến thua lỗ

-Tình hình hoạt động: Công ty ngừng hoạt động

-Thái độ hợp tác :Giám đốc công ty nhiệt tình hợp tác trong việc trả nợ cho ngân hàng.

(Nguồn: Báo cáo phân tích thực trạng từng khoản nợ đến năm 2012tại NHNo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Biên Hoà (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)