Xuất các giải pháp về công trình

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông tỉnh hưng yên và đề xuất các (Trang 76)

3.2.1. iện trạng các công trình xử lý chất thải

Đối với chất thải công nghiệp, tất cả các cơ sở sản xuất trong các KCN/CCN của tỉnh Hƣng Yên đều có hệ thống xử lý nƣớc thải đang hoạt động, hình thức xử lý nƣớc thải bằng phƣơng pháp sinh học là chủ yếu (chiếm 48,6%); tự hoại chiếm 18,1%; hóa lý chiếm 14,5%; cơ học chiếm 13,8% và hóa học chiếm 5,1%.

Đối với nƣớc thải y tế, chủ yếu sử dụng công nghệ xử lý sinh học hiếu khí và vi sinh (chiếm 60%). Các cơ sở y tế còn lại chỉ áp dụng biện pháp xử lý nƣớc thải bằng bể tự hoại và có 2 cơ sở y tế không có biện pháp xử lý nƣớc thải trƣớc khi thải ra sông (Trung tâm Y tế Văn Giang và Kim Động). Theo kết quả phân loại cơ sở ô nhiễm môi trƣờng, tỉnh Hƣng Yên có 20/22 cơ sở y tế với khối lƣợng nƣớc thải

Đối với nƣớc thải sinh hoạt, có 151/161 khu dân cƣ của tỉnh Hƣng Yên là các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng với lƣợng nƣớc thải là 69.097 m3

/ng.đ (chiếm 95,3% tổng khối lƣợng nƣớc thải phát sinh). Các thành phần ô nhiễm chính đặc trƣng thƣờng thấy ở nƣớc sinh hoạt là BOD, COD, Nitơ và Phốt pho. Một yếu tố gây ô nhiễm quan trọng trong nƣớc thải đó là các loại mầm bệnh đƣợc lây truyền bởi các vi sinh vật có trong phân. Vi sinh vật gây bệnh cho ngƣời bao gồm các nhóm chính là virus, vi khuẩn, nguyên sinh bào và giun sán. Bởi vậy, phƣơng án đề xuất là xây dựng hệ thống thu gom nƣớc thải cho từng thôn, xử lý sơ bộ và đƣa vào hệ thống tƣới để giảm lƣợng nƣớc thải xả vào sông.

Đối với nƣớc thải chăn nuôi, trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên xử lý nƣớc thải chăn nuôi chủ yếu bằng công trình khí sinh học đƣợc đầu tƣ từ Chƣơng trình khí sinh học Quốc gia do Hà Lan hỗ trợ và Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về Nƣớc sạch và VSMT nông thôn do Chính Phủ Việt Nam tà trợ. Ƣớc tính có khoảng 4.665 m3/ngđ nƣớc thải chăn nuôi đã đƣợc xử lý. Hơn nữa, tỉnh Hƣng Yên chƣa có hình thức quản lý môi trƣờng trong chăn nuôi do chƣa có sự phân công trách nhiệm cho 1 cơ quan quản lý. Mặt khác, chăn nuôi nhỏ lẻ, chủ yếu qui mô hộ gia đình, trang trại nhỏ và nằm xen lẫn trong khu dân cƣ nên việc quản lý môi trƣờng trong chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn. Có phƣơng án xử lý bằng biogas tại nguồn do hộ chăn nuôi thực hiện hoặc tách phân rắn ủ khô, nƣớc thải sau xử lý bằng biogas theo hệ thống thoát nƣớc chung của thôn, xóm về hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung đƣợc thiết và vận hành theo qui trình công nghiệp.

Nƣớc thải từ khách sạn, nhà nghỉ: Hiện nay việc xử lý chất thải từ nhà hàng, khách sạn thông thƣờng đƣợc thông qua hệ thống bể phốt, tuy có đạt đƣợc một số kết quả nhất định, song nhìn chung hệ thống xử lý này còn rất nhiều tồn tại. Nƣớc xả thải còn khoảng từ 60-70 cặn bã không phân hủy đƣợc, hàm lƣợng các kim loại nặng và chất BOD còn ở mức cao. Hiện còn một số nguồn nƣớc thải từ nhà tắm, máy giặt, nhà bếp đƣợc đổ trực tiếp vào hệ thống thoát nƣớc công cộng. Điều này đã làm cho các kênh, mƣơng và sông thoát nƣớc bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Theo kết quả phân tích chất lƣợng các nguồn thải đều chƣa đạt QCVN và theo thông tƣ số 04/2012/TT-BTNMT quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng, gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng, có 0,2 % số nguồn thải thuộc nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng (nguồn công nghiệp); 67,8% thuộc nguồn ô nhiễm môi trƣờng (chủ yếu là các cơ sở SXKD và các khu dân cƣ) và 32 % thuộc nguồn không ô nhiễm. Điều đó chứng tỏ rằng ngay cả đối với các cơ sở đã có công trình xử lý, nƣớc thải vẫn không đạt TCCP. Bởi vậy, các cơ quan quản lý của tỉnh Hƣng Yên cần phải tăng cƣờng công tác kiểm và hƣớng dẫn cho các cơ sở lựa chọn công nghệ phù hợp, đảm bảo đạt TCCP trƣớc khi xả ra môi trƣờng.

3.2.2. Giải pháp quản lý vận hành các công trình xử lý chất thải

- Các cơ sở xả thải và các cơ sở đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá tác động quan liên quan phải thực hiện tốt Nghị định số 29/2011/NĐ-CP của Thủ tƣớng Chính phủ Quy môi trƣờng, cam kết bảo vệ môi trƣờng. Trong đó thực tốt các điều từ 24 đến 28 về trách nhiệm của các bên liên quan về biện pháp bảo vệ môi trƣờng phục vụ giai đoạn vận hành công trình xử lý nƣớc thải.

- Trƣớc khi tiến hành vận hành các công trình xử lý nƣớc thải, các cơ sở xả thải phải có văn bản thông báo kế hoạch vận hành cho cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng của dự án và Sở Tài nguyên và Môi trƣờng nơi thực hiện dự án theo mẫu quy định; có nhật ký, lắp đồng hồ đo lƣu lƣợng theo dõi quá trình vận hành, xử lý nƣớc thải.

- Trong quá trình vận hành các công trình xử lý nƣớc thải, nếu phát hiện nƣớc thải xả ra môi trƣờng không đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành, cơ sở xả thải phải dừng ngay hoạt động vận hành, thực hiện các biện pháp ngăn chặn việc phát tán nƣớc thải ra môi trƣờng; đồng thời thông báo cho Sở Tài nguyên và Môi trƣờng và các cơ quan có liên quan nơi có dự án để chỉ đạo và phối hợp xử lý. Trƣờng hợp gây ra sự cố môi trƣờng hoặc chất thải xả ra môi trƣờng không đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn dẫn đến thiệt hại cho tổ chức, cá nhân, chủ dự án phải bồi thƣờng thiệt hại theo quy định của pháp luật.

- Đối với hệ thống xử lý nƣớc thải theo công nghệ hiện đại, công tác vận hành hệ thống xử lý nƣớc thải rất phức tạp, nên cần có kỹ sƣ chuyên ngành môi trƣờng đảm trách. Ngƣời vận hành hệ thống xử lý nƣớc thải là ngƣời có tiếng nói quyết định chất lƣợng nƣớc thải, giá cả vận hành sau cùng.

- Cơ sở xả nƣớc thải phải thực hiện quan trắc định kỳ nƣớc thải trƣớc và sau khi xử lý. Số liệu quan trắc đƣợc lƣu giữ làm căn cứ để kiểm tra, giám sát hoạt động của hệ thống xử lý nƣớc thải.

3.2.3. Đề xuất giải pháp cải tạo d ng chảy

- Nạo vét, mở rộng sông trục:

Qua điều tra, thấy rằng do ảnh hƣởng của chất thải và quá trình bồi lắng phù sa, lòng sông ngày một bị thu hẹp gây cản trở dòng chảy ảnh hƣởng đến việc tƣới tiêu phục vụ nông nghiệp, đồng thời làm cho tình trạng ô nhiễm môi trƣờng tăng lên. Với mặt cắt hiện tại khả năng tiêu thoát bị hạn chế, việc mở rộng mặt cắt sẽ có lợi cho việc tiêu thoát nhằm cải thiện chất lƣợng nƣớc sông.

Do vậy, bên cạnh giải pháp xử lý các nguồn thải đạt TCCP trƣớc khi xả vào sông thì cần phải có biện pháp nạo vét dòng sông để khơi thông dòng chảy cũng là một biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm nƣớc sông.

Dựa trên kết quả khảo sát thực địa của ba con sông lựa chọn và tham khảo ý kiến của xí nghiệp thủy nông cấp huyện (đơn vị trực tiếp quản lý các dòng sông, kênh và điều hành tƣới tiêu), báo cáo đề xuất phƣơng án cải tạo dòng chảy sông Bún, sông Cầu Treo, sông Đình Dù nhƣ bảng dƣới.

Bảng 3.1: Tổng hợp các thông số của sông Bún, sông Cầu Treo và sông Đình Dù phục vụ cho công tác nạo vét dòng sông TT Tên sông/ kênh trục nạo vét (km)Chiều dài Bề rộng đáy thiết kế (m) Cao độ đáy TK (m)

Hệ số mái kênh m

1 Sông Bún 8 8 -0,5 1,5

2 Sông Cầu Treo 12,5 20÷ 25 -0,7 ÷ -1,0 1,5

- Cải tạo nâng cấp hoặc xây mới các trạm bơm tƣới, tiêu để khơi thông dòng chảy:

Để bảo đảm tiêu thoát nƣớc cho dân sinh, công nghiệp, đô thị và an toàn cho cây trồng cần thiết phải bổ sung, nâng cấp các công trình thuỷ lợi hiện có và xây dựng mới những công trình ở những nơi điều kiện cho phép. Đồng thời, nhằm cải tạo dòng chảy để giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng nƣớc trên các dòng sông của tỉnh cần ƣu tiên tối đa khả năng tiêu bằng động lực ra sông ngoài.

Trên thực tế nhu cầu tiêu bằng động lực của tỉnh Hƣng Yên rất lớn (ƣớc tính diện tích cần tiêu bằng động lực chiếm 97% diện tích tiêu của toàn tỉnh). Nhƣ vậy, ngoài các mục tiêu cho dân sinh, việc xây dựng mới (hoặc cải tạo) các trạm bơm tƣới/tiêu nhằm cải tạo dòng chảy để giảm thiểu ô nhiễm nƣớc sông là rất cần thiết.

Căn cứ vào hiện trạng ô nhiễm của các sông, nhu cầu tiêu thoát nƣớc của các sông trong tỉnh và quy hoạch của vùng dự án đề xuất xây dựng các trạm bơm sau.

+ Trạm bơm Nghi Xuyên: Xây dựng tại xã Thành Công huyện Khoái Châu, với trục tiêu là sông Cửu An, lƣu lƣợng tiêu 55 m3/s hƣớng tiêu ra sông Hồng. Nhiệm vụ công trình tiêu cho 8.274 ha gồm phần lớn diện tích của huyện Khoái Châu và một phần đất đai của huyện Kim Động, Yên Mỹ.

+ Trạm bơm Chùa Tổng (Yên Mỹ), với trục tiêu chính là sông Cầu Treo tiêu cho 1.658 ha, trong đó có một phần diện tích khu công nghiệp Phố Nối B và toàn bộ khu công nghiệp Yên Mỹ 1.

3.2.4. Giải pháp vận hành hệ thống thủy lợi để giảm thiểu ô nhiễm nước

Các hệ thống sông nội đồng thuộc tỉnh Hƣng Yên đều nằm trong hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hƣng Hải. Qui trình vận hành hệ thống đã đƣợc Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt từ năm 1993 nhƣng đến nay không còn phù hợp do từ sau khi có hồ chứa Hòa Bình, mực nƣớc trên sông Hồng là nguồn cấp nƣớc chính cho Hƣng Yên có xu hƣớng hạ thấp, trong khi khối lƣợng chất thải xả vào sông ngày càng gia tăng. Bởi vậy công tác vận hành tƣới tiêu cũng cần linh hoạt để giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng. Trong Luận văn xin đề xuất một số giải pháp vận hành nhƣ sau:

- Vào những thời điểm lấy nƣớc tƣới và cấp nƣớc cho nuôi thủy sản cần chủ động hoặc kiến nghị với Công ty quản lý và khai thác công trình thủy lợi Bắc Hƣng Hải đóng các cống tiêu nƣớc thải.

- Vào những thời điểm xả lũ hồ thƣợng nguồn, tận dụng các đợt xả lũ đợt đầu để tháo gạn nƣớc ô nhiễm, làm sạch kênh, sông.

- Kiến nghị với Công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi BHH điều hành mở cống tiêu tại Cầu Xe, An Thổ để tháo gạn nƣớc ô nhiễm vào các thời điểm có mƣa lớn đầu mùa và thời gian xả lú đợt đầu sau đó mới đóng cống để trữ nƣớc.

- Tăng cƣờng hợp tác giữa Hƣng Yên với các tỉnh lân cận là Bắc Ninh, Hà Nội và Hải Dƣơng về quản lý các nguồn thải và điều hành tƣới tiêu để giảm thiểu ô nhiễm nƣớc sông.

3.3. Nâng cao năng lực quản lý và nhận thức cộng đồng

Khuyến khích việc hình thành các tổ chức dùng nƣớc có sự tham gia của cộng đồng nhƣ: Hợp tác xã dùng nƣớc, Liên hiệp hội dùng nƣớc sông, kênh…

- Mô hình hợp tác xã dùng nƣớc có thể tổ chức nhƣ sau:

+ Mô hình HTXDN đƣợc thành lập quy mô toàn xã, kết hợp giữa ranh giới hành chính xã và ranh giới thủy lực các tuyến kênh trong xã một cách hợp lý. HTXDN thực hiện dịch vụ thủy lợi vận hành, phân phối nƣớc và duy tu sửa chữa công trình thủy lợi thống nhất trên quy mô toàn xã.

+ HTXDN có đầy đủ tƣ cách pháp nhân, con dấu, tài khoản, hoạt động dịch vụ thủy lợi theo Quy chế hoạt động và Ban quản lý đƣợc bầu cử dân chủ, tự chủ về tài chính trên nguyên tắc cân đối thu chi, quản lý tài chính công khai, minh bạch.

- Mô hình Liên hiệp Hội dùng nƣớc sông, kênh liên thôn, liên xã:

+ Mô hình Liên hiệp Hội dùng nƣớc kênh liên thôn, liên xã là dạng tổ chức “mềm”, không có tƣ cách pháp nhân, con dấu, tài khoản, nhƣng là một tổ chức để phối hợp điều hành quản lý các sông, kênh liên thôn, liên xã.

+ Mô hình Liên hiệp Hội dùng nƣớc kênh liên thôn, liên xã có ƣu điểm là bộ máy gọn nhẹ, phát huy đƣợc hoạt động của các HTXDN hiện nay, đồng thời có

sự hợp tác, điều hành để quản lý các tuyến sông, kênh liên thôn, liên xã theo ranh giới thủy lực.

+ Liên hiệp Hội dùng nƣớc tuy không đáp ứng tiêu chí về tƣ cách pháp nhân, nhƣng là một loại hình tổ chức có hiệu quả trong việc điều hành phân phối nƣớc, duy tu bảo dƣỡng công trình giữa các HTXDN trên tuyến sông, kênh liên thôn, liên xã.

+ Liên hiệp Hội dùng nƣớc vận hành, phân phối nƣớc, thực hiện duy tu bảo dƣỡng đối với tuyến sông, kênh liên thôn, liên xã, trong khi đó các HTXDN có nhiệm vụ vận hành, phân phối nƣớc và duy tu bảo dƣỡng hệ thống kênh nội đồng ở các xã.

3.4. Xây dựng chƣơng trình giám sát lƣu lƣợng, mực nƣớc, chất lƣợng nƣớc các dòng sông bị ô nhiễm nghiêm trọng nƣớc các dòng sông bị ô nhiễm nghiêm trọng

Hƣng Yên có tới 36 dòng kênh, sông chính tuy nhiên hiện nay các chƣơng trình giám sát trên địa bàn tỉnh mới quan tâm đến các dòng sông lớn. Hầu hết các sông kênh nội đồng trực tiếp tƣới tiêu cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản chƣa đƣợc giám sát. Kết quả đánh giá tình hình hình ô nhiễm nƣớc sông tại các dòng kênh sông nội đồng cho thấy hàng ngày các dòng kênh sông này phải tiếp nhận một lƣợng nƣớc thải lớn từ các khu công nghiệp, cở sở sản xuất kinh doanh, cơ sở y tế, khu dân cƣ, làng nghề và khu chăn nuôi khiến cho các dòng sông này ngày càng ô nhiễm và không còn khả năng tự làm sạch. Do đó chất lƣợng nƣớc không đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn tƣới tiêu cho nông nghiệp dẫn đến giảm năng suất, chất lƣợng lúa và thủy sản, ảnh hƣởng đến sinh kế và sức khỏe của cộng đồng. Vì vậy, việc xây dựng một chƣơng trình giám sát các dòng sông ô nhiễm nghiêm trọng là thực sự cần thiết để đƣa ra các biện pháp khắc phục kịp thời.

1) Chỉ tiêu giám sát:

Tất cả các dòng sông của tỉnh Hƣng Yên có nhiệm vụ chính là tƣới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Tại những dòng sông ô nhiễm nghiêm trọng có nhiều khu vực không còn khả năng tiếp nhận chất ô nhiễm và nhiều khu vực chất lƣợng nƣớc không đáp ứng yêu cầu tƣới tiêu cho nông nghiệp.

Điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến năng suất và chất lƣợng nông sản từ đó làm giảm thu nhập của nông dân. Vì vậy, chƣơng trình giám sát đề xuất các chỉ tiêu giám sát sau:

- Diễn biến lƣu lƣợng: Để đánh giá khả năng tiếp nhận chất ô nhiễm của nguồn tiếp nhận.

- Diễn biến mực nƣớc: Để tính toán lƣu lƣợng nƣớc tại một mặt cắt

- Diễn biến chất lƣợng nƣớc: Quan trắc 10 thông số (nhiệt độ, độ đục, SS, pH, DO, NH4+, PO43-, COD, BOD5, Coliform) để tính toán chỉ số chất lƣợng nƣớc WQI nhằm phân vùng ô nhiễm tại mỗi dòng sông.

2) Tần suất gám sát: Chất lƣợng nƣớc sông có sự khác biệt rõ rệt trong mùa mƣa (tháng 6 đến tháng 10) và mùa khô (tháng 11 đến tháng 5 năm sau). Vào mùa khô, nồng độ các chất ô nhiễm trong nƣớc sông thƣờng cao nhất và vào mùa mƣa nồng độ các chất này thƣờng thấp nhất. Vì vậy, chƣơng trình giám sát đề xuất tiến hành 2 lần/năm: 1 lần vào mùa khô (tháng 1) và 1 lần vào mùa mƣa (tháng 7).

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận:

Qua kết quả điều tra khảo sát và phân tích chất lƣợng nƣớc ở ba con sông lựa chọn là sông Bún, sông Cầu Treo và sông Đình Dù nhận thấy:

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông tỉnh hưng yên và đề xuất các (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)