Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông tỉnh hưng yên và đề xuất các (Trang 25 - 29)

a) Điều kiện địa lý Hƣng Yên

Hƣng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng châu thổ sông Hồng đƣợc xếp là một trong các tỉnh có diện tích tự nhiên nhỏ với 926,03 km2. Vị trí địa lý: 20000’ đến 21036’ vĩ độ Bắc; 105053’ đến 106009’ kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, có chiều dài 15km.

- Phía Tây giáp Hà Nội, Tây – Nam giáp tỉnh Hà Nam, dọc theo sông Hồng dài 57km.

- Phía Đông giáp tỉnh Hải Dƣơng với chiều dài 45km.

- Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình dọc theo sông Luộc dài 26km.

Tỉnh Hƣng Yên đƣợc chia thành 10 đơn vị, trong đó có 1 thành phố Hƣng Yên và 9 huyện: Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Khoái Châu, Văn Giang, Kim Động, Ân Thi, Phù Cừ, Tiên Lữ với tổng diện tích tự nhiên 926,04 km2

.

Trên địa bàn tỉnh có hệ thống các tuyến đƣờng giao thông đƣờng bộ quan trọng nhƣ: Quốc lộ 5A, 39A, 38; tỉnh lộ 39B... và tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Hải Dƣơng - Hải Phòng, nối Hƣng Yên với các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là Hà Nội, tạo thành mạng lƣới giao thông khá thuận lợi.

b) Địa hình

Địa hình của tỉnh tƣơng đối đồng nhất và có hƣớng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông.

Điểm cao nhất có cốt +9 m đến +10 m tại khu đất bãi thuộc xã Xuân Quan, huyện Văn Giang; điểm thấp nhất có cốt + 0,9 m tại xã Tiên Tiến, huyện Phù Cừ.

Đặc điểm địa mạo: Có thể chia thành 5 tiểu vùng nhƣ sau:

- Tiểu khu ngoài đê sông Hồng và sông Luộc, hàng năm đƣợc bồi đắp phù sa mới nên phía ngoài đê thƣờng cao hơn phía trong đê, cốt đất cao từ + 7m đến + 9m.

- Tiểu khu Khoái Châu, Văn Giang, Mỹ Hào, Yên Mỹ và Văn Lâm có cốt đất cao + 6m đến + 7m.

- Tiểu khu thị xã Hƣng Yên, huyện Phù Cừ, huyện Tiên Lữ giáp sông Hồng, sông Luộc có tầng đất phù sa dày 1,0 – 1,5m, cốt đất cao +3,0m đến 3,5m.

- Tiểu khu BắcVăn Lâm có cốt đất cao từ +4 m đến +5 m.

- Tiểu khu Ân Thi, Bắc Phù Cừ, Kim Động có cốt đất cao + 2 m.

c) Khí hậu

Hƣng Yên mang đầy đủ đặc trƣng của khí hậu đồng bằng Bắc Bộ - khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa chính và hai mùa chuyển tiếp. Mùa h kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, khí hậu nóng ẩm, mƣa nhiều. Mùa đông kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lạnh, ít mƣa.

Nhiệt độ, độ ẩm

Hƣng Yên chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Hàng năm có hai mùa nóng và lạnh rõ rệt: mùa lạnh, trong thời kỳ đầu mùa đông, khí hậu

tƣơng đối khô, nửa cuối thì ẩm ƣớt; mùa hạ nóng ẩm, mƣa nhiều. Nhiệt độ trung bình 24,7oC khá đồng nhất trên địa bàn tỉnh; nhiệt độ trung bình thấp nhất là 14- 15oC, nhiệt độ cực đại có thể lên tới 38 o

C.

Bảng 2.1: Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm tại trạm Hƣng Yên (oC) [5]

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

To 15,1 19,7 23,2 24,5 28,4 29,5 28,4 28,8 26,7 25,2 22,2 15,6

Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) lạnh và thƣờng có mƣa phùn, thích hợp cho gieo trồng nhiều loại cây ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Độ ẩm không khí trung bình trong năm là 86%, tháng cao nhất (tháng 3) là 92% và tháng thấp nhất (tháng 12) là 79%. Các giá trị về độ ẩm trung bình tháng và độ ẩm trung bình năm đƣợc thể hiện trong bảng sau.

Bảng 2.2: Độ ẩm tƣơng đối trung bình các tháng trong năm tại trạm Hƣng Yên (%) [5]

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Độ ẩm 85 88 86 85 82 76 87 84 86 76 78 76

Số giờ nắng - gió

Thời gian chiếu sáng trung bình năm khoảng 1.640 - 1.650 giờ. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, số giờ nắng chiếm khoảng 1.080 – 1.100 giờ. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau số giờ nắng chiếm khoảng 500 - 520 giờ.

Bảng 2.3:Tổng số giờ nắng các tháng tại trạm Hƣng Yên (giờ) [5]

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

10,7 37,8 41,5 52,5 122,5 128,7 90,9 128,9 90,8 126,3 54,8 166,2

Gió là yếu tố khí tƣợng cơ bản nhất có ảnh hƣởng đến sự lan truyền các chất ô nhiễm trong không khí và làm xáo trộn các chất ô nhiễm trong nƣớc.

Khu vực chịu ảnh hƣởng của hai hƣớng gió chính: gió đông nam thổi vào mùa hạ (thƣờng từ tháng 3 đến tháng 7), gió đông bắc thổi vào mùa đông (thƣờng từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau). Tốc độ gió trung bình trong tháng đƣợc thể hiện trong bảng sau.

Bảng 2.4: Tốc độ gió trung bình tháng và năm (m/s) [5]

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TB Năm

1,8 1,9 1,7 1,8 1,8 1,6 1,6 1,4 1,5 1,6 1,6 1,6 1,7

Lượng mưa

Lƣợng mƣa trung bình từ 1.450 – 1.650 mm nhƣng phân bố không đều trong năm, mùa mƣa (từ tháng 5 đến tháng 10) tập trung tới 70% lƣợng mƣa cả năm. Số ngày mƣa trong năm trung bình khoảng 140 - 150 ngày, trong đó số ngày mƣa nhỏ, mƣa phùn chiếm khoảng 60 - 65 ngày. Mƣa thƣờng xảy ra trùng với nƣớc lũ sông Hồng lên cao, gây úng lụt ảnh hƣởng đến sản xuất và sinh hoạt của dân cƣ. Lƣợng mƣa (mm) trung bình tháng và trung bình nhiều năm đƣợc thể hiện trong bảng sau.

Bảng 2.5: Lƣợng mƣa trung bình tháng trong năm (Đơn vị: mm) [5]

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

12,1 24,5 28,0 38,4 222,9 226,4 365,9 331,3 340,2 78,5 63,2 21,4

Thời tiết bất thường

Mùa mƣa, bão, lũ năm 2014, bão hoạt động trên Biển Đông khả năng muộn hơn năm 2013, có khoảng 5-6 cơn bão hoặc Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) ảnh hƣởng tới đất liền nƣớc ta ảnh hƣởng tới khu vực Đồng Bằng Bắc bộ trong đó có Hƣng Yên khoảng 1 -2 cơn, ít hơn năm 2013, đề phòng bão mạnh, ảnh hƣởng trực tiếp đến khu vực; Hàng năm bão và áp thấp nhiệt đới không đổ bộ trực tiếp vào Hƣng Yên nhƣ các tỉnh ven biển, nhƣng ảnh hƣởng về mƣa do bão gây ra là rất lớn. Lƣợng mƣa do bão gây nên tại Hƣng Yên chiếm tời 15- 20% tổng lƣợng mƣa năm. Mùa bão bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc tháng 11, nhƣng ảnh hƣởng với tần xuất lớn nhất trong các tháng 7, 8 và 9.

Toàn mùa khô khả năng xuất hiện 4-6 đợt nắng nóng ít hơn so với mùa mƣa, bão, lũ năm 2013; Số ngày có dông sét trung bình trong năm 83.1ngày/năm. Dông sét nhiều nhất từ tháng V đến tháng IIX trùng với thời kỳ mƣa nhiều.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông tỉnh hưng yên và đề xuất các (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)