Nguồn nhân lực
Dân số trung bình năm 2013 của tỉnh Hƣng Yên 1.151.640 ngƣời, trong đó dân số thành phố Hƣng Yên là 86.443 ngƣời, chỉ chiếm 7,5% dân số toàn tỉnh, dân số ở các huyện là 1.065.197 ngƣời, chiếm 92,5%. Lực lƣợng lao động hiện nay trên toàn tỉnh có 721.282 lao động, chiếm 62,63% so với dân số. Đây là nguồn nhân lực dồi dào, tạo điều kiện cho phát triển các ngành nghề, làng nghề [7].
Về tăng trưởng kinh tế [6]
Cùng với sự phát triển của cả nƣớc, tỉnh Hƣng Yên là một trong số những tỉnh có kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân đƣợc tăng cao. Năm 2013, tổng sản phẩm (GDP theo giá năm 2010) tăng 7,1%; GDP bình quân đầu ngƣời 30,5 triệu; cơ cấu kinh tế nông nghiệp 17,05%- công nghiệp, xây dựng 48,21% - dịch vụ 34,74%. Với sự phát triển của công nghiệp trong những năm qua đã giúp thay đổi bộ mặt phát triển kinh tế của tỉnh, đóng góp lớn, quan trọng vào tổng thu ngân sách tỉnh. Năm 2013, giá trị công nghiệp đạt 69.742 tỷ đồng, chỉ số sản xuất tăng 7,31% so với năm 2012. Tỉnh Hƣng Yên với điều kiện thuận lợi về giao thông, là cửa ngõ giao thƣơng với các thành phố phát triển đã thu hút đƣợc các dự án sản xuất công nghiệp thực hiện đầu tƣ vào địa bàn, năm 2014 đã cấp phép thêm 84 dự án mới (54 dự án trong nƣớc, 30 dự án nƣớc ngoài) với tổng số vốn đăng ký 2.980 tỷ đồng và 129 triệu USD; đƣa tổng số dự án đầu tƣ trên địa bàn tỉnh lên 1.095 dự án (trong đó 836 dự án trong nƣớc, 259 dự án ngoài nƣớc), với tổng số vốn đăng ký 58,29 nghìn tỷ đồng và 2,314 tỷ USD. Đã có thêm 75 dự án mới đi vào hoạt động, đƣa tổng số dự án đi vào hoạt động lên 675 dự án, tạo việc làm thƣờng xuyên cho gần 10 vạn lao động, dự án đầu tƣ nƣớc ngoài thu hút khoảng 3,6 vạn lao động trực tiếp.
Sản xuất nông nghiệp đƣợc các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo và đầu tƣ hỗ trợ. Chăn nuôi, thủy sản phát triển khá ổn định; công tác phòng, chống dịch bệnh
trên đàn gia súc, gia cầm đƣợc thực hiện đồng bộ, hiệu quả, không để xảy ra dịch bệnh nguy hiểm nhƣ lở mồm long móng gia súc, tai xanh ở lợn. Các làng nghề, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển khá, góp phần giải quyết đƣợc nhiều việc làm cho lao động tại chỗ, tăng thu nhập cho ngƣời dân. Các cấp, các ngành trong tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện và đƣợc nhân dân tích cực hƣởng ứng Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới.
Cùng với sự tăng trƣởng kinh tế, cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch theo hƣớng giảm bớt chênh lệch giữa các vùng đô thị và nông thôn. Khu vực nông thôn đã có sự thay đổi cơ bản theo hƣớng sản xuất hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng của lĩnh vực sản xuất phi nông nghiệp. Một số vùng sản xuất sản xuất cây, con tập trung và làng nghề tiểu thủ công nghiệp đƣợc hình thành và phát triển.
1) Các KCN, CCN:
Các nguồn thải công nghiệp nằm chủ yếu trên 5 huyện Văn Lâm, Yên Mỹ, Mỹ Hào, Văn Giang và Kim Động (đây là các huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Hƣng Yên, là vùng tập trung nhiều KCN/CNN nhất của tỉnh). Loại hình sản xuất chủ yếu là cơ khí – điện tử - hàng gia dụng (chiếm 73%); chế biến chiếm 14,6% và dịch vụ chiếm 12,4%. Tất cả các cơ sở này đều đã có biện pháp xử lý nƣớc thải và áp dụng ít nhất 1 trong 5 hình thức quản lý nguồn thải. Thông tin các nguồn thải từ khu công nghiệp Phố Nối A (xem Phụ Lục 1).
2) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc các KCN, CCN:
Loại hình sản xuất chủ yếu là cơ khí - điện tử - hàng gia dụng chiếm khoảng 62,1%; chế biến chiếm 20,9% và dịch vụ chiếm 17,0%. Trong đó các cơ sở đa số đã có hệ thống xử lý nƣớc thải và biện pháp quản lý nguồn thải [9].
3) Các cơ sở y tế:
Có 22 cơ sở y tế, trong đó thành phố Hƣng Yên là nơi tập trung nhiều cơ sở y tế nhất (10/22 cơ sở). Chủ yếu là các trung tâm y tế (chiếm 63,6%); bệnh viện công lập chiếm 27,3% và bệnh viện tƣ nhân chiếm 9,1%. Hiện nay có 20 cơ sở đã có thống xử lý nƣớc thải và biện pháp quản lý nguồn thải.
4) Làng nghề:
Hƣng Yên có 66 làng nghề tập trung nhiều ở huyện Văn Lâm 17 làng nghề, huyện Khoái Châu có ít làng nghề nhất với 1 làng nghề. Các làng nghề chủ yếu là chế biến (27 làng nghề), thủy công mỹ nghệ (21 làng nghề), sản xuất vật liệu xây dựng (13 làng nghề) và dệt may (5 làng nghề). Tất cả các làng nghề đều chƣa có hệ thống xử lý nƣớc thải và các biện pháp quản lý nguồn thải [3][8]
5) Khu dân cư:
Hƣng Yên có 161 xã, mỗi xã đƣợc coi nhƣ 1 khu dân cƣ và tất cả đều chƣa có hệ thống xử lý nƣớc thải và các biện pháp quản lý nguồn thải.
6) Chăn nuôi:
Theo Báo cáo tình hình ngành nghề nông thôn tỉnh Hƣng Yên, các khu chăn nuôi tỉnh Hƣng Yên nằm rải rác trong các khu dân cƣ trên toàn tỉnh, các huyện có nhiều khu chăn nuôi là Khoái Châu, Tiên Lữ, Phù Cừ. Hƣng Yên có 70 khu chăn nuôi phát sinh nguồn thải gây ô nhiễm nƣớc sông và tất cả các các khu chăn nuôi đều chƣa có hệ thống xử lý nƣớc thải và các biện pháp quản lý nguồn thải.
Ngoài các nguồn thải nêu trên, Hƣng Yên còn tiếp nhận nguồn thải từ khu CN Gia Lâm, Sài Đồng qua sông Cầu Bây đổ vào sông Kim Sơn qua cống Xuân Thụy với khối lƣợng khoảng 7.100 m3/ngày đêm [14].