Hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật

Một phần của tài liệu Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 104 - 112)

- Về lâu dài cần nghiên cứu xây dựng mô hình cơ quan tập trung giải quyết yêu cầu bồi thường theo hướng xây dựng một cơ quan đại diện cho Nhà nước thực hiện TNBTTHCNN. Việc xây dựng mô hình cơ quan tập trung như trên sẽ đạt được một số kết quả tích cực sau:

Về phía người bị thiệt hại, theo cơ chế tập trung cơ quan giải quyết bồi thường người bị thiệt hại sẽ được hưởng một cơ chế giải quyết bồi thường tập trung và thuận tiện. Khi có thiệt hại phát sinh, thì người bị thiệt hại có thể dễ dàng xác định được cơ quan nào có thẩm quyền xem xét đối với yêu cầu bồi thường của họ. Bên cạnh đó cũng tránh được tình trạng, các cơ quan nhà nước tránh né, đùn đẩy trách nhiệm giải quyết bồi thường dẫn đến việc người bị thiệt hại đi hết cơ quan này đến cơ quan khác nhưng vẫn không được xem xét giải quyết bồi thường mặc dù đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định về căn cứ xác định TNBTTHCNN. Mô hình giải quyết bồi thường một cơ quan đảm bảo việc giải quyết bồi thường gọn nhẹ, hiệu quả đảm bảo tính kịp thời, đúng pháp luật; quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại được bảo vệ.

Về phía Nhà nước, áp dụng mô hình tập trung cơ quan giải quyết bồi thường sẽ đảm bảo sự thống nhất quản lý nhà nước trong công tác giải quyết bồi thường thiệt hại, tránh được tình trạng phân tán và khó khăn trong việc thực hiện quản lý Nhà nước về vấn đề này, đồng thời, tạo ra một cơ chế áp dụng pháp luật thống nhất, tránh tình trạng áp dụng các quy định về căn cứ xác định TNBTTHCNN khác nhau cho cùng một vụ việc có cùng tính chất dẫn đến các mức bồi thường khác nhau đối với những người bị thiệt hại, bảo đảm cho công tác quản lý của Nhà nước được ổn định, tránh gây sức ép tâm lý lên hoạt động nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước.

Một cơ quan thống nhất, chuyên thực hiện chức năng đại diện cho Nhà nước thực hiện việc bồi thường thiệt hại, đảm bảo về trình độ chuyên môn cao của các cán bộ, công chức thực hiện công tác này sẽ đảm bảo cho các yêu cầu bồi thường được giải quyết kịp thời, tránh việc chậm trễ về mặt thời gian giải quyết bồi thường và áp dụng sai các quy định của pháp luật về TNBTTHCNN, đặc biệt là việc áp dụng chưa đúng quy định về căn cứ xác định TNBTTHCNN, tránh sai phạm tiếp nối sai phạm.

Về cơ bản việc xây dựng mô hình cơ quan giải quyết bồi thường tập trung sẽ mang lại những kết quả tích cực cho việc quản lý và thực hiện chế định TNBTTHCNN tạo điều kiện thuận lợi cho người bị thiệt hại được bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời, thể hiện được thái độ thiện chí và quan điểm của Nhà nước Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người và các quyền công dân theo quy định của Hiến pháp 2013, đồng thời việc quy định thu gọn một bước , giảm số lượng cơ quan giải quyết bồi thường nhằm nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản l ý hành chính trong việc quản l ý, chỉ đạo , điều hành đối với cơ quan thuộc thẩm quyền quản l ý của mình khi người bị thiệt hại có đơn yêu cầu bồi thường và đáp ứng các điều kiện về căn cứ xác định TNBTTHCNN; góp phần hạn chế tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm giải quyết bồi thường, cũng như các trường hợp không xác định được cơ quan có trách nhiệm bồi thường.

- Bên cạnh việc hoàn thiện thể chế và nghiên cứu xây dựng một mô hình cơ quan có trách nhiệm bồi thường phù hợp hơn với tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia, Việt Nam cần có biện pháp nhằm tăng cường trình độ hiểu biết cũng

như trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức tại các cơ quan nhà nước, tránh tình trạng đùn đẩy giải quyết bồi thường.

- Tăng cường hiểu biết pháp luật của người dân, cho đến thời điểm hiện nay, vẫn còn một bộ phận không nhỏ người dân không biết đến Luật TNBTCNN để thực hiện quyền yêu cầu bồi thường của mình. Do vậy, song song với việc tăng cường trách nhiệm công vụ, Đảng và Nhà nước cần quan tâm tới việc tuyên truyền và phổ biến pháp luật nói chung và pháp luật về bồi thường nhà nước nói riêng để nâng cao hiểu biết, nhận thức của người dân về quyền yêu cầu bồi thường, căn cứ yêu cầu Nhà nước bồi thường khi có thiệt hại do hành vi trái pháp luật của cán bộ, công chức Nhà nước; trình tự, thủ tục để có được một trong các văn bản làm căn cứ xác định TNBTTHCNN; là cơ chế hiệu quả, thiết thực giúp cho người dân tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

KẾT LUẬN

Có thể nói, với mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì Nhân dân, việc xây dựng và hoàn thiện thể chế về TNBTTHCNN luôn là yêu cầu cấp bách, góp phần bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân, tổ chức nói chung, của những người phải gánh chịu thiệt hại từ hành vi trái pháp luật trong thi hành công vụ của cán bộ, công chức nhà nước nói riêng; đảm bảo nguyên tắc mọi chủ thể đều bình đẳng trước pháp luật. Trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, Luật TNBTCNN ra đời trước hết nhằm khắc phục những tồn tại, vướng mắc trong các quy định của hệ thống pháp luật trước đó về TNBTTHCNN, đồng thời đánh dấu bước phát triển trong chế định về THBTTHCNN Việt Nam hiện nay, đáp ứng các yêu cầu trên thực tiễn, tạo cơ chế pháp lý đồng bộ, hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người bị thiệt hại cũng như góp phần nâng cao chất lượng công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước.

Cho đến nay, sau hơn 6 năm thi hành trên thực tiễn, Luật TNBTCNN đã từng bước đi vào cuộc sống, việc thi hành Luật TNBTCNN đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần đáng kể trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại, củng cố lòng tin của người dân vào hoạt động bộ máy nhà nước, nâng cao uy tín của Nhà nước trong xã hội và trên trường quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thi hành Luật TNBTCNN trên thực tiễn, các quy định của Luật

TNBTCNN đã bộc lộ nhiều hạn chế, vướng mắc đặc biệt là những hạn chế, vướng mắc liên quan đến quy định về căn cứ xác định TNBTTHCNN. Với những nội dung mới của Hiến pháp 2013 về bảo đảm quyền con người, quyền công dân và một loạt các thay đổi của các văn bản pháp luật có liên quan như BLDS 2015, Bộ luật hình sự 2015, Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Bộ luật tố tụng hình sự 2015, Luật tố tụng hành chính 2015, Luật thi hành án dân sự 2014... đã đặt ra yêu cầu cần sửa đổi Luật TNBTCNN sao cho phù hợp, nhằm bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong các quy định của pháp luật, đảm bảo tính khả thi trên thực tiễn, bảo vệ quyền lợi của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của cán bộ, công chức gây ra.

Trên cơ sở phân tích những hạn chế, bất cập từ các quy định của pháp luật về căn cứ xác định TNBTTHCNN và đánh giá những hạn chế, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai quy định về căn cứ xác định TNBTTHCNN theo Luật TNBTCNN trên thực tế hiện nay, để pháp luật TNBTTHCNN đi vào đời sống xã hội, phát huy hơn nữa tinh thần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức cần đưa ra các giải pháp cụ thể trên từng lĩnh vực, trong từng giai đoạn, bảo đảm nguyên tắc khi xây dựng Luật là tạo cơ chế hiệu quả, thiết thực giúp cho các cá nhân, tổ chức nói chung, người bị thiệt hại nói riêng tự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng đã được Nhà nước ghi nhận và bảo vệ; góp phần nâng cao chất lượng công vụ của Việt Nam hiện nay, đồng thời là tấm gương phản chiếu giúp Nhà nước hoàn thiện hơn nữa chất lượng phục vụ, hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ được Nhân dân tin tưởng giao phó, phát huy những tích cực của cơ chế BTTHCNN mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Mai Anh (2002), “Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ

quan tiến hành tố tụng gây ra”, luận án tiến sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội.

2.Vũ Ngọc Anh (2016), “Thực tiễn giải quyết bồi thường trong hoạt động

quản lý hành chính và một số kiến nghị”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Số chuyên

đề Dự án Luật TNBTCNN (sửa đổi), Hà Nội.

3. Bộ tư pháp (2016), Báo cáo tổng kết 06 năm thi hành Luật TNBTTHCNN,

Hà Nội.

4. Bộ Tư pháp (2006), Kỷ yếu các tọa đàm về Luật Bồi thường nhà nước, dự

án hợp tác về pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Nhật bản, giai đoạn 2003-

2006, Hà Nội.

5. Bộ Tư Pháp-Bộ Quốc Phòng (2011), Thông tư liên tịch số 24/2011/TTLT-

BTP-BQP hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường Nhà nước trong thi hành án

dân sự, Hà Nội.

6. Bộ Tư Pháp-Bộ Quốc Phòng (2015), Thông tư liên tịch số 18/2015/TTLT-

BTP-BQP hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường Nhà nước trong thi hành án

dân sự, Hà Nội.

7. Bộ Tư Pháp-Bộ Tài chính-Thanh tra Chính phủ (2010), Thông tư liên tịch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

số 19/2010/TTLT-BTP-BQP hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường Nhà nước

trong hoạt động quản lý hành chính, Hà Nội.

8. Bộ Tư pháp (2013), Báo cáo số 114/BC-BTP ngày 31 tháng 5 năm 2013

của Bộ Tư pháp sơ kết 3 năm thi hành Luật TNBTCNN, Hà Nội.

9. Bộ Tư pháp (2014), Báo cáo số 135/BC-BTNN ngày 20 tháng 6 năm 2014

của Bộ Tư pháp Sơ kết 6 tháng đầu năm 2014 công tác bồi thường nhà nước, Hà

Nội.

10. Bộ Tư Pháp-Bộ Tài chính-Thanh tra Chính phủ (2015), Thông tư liên tịch

số 17/2015/TTLT-BTP-BQP hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường Nhà nước

11. Nguyễn Văn Bốn (2016), “Sáu năm triển khai thi hành Luật

TNBTTHCNN – thực trạng và kiến nghị về định hướng sửa đổi”, Tạp chí Dân chủ

và pháp luật, Số chuyên đề Dự án Luật TNBTCNN (sửa đổi), Hà Nội.

12. Chính phủ (1997), Nghị định 47-CP ngày 03 tháng 5 năm 1997 của Chính

phủ về giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có

thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra, Hà Nội.

13. Chính phủ (2010), Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm

2010 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luạt

TNBTTHCNN, Hà Nội.

14. Chính phủ (2013), Báo cáo số 413/BC-CP ngày 17 tháng 10 năm 2013 của

Chính phủ về công tác bồi thường nhà nước năm 2013, Hà Nội.

15. Chính phủ (2016), Tờ trình số 336 của Chính phủ trình Quốc hội ngày

23/9/2016 về Dự án Luật TNBTTHCNN sửa đổi, Hà Nội.

16. Cục Bồi thường nhà nước (2012), Báo cáo số 516/BC-BTNN ngày 5 tháng

12 năm 2012, kết quả khảo sát tình hình đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác

bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính và THADS, Hà Nội.

17. Cục Bồi thường nhà nước (2012), Báo cáo số 509/BC-BTNN ngày 30

tháng 11 năm 2012 về khảo sát chuyên đề về yêu cầu bồi thường trong hoạt động

THADS năm 2012, Hà Nội.

18. Cục Bồi thường nhà nước (2012), Báo cáo số 568/BC-BTNN ngày 27

tháng 12 năm 2012 về khảo sát chuyên đề về yêu cầu bồi thường và giải quyết yêu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cầu bồi thường trong lĩnh vực thuế năm 2012, Hà Nội.

19. Cục Bồi thường nhà nước (2012), Các biện pháp bảo đảm thi hành Luật

TNBTCNN, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Hà Nội.

20. Cục Bồi thường nhà nước (2013), Báo cáo số 120/BC-BTNN ngày 31

tháng 10 năm 2013 về tổng kết công tác bồi thường nhà nước năm 2013 và phương

hướng, nhiệm vụ, giải pháp năm 2014, Hà Nội.

21. Nguyễn Văn Kim (2016), “Tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan

đến công tác bồi thường nhà nước”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Số chuyên đề

22. Phạm Trường Hải (2015), “TNBTTHCNN đối với các nhân, pháp nhân

nước ngoài dưới góc độ pháp luật quốc tế”, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật –

Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

23. Trần Thị Hiền (2006), “Trách nhiệm bồi thường nhà nước khi công chức

thi hành công vụ gây thiệt hại trong lĩnh vực hành pháp”, Kỷ yếu hội thảo pháp luật

và chính sách về trách nhiệm bồi thường nhà nước ở một số nước. Văn phòng Quốc

Hội và Văn phòng Viện Friedrich – Ebert - Stiftung Cộng hòa liên bang Đức, Tr 212, Hà Nội.

24. Hoàng Xuân Hoan (2013), “Pháp luật Việt Nam và một số quốc gia trên

thế giới về TNBTTHCNN”, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật – Trường đại học

quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

25. Phùng Thị Hoàn (2016), “Thực hiện công tác bồi thường nhà nước trong

hoạt động tố tụng tại Tòa án nhân dân”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Số chuyên

đề Dự án Luật TNBTCNN (sửa đổi), Hà Nội.

26. Trần Việt Hưng (2014), “Thực hiện pháp luật về TNBTTHCNN trong Thi

hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sỹ luật học, Học viên Chính

trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

27. Từ Ninh (2011), “Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm của Nhà nước”,

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề về pháp luật bồi thường nhà nước. Tr

3-17, Hà Nội.

28. Nguyễn Thị Hồng Nhung (2015), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về

TNBTTHCNN trong hoạt động thi hành án dân sự”, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại

học Luật Hà Nội, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

29. PGSTS Nguyễn Như Phát (2007), “Mấy vấn đề lý thuyết về trách nhiệm

bồi thường nhà nước” Kỷ yếu hội thảo pháp luật và chính sách về trách nhiệm bồi

thường nhà nước, Văn phòng Quốc hội thực hiện năm, Hà Nội.

30. Lê Thái Phương (2006), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trách

nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước”, Luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại

31. Lê Thái Phương (2014), “Một số vấn đề thực tiễn bồi thường thiệt hại do

cơ quan thi hành án dân sự gây ra theo quy định của Luật TNBTTHCNN”, Cổng

thông tin điện tử Bộ Tư pháp – Chuyên trang TNBTTHCNN, Hà Nội.

32. Lê Thái Phương (2016), “Tổng quan pháp luật của một số quốc gia, vũng

lãnh thổ trên thế giới về TNBTTHCNN”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Số chuyên

đề Dự án Luật TNBTCNN (sửa đổi), Hà Nội. 33. Quốc hội (2013), Hiến Pháp, Hà Nội. 34. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội. 35. Quốc hội (2015), Bộ luật dân sự, Hà Nội.

36. Quốc hội (2015), Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội. 37. Quốc hội (2015), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội. 38. Quốc hội (2009), Luật TNBTTHCNN, Hà Nội. 39. Quốc hội (2008), Luật Thi hành án Dân sự, Hà Nội.

40. Thạc sỹ Nguyễn Thanh Tịnh (2014), “Một số nét khái quát về thực tiễn thi

hành Luật TNBTTHCNN”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Số chuyên đề Thực tiễn

thi hành Luật TNBTCNN, Tr 5-25, Hà Nội.

41. Thạc sỹ Nguyễn Thanh Tịnh (2014), “Đánh giá chung tình hình thi hành

Luật TNBTTHCNN, những khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị”, Tài liệu

hội thảo khoa học cấp Bộ về TNBTTHCNN, Ninh Bình.

42. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ Luật

học”, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

43. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình lý luận Nhà nước và pháp

Một phần của tài liệu Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 104 - 112)