Các lĩnh vực phát sinh TNBTTHCNN

Một phần của tài liệu Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 26 - 30)

Nhà nước thực hiện việc quản lý xã hội trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, tuy nhiên xét về mặt tổ chức thực hiện quyền lực, các công việc mà Nhà nước thực hiện được chia thành các hoạt động: Xây dựng và ban hành pháp luật (hoạt động lập pháp); tổ chức thực hiện pháp luật (hoạt động hành pháp) và bảo vệ pháp luật (hoạt động tư pháp). Các hoạt động này do các cơ quan tương ứng của Nhà nước thực hiện, cụ thể bao gồm: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. Pháp luật bồi thường nhà nước của nhiều nước hoặc là trực tiếp, hoặc là gián tiếp đều xác định phạm vi các lĩnh vực hoạt động mà Nhà nước phải bồi thường.

1.1.4.1. Lĩnh vực hành pháp

Khi nói tới pháp luật bồi thường nhà nước, thông thường người ta sẽ nghĩ ngay tới hoạt động của các cơ quan hành chính vì đây là lĩnh vực hoạt động mà Nhà nước thông qua các công chức thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với công dân, những hành vi hành chính cũng luôn mang tính tích cực, chủ động nhằm quản lý và thực hiện các chính sách của Nhà nước. Chính vì vậy khi xảy ra các vi phạm, những vi phạm do cán bộ, công chức Nhà nước gây ra sẽ trực tiếp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội.

Hoạt động quản lý hành chính là hoạt động có phạm vi rất rộng, phức tạp, diễn ra hàng ngày, tác động tới mọi mặt của đời sống xã hội và do nhiều cơ quan từ trung ương đến địa phương thuộc bộ máy hành chính nhà nước thực hiện, các loại quyết định hành chính, hành vi hành chính đa dạng, phong phú và luôn tiềm ẩn khả năng sai phạm dẫn đến thiệt hại cho cá nhân, tổ chức. Với đội ngũ công chức đông đảo, trình độ không đồng đều, phân bố trên diện rộng, ở mọi ngành, mọi lĩnh vực nên về

lý thuyết cũng như thực tế, việc gây thiệt hại trong quá trình thực thi công vụ là không khó tránh khỏi.

Pháp luật Việt Nam quy định tương đối rõ phạm vi TNBTTHCNN trong lĩnh vực hành pháp theo cách liệt kê có giới hạn các trường hợp được bồi thường thiệt hại tại Điều 13 của Luật TNBTCNN.

Theo đó, các trường hợp có thể phát sinh trách nhiệm bồi thường tập trung vào các nhóm hành vi chủ yếu sau đây: (1) Nhóm hành vi liên quan đến thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính; (2) Nhóm hành vi liên quan đến quyền tự do kinh doanh; (3) Nhóm hành vi liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về đất đai, thuế, phí, lệ phí.

1.1.4.2. Lĩnh vực tư pháp

Tư pháp là chức năng của Nhà nước để giải quyết các tranh chấp pháp luật cụ thể thông qua việc áp dụng pháp luật. Tranh chấp pháp luật được hiểu là những tranh chấp về sự tồn tại hoặc không tồn tại của các quyền và nghĩa vụ hoặc mối quan hệ pháp lý giữa các bên mà cuối cùng có thể được giải quyết thông qua việc áp dụng pháp luật. Tư pháp được hiểu là phân xử những tranh chấp pháp luật, chức năng này chỉ Tòa án mới có. Hoạt động tư pháp là hoạt động đặc trưng của các cơ quan tư pháp. Các hoạt động này mang tính thụ động, cụ thể là những cơ quan tư pháp chỉ hoạt động khi có yêu cầu, ví dụ: chỉ khi có tranh chấp được khởi kiện ra toà thì các cơ quan tư pháp mới bắt đầu vào cuộc.

Về TNBTTHCNN trong tố tụng hình sự, trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính... sự phân biệt trách nhiệm bồi thường trong hai lĩnh vực này là không quá cần thiết vì về bản chất thì đều là hoạt động của Tòa án về mặt tố tụng. Về cơ bản, trách nhiệm bồi thường trong tố tụng hình sự và tố tụng dân sự là giống nhau. Sự khác nhau có lẽ chỉ thể hiện ở chỗ: trong tố tụng hình sự thì thường gây ra thiệt hại về thân thể, danh dự; trong tố tụng dân sự thì thường gây ra thiệt hại về các quyền tài sản, quyền nhân thân [4, Tr 37].

1.1.4.3 Lĩnh vực lập pháp

Khi nói tới lĩnh vực lập pháp, chúng ta có thể thấy ngay sự tác động một cách gián tiếp của các hành vi lập pháp tới xã hội. Khi cơ quan lập pháp ban hành một

đạo luật thì các cơ quan hành chính mới là những cơ quan tác động trực tiếp tới xã hội thông qua hoạt động thực thi pháp luật của mình. Pháp luật của các nước đều quy định một cách rất hạn chế việc áp dụng các quy định về bồi thường nhà nước đối với lĩnh vực lập pháp. Sự hạn chế này thể hiện ở chỗ: có thể loại trừ lĩnh vực lập pháp hoặc có thể không loại trừ nhưng nếu áp dụng thì luôn ở mức độ nhất định. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, lĩnh vực lập pháp không thuộc phạm vi TNBTTHCNN theo quy định của Luật TNBTCNN bởi:

Hoạt động lập pháp có sự tác động gián tiếp tới công dân nói riêng và xã hội nói chung. Trong một số trường hợp Luật còn có thể tiềm ẩn những nguy cơ nguy hiểm cho xã hội. Nếu một đạo luật bị coi là vi hiến thì những văn bản dưới Luật cũng sẽ tiềm ẩn nguy cơ vi hiến như vậy. Vì vậy, nếu loại trừ hoạt động lập pháp ra khỏi phạm vi điều chỉnh của pháp luật bồi thường nhà nước thì sẽ không logic. Tuy nhiên cũng có thể đưa ra một số lý do viện dẫn cho việc loại trừ này như: (1) hoạt động lập pháp là hoạt động mang tính quốc gia và về nguyên tắc những hoạt động mang tính quốc gia được loại trừ khỏi sự tác động của hoạt động tư pháp; (2) Về mặt chính trị, Nhà nước mà ban hành một đạo luật bị coi là vi hiến thì có thể xác định sự sai sót này của là hậu quả của hoạt động bầu cử - nói cách khác sai sót không phải do quá trình lập pháp mà là do sự lựa chọn khi bầu cử. Nếu loại trừ hành vi lập pháp ra khỏi phạm vi áp dụng của pháp luật bồi thường nhà nước thì các đạo luật ban hành dù có sai đến đâu cũng chẳng thể xử lý bằng cơ chế của pháp luật bồi thường nhà nước (tất nhiên không loại trừ việc xử lý bằng cơ chế khác nếu có); (3) Về bảo đảm tài chính, theo quy định của Luật TNBTCNN thì nguồn kinh phí bảo đảm chi trả cho người bị thiệt hại chính là từ ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khách quan như phạm vi hoạt động của Nhà nước rất rộng, bộ máy biên chế cồng kềnh, thiếu chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ý thức trách nhiệm của các cán bộ, công chức còn hạn chế…dẫn đến tình trạng không thể lường hết được những trường hợp nhà nước phải bồi thường và số tiền bồi thường của Nhà nước do các hành vi sai phạm cũng rất lớn, có thể ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến các hoạt động quốc gia… Do đó, các sai phạm trong hoạt động lập pháp không thuộc phạm vi trách nhiệm mà Nhà nước Việt Nam phải bồi thường.

Pháp luật Việt Nam cũng như đa số các nước trên thế giới đều không thừa nhận TNBTTHCNN trong lĩnh vực lập pháp. Khi xây dựng Luật TNBTCNN, có nhiều ý kiến đề nghị đưa lĩnh vực lập pháp vào sự điều chỉnh của luật. Tuy nhiên, các nhà làm luật với quan điểm cho rằng hoạt động lập pháp mang tính quốc gia cần phải được loại trừ khỏi sự tác động của hoạt động tư pháp, sai sót khi ban hành pháp luật không phải do quá trình lập pháp mà là do sự lựa chọn khi bầu cử và bên cạnh đó, với trình độ lập pháp của Việt Nam còn nhiều khiếm khuyết, hạn chế thì khả năng phát sinh bồi thường là rất lớn. Do đó, việc đặt vấn đề bồi thường nhà nước trong lĩnh vực lập pháp sẽ gây sức ép đối với Nhà nước về mặt kinh phí bồi thường.

Hơn nữa, với quan điểm lập pháp cho rằng, việc xác định phạm vi TNBTTHCNN cần phải được quy định phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, xã hội của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Hiến pháp năm 1992 và BLDS năm 2005 đã ghi nhận một nguyên tắc cơ bản, theo đó, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường các thiệt hại do cán bộ, công chức của mình gây ra cho tổ chức, cá nhân trong khi thi hành công vụ. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, để đảm bảo tính khả thi, phạm vi TNBTTHCNN cần được xác định phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội; khả năng của ngân sách nhà nước; năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. Bên cạnh đó, nếu không tính toán, cân nhắc về phạm vi TNBTTHCNN thì khó có thể bảo đảm sự kết hợp hài hoà giữa mục tiêu bảo vệ lợi ích của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại, lợi ích của Nhà nước và đồng thời cũng phải bảo đảm sự hoạt động ổn định, có hiệu quả của các cơ quan công quyền, đặc biệt là giữ vững sự ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Trên cơ sở đó, Luật TNBTCNN đã quy định phạm vi TNBTTHCNN trên các lĩnh vực: Quản lý hành chính; Tố tụng (tố tụng hình sự, tố tụng dân sự và tố tụng hành chính); Thi hành án (thi hành án hình sự và thi hành án dân sự). Với việc xác định rõ lĩnh vực hoạt động mà Nhà nước có trách nhiệm bồi thường, Luật TNBTCNN, trong từng lĩnh vực cụ thể, còn quy định mang tính liệt kê cụ thể từng trường hợp mà Nhà nước có trách nhiệm bồi thường.

Theo nghĩa hẹp, Luật TBNTCNN quy định Nhà nước chỉ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại với các lĩnh vực hành pháp và tư pháp mà không xem xét trong lĩnh

vực lập pháp. Hay nói cách khác, với các thiệt hại phát sinh trong lĩnh vực lập pháp, Nhà nước không có trách nhiệm bồi thường.

Trong lĩnh vực hành pháp (quản lý hành chính) và tư pháp (tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, tố tụng hình sự, thi hành án dân sự, thi hành án hình sự) Luật TNBTCNN cũng quy định rất giới hạn theo phương thức liệt kê các trường hợp

Một phần của tài liệu Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 26 - 30)