Thành phố Việt Trì là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Phú Thọ nằm ở 21024’ vĩ độ Bắc, 106012’ kinh độ Đông. Cách thành phố Hà Nội 80km về phía Tây Bắc là nơi gặp nhau của sông Hồng, sông Lô, có tuyến Quốc lộ 2, Quốc lộ 32C và đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua địa bàn. Về vị trí địa lý phía Bắc giáp với xã An Đạo, huyện Phù Ninh, phía Nam giáp với tỉnh Vĩnh Phúc, phía Tây giáp với thủ đô Hà Nội và huyện Lâm Thao, phía Đông giáp huyện Lập Thạch và huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ có tổng diện tích tự nhiên 113,10 km2, dân số đến tháng 12 năm 2013 là 283.995 ngƣời. Thành phố có 23 đơn vị hành chính gồm 13 phƣờng và 10 xã trực thuộc, đó là: Bạch Hạc, Bến Gót, Thanh Miếu, Thọ Sơn, Tiên Cát, Gia Cẩm, Minh Nông, Tân Dân, Dữu Lâu, Nông Trang, Minh Phƣơng, Vân Cơ, Vân Phú, Sông Lô, Trƣng Vƣơng, Tân Đức, Thụy Vân, Phƣợng Lâu, Kim Đức, Hùng Lô, Hy Cƣơng, Thanh Đình và Chu Hóa.
Địa hình tự nhiên của Thành phố Việt Trì đƣợc bao bọc bởi hai tuyến sông lớn của miền Bắc là sông Lô và sông Hồng.
- Sông Lô: Đoạn qua địa bàn chạy dọc từ phía Bắc đến phía Nam của Thành phố, đƣợc bắt nguồn từ Trung Quốc chảy theo hƣớng Đông Nam về châu thổ sông Hồng; chiều dài sông đi ven theo Thành phố là 15km; chiều rộng của sông từ 500m đến 700m tại ngã ba sông (giao giữa sông Hồng và sông Lô) mực nƣớc trung bình vào mùa mƣa là +11,8m, sông có độ sâu lớn rất thuận lợi cho giao thông đƣờng thuỷ và cấp nƣớc cho Thành phố.
40
- Sông Hồng: Bắt nguồn từ Trung Quốc, sông chảy theo hƣớng Tây - Tây Nam ra hƣớng Đông Nam, chiều rộng sông đi qua Thành phố Việt Trì khoảng từ 700m đến 1.200m.
Ngoài ra Thành phố Việt Trì còn có một số ao, hồ, đầm với tổng diện tích khoảng 124,8 ha chiếm 1,9 % diện tích toàn Thành phố. Các đầm hồ lớn liên kết với các ao hồ nhỏ hơn và chúng liên hoàn thành một nhóm đó là thế mạnh về sinh thái, môi trƣờng khi tận dụng tốt, các hồ lớn hiện nay có thể dùng để cung cấp nƣớc cho ruộng nuôi trồng thuỷ sản kết hợp làm hồ điều hoà khi mùa mƣa lũ đến.
Thành phố Việt Trì nằm trong vùng khí hậu đồng bằng và trung du Bắc bộ, thể hiện rõ nét giữa các mùa:
- Mùa hè nóng ẩm mƣa nhiều, mƣa thƣờng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10. Lƣợng mƣa nhiều nhất vào tháng 8. Từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau là mùa ít mƣa hơn. Đặc biệt ở đây có nhiều trận mƣa rào cƣờng độ lớn kèm theo dông bão, thƣờng kéo dài từ 3 đến 5 ngày, gây úng ngập cục bộ một số khu vực.
- Mùa Đông trùng với mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 4 năm sau lƣợng mƣa ít, khô, hanh và lạnh.
Trong những năm gần đây cơ cấu kinh tế của Thành phố chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng dịch vụ, các thành phần kinh tế đƣợc tạo điều kiện phát triển. Sản xuất nông nghiệp đô thị, cận đô thị, nông nghiệp sạch bƣớc đầu có kết quả nhƣ: lúa chất lƣợng cao, rau an toàn, hoa cây cảnh. Kết cấu hạ tầng đô thị ngày một hoàn thiện hơn, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt. Kinh tế xã hội của thành phố phát triển vƣợt bậc. Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015, mặc dù còn nhiều khó khăn thách thức do lạm phát tăng cao, giá cả biến đổi thất thƣờng nhƣng kinh tế Thành phố đƣợc duy trì phát triển, cụ thể nhƣ sau:
Tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 5,02%/năm (Tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn năm từ 2005 đến 2010 đạt 13,6%/năm), xây dựng và công nghiệp đạt 5,04%/năm, dịch vụ đạt 5,3%/năm, nông nghiệp lâm nghiệp và thủy sản đạt 0,26%/năm, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 61,76 triệu
41 đồng/ngƣời/năm.
Tỷ lệ thu ngân sách so với dự toán giao hàng năm tăng 20,4%/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 6,4%/năm. Nổi bật là sản xuất công nghiệp duy trì ở mức tăng trƣởng cao, dịch vụ phát triển nhanh đúng hƣớng, phát huy đƣợc lợi thế, đa dạng về loại hình, chất lƣợng không ngừng đƣợc nâng cao.
Tổng vốn cho đầu tƣ toàn xã hội bình quân hàng năm đạt 3.819 tỷ đồng/năm; hệ thống các tuyến đƣờng chính đƣợc chiếu sáng 100%.