2.4.1 Phƣơng pháp thống kê
Phương pháp thống kê là một hệ thống các phƣơng pháp (thu thập, tổng
hợp, trình bày số liệu và tính toán các đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu) nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định.
Phƣơng pháp thống kê đƣợc sử dụng phổ biến trong Chƣơng 3 và Chƣơng 4. Số liệu thống kê nguồn vốn cấp cho các công trình xây dựng hạ tầng giao thông do UBND Thành phố làm chủ đầu tƣ theo các năm khảo sát; tình hình triển khai các thủ tục đầu tƣ và tiến độ thi công, giải ngân của các dự án, những nội dung công tác có ảnh hƣởng chủ yếu tới quá trình sử dụng vốn
37
đầu tƣ; Số liệu về nguồn vốn cũng nhƣ số lƣợng các dự án đầu tƣ nhằm cung cấp tƣ liệu cho việc phân tích, so sánh, đánh giá sự phù hợp giữa nguồn vốn đầu tƣ và nhu cầu đầu tƣ.
2.4.2 Phƣơng pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp phân tích là phƣơng pháp phân chia cái toàn thể của đối
tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra đƣợc cái chung, thông qua hiện tƣợng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.
Phương pháp tổng hợp là phƣơng pháp có cách thức nghiên cứu đối
tƣợng ngƣợc với phƣơng pháp phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.
Phân tích và tổng hợp là hai phƣơng pháp gắn bó chặt chẽ quy định và
bổ sung cho nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tƣợng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng.
Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp đƣợc sử dụng trong toàn bộ luận văn. Tuy nhiên, phƣơng pháp này đƣợc sử dụng chủ yếu ở Chƣơng 1, Chƣơng 3 và Chƣơng 4 - Phân tích thực trạng công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông dựa trên các yêu cần, nhu cầu, sự cần thiết đầu tƣ của các dự án. Từ các thông tin đƣợc thu thập, tiến hành phân tích để đƣa ra các giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lƣợng công tác quản lý các dự án đầu tƣ bằng vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn.
38
2.4.3 Phƣơng pháp logic - lịch sử
Phương pháp logic là phƣơng pháp nghiên cứu tổng quát các sự kiện,
hiện tƣợng lịch sử, loại bỏ các yếu tố ngẫu nhiên, không cơ bản để làm bộc lộ bản chất, tính tất yếu và quy luật vận động và phát triển khách quan của sự kiện, hiện tƣợng lịch sử đang “ẩn mình” trong các yếu tố tất nhiên lẫn ngẫu nhiên phức tạp ấy.
Phương pháp lịch sử là phƣơng pháp tái hiện trung thực bức tranh quá
khứ của sự vật, hiện tƣợng theo đúng trình tự thời gian và không gian nhƣ nó đã từng diễn ra (quá trình ra đời, phát triển, tiêu vong).
Phƣơng pháp lô gic đƣợc sử dụng để xây dựng khung khổ lý thuyết về quản lý vốn đầu tƣ xây dựng. Phƣơng pháp lịch sử đƣợc sử dụng để nghiên cứu kinh nghiệm QLDA đầu tƣ xây dựng trên địa bàn. Sử dụng kết hợp phƣơng pháp lô gích và phƣơng pháp lịch sử đƣợc thể hiện tập trung nhất trong cấu trúc toàn bộ luận văn, đặc biệt trong nghiên cứu Chƣơng 1 và Chƣơng 3.
39
CHƢƠNG 3:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ
(GIAI ĐOẠN 2010-2015).
3.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ
3.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của Thành phố Việt Trì
Thành phố Việt Trì là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Phú Thọ nằm ở 21024’ vĩ độ Bắc, 106012’ kinh độ Đông. Cách thành phố Hà Nội 80km về phía Tây Bắc là nơi gặp nhau của sông Hồng, sông Lô, có tuyến Quốc lộ 2, Quốc lộ 32C và đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua địa bàn. Về vị trí địa lý phía Bắc giáp với xã An Đạo, huyện Phù Ninh, phía Nam giáp với tỉnh Vĩnh Phúc, phía Tây giáp với thủ đô Hà Nội và huyện Lâm Thao, phía Đông giáp huyện Lập Thạch và huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ có tổng diện tích tự nhiên 113,10 km2, dân số đến tháng 12 năm 2013 là 283.995 ngƣời. Thành phố có 23 đơn vị hành chính gồm 13 phƣờng và 10 xã trực thuộc, đó là: Bạch Hạc, Bến Gót, Thanh Miếu, Thọ Sơn, Tiên Cát, Gia Cẩm, Minh Nông, Tân Dân, Dữu Lâu, Nông Trang, Minh Phƣơng, Vân Cơ, Vân Phú, Sông Lô, Trƣng Vƣơng, Tân Đức, Thụy Vân, Phƣợng Lâu, Kim Đức, Hùng Lô, Hy Cƣơng, Thanh Đình và Chu Hóa.
Địa hình tự nhiên của Thành phố Việt Trì đƣợc bao bọc bởi hai tuyến sông lớn của miền Bắc là sông Lô và sông Hồng.
- Sông Lô: Đoạn qua địa bàn chạy dọc từ phía Bắc đến phía Nam của Thành phố, đƣợc bắt nguồn từ Trung Quốc chảy theo hƣớng Đông Nam về châu thổ sông Hồng; chiều dài sông đi ven theo Thành phố là 15km; chiều rộng của sông từ 500m đến 700m tại ngã ba sông (giao giữa sông Hồng và sông Lô) mực nƣớc trung bình vào mùa mƣa là +11,8m, sông có độ sâu lớn rất thuận lợi cho giao thông đƣờng thuỷ và cấp nƣớc cho Thành phố.
40
- Sông Hồng: Bắt nguồn từ Trung Quốc, sông chảy theo hƣớng Tây - Tây Nam ra hƣớng Đông Nam, chiều rộng sông đi qua Thành phố Việt Trì khoảng từ 700m đến 1.200m.
Ngoài ra Thành phố Việt Trì còn có một số ao, hồ, đầm với tổng diện tích khoảng 124,8 ha chiếm 1,9 % diện tích toàn Thành phố. Các đầm hồ lớn liên kết với các ao hồ nhỏ hơn và chúng liên hoàn thành một nhóm đó là thế mạnh về sinh thái, môi trƣờng khi tận dụng tốt, các hồ lớn hiện nay có thể dùng để cung cấp nƣớc cho ruộng nuôi trồng thuỷ sản kết hợp làm hồ điều hoà khi mùa mƣa lũ đến.
Thành phố Việt Trì nằm trong vùng khí hậu đồng bằng và trung du Bắc bộ, thể hiện rõ nét giữa các mùa:
- Mùa hè nóng ẩm mƣa nhiều, mƣa thƣờng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10. Lƣợng mƣa nhiều nhất vào tháng 8. Từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau là mùa ít mƣa hơn. Đặc biệt ở đây có nhiều trận mƣa rào cƣờng độ lớn kèm theo dông bão, thƣờng kéo dài từ 3 đến 5 ngày, gây úng ngập cục bộ một số khu vực.
- Mùa Đông trùng với mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 4 năm sau lƣợng mƣa ít, khô, hanh và lạnh.
Trong những năm gần đây cơ cấu kinh tế của Thành phố chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng dịch vụ, các thành phần kinh tế đƣợc tạo điều kiện phát triển. Sản xuất nông nghiệp đô thị, cận đô thị, nông nghiệp sạch bƣớc đầu có kết quả nhƣ: lúa chất lƣợng cao, rau an toàn, hoa cây cảnh. Kết cấu hạ tầng đô thị ngày một hoàn thiện hơn, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt. Kinh tế xã hội của thành phố phát triển vƣợt bậc. Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015, mặc dù còn nhiều khó khăn thách thức do lạm phát tăng cao, giá cả biến đổi thất thƣờng nhƣng kinh tế Thành phố đƣợc duy trì phát triển, cụ thể nhƣ sau:
Tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 5,02%/năm (Tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn năm từ 2005 đến 2010 đạt 13,6%/năm), xây dựng và công nghiệp đạt 5,04%/năm, dịch vụ đạt 5,3%/năm, nông nghiệp lâm nghiệp và thủy sản đạt 0,26%/năm, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 61,76 triệu
41 đồng/ngƣời/năm.
Tỷ lệ thu ngân sách so với dự toán giao hàng năm tăng 20,4%/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 6,4%/năm. Nổi bật là sản xuất công nghiệp duy trì ở mức tăng trƣởng cao, dịch vụ phát triển nhanh đúng hƣớng, phát huy đƣợc lợi thế, đa dạng về loại hình, chất lƣợng không ngừng đƣợc nâng cao.
Tổng vốn cho đầu tƣ toàn xã hội bình quân hàng năm đạt 3.819 tỷ đồng/năm; hệ thống các tuyến đƣờng chính đƣợc chiếu sáng 100%.
3.1.2 Tình hình quản lý vốn tại các dự án đầu tƣ kết cấu hạ tầng giao thông thông
Những năm qua, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện gặp nhiều khó khăn song Thành phố Việt Trì đã nỗ lực để duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế ở mức hợp lý, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, nâng cao về chất lƣợng, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, đời sống của nhân dân không ngừng đƣợc nâng lên. Đáng chú ý là công tác quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị ngày càng đƣợc tập trung, huy động các nguồn lực cho đầu tƣ phát triển.
Trƣớc tình hình đó một yêu cầu quan trọng đặt ra là phải quản lý chặt chẽ nguồn vốn giành cho đầu tƣ xây dựng cơ bản nói chung và cho đầu tƣ kết cấu hạ tầng giao thông nói riêng. Việc quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản đƣợc quản lý chặt ngay từ khâu lập quy hoạch, kế hoạch vốn, chuẩn bị đầu tƣ, triển khai thực hiện đầu tƣ cho đến khi hoàn thành đƣa vào sử dụng, cụ thể nhƣ sau:
- Đối với các dự án đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông trƣớc khi triển khai xin chủ trƣơng đầu tƣ xây dựng đều đƣợc lập quy hoạch nhằm đảm bảo yêu cầu phát triển trong tƣơng lai.
- Công tác thẩm định, phê duyệt chủ trƣơng đầu tƣ xây dựng có sự kiểm tra, thẩm định của của các cơ quan chuyên môn của Tỉnh và Thành phố tuân thủ theo kế hoạch vốn, khả năng huy động nguồn vốn nên các dự án đƣợc phê duyệt đảm bảo tính khả thi.
42
- Thẩm định dự án đầu tƣ đƣợc giao cho cơ quan chuyên môn về kế hoạch và đầu tƣ trực thuộc ngƣời quyết định đầu tƣ (đối với Chủ tịch UBND Tỉnh quyết định đầu tƣ thì cơ quan thẩm định là Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, đối với Chủ tịch UBND Thành phố phê duyệt dự án thì Phòng Tài chính Kế hoạch là đơn vị đầu mối thẩm định) thực hiện độc lập với đơn vị QLDA (Ban quản lý dự án xây dựng hạ tầng Thành phố, Ban quản lý dự án thuộc UBND các phƣờng, xã) nên đảm bảo tính khách quan. Công tác thẩm định đơn giá xây dựng trong dự toán xây dựng công trình đƣợc giao cho cán bộ chuyên môn có trình độ, năng lực theo chuyên ngành thực hiện nên kết quả thẩm định có chất lƣợng cao.
- Việc thẩm định, phân bổ nguồn vốn cho các công trình theo các năm đƣợc thực hiện thông qua việc cân đối nguồn vốn Ngân sách và vốn ngoài Ngân sách giữa các dự án đầu tƣ xây dựng.
- Dự toán xây dựng công trình sau khi đƣợc duyệt sẽ tiến hành thẩm định, phê duyệt kế hoạch đấu thầu, việc thẩm định kế hoạch đấu thầu do cơ quan chuyên môn về kế hoạch và đầu tƣ thực hiện (đối với dự án do UBND Tỉnh phê duyệt dự án thì do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thực hiện, đối với dự án do Chủ tịch UBND Thành phố phê duyệt thì Phòng Tài chính Kế hoạch thẩm định). Đối với dự án có gói thầu theo quy định phải thực hiện đấu thầu rộng rãi thì Kế hoạch đấu thầu các gói thầu sẽ đƣợc đăng tải trên các trang Web về đấu thầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ. Đối với gói thầu quy mô nhỏ, có kỹ thuật đơn giản sẽ đƣợc áp dụng lựa chọn nhà thầu theo hình thức chỉ định thầu nhƣng trên cơ sở phải đảm bảo các yêu cầu về năng lực tài chính và kỹ thuật.
- Sau khi tổ chức lựa chọn đƣợc nhà thầu theo quy định, chủ đầu tƣ sẽ thực hiện hợp đồng với đơn vị nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu.
- Trong quá trình thực hiện các công việc đã đƣợc ghi trong dự toán xây dựng công trình và theo hợp đồng, các nhà thầu sẽ đƣợc ứng vốn hoặc thanh toán vốn theo mức quy định. Đối với thanh toán, đơn vị QLDA cùng đơn vị giám sát sẽ thực hiện việc nghiệm thu các công việc hoàn thành theo hợp đồng trƣớc khi trình chủ đầu tƣ cấp phát vốn thanh toán.
43
- Để đảm bảo chất lƣợng xây dựng công trình, hiệu quả đầu tƣ, đơn vị đƣợc giao QLDA có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát, nghiệm thu thi công xây dựng công trình theo quy định.
- Kết thúc đầu tƣ xây dựng công trình, chủ đầu tƣ có trách nhiệm tổ chức lập, trình quyết toán vốn đầu tƣ xây dựng công trình.
3.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ HẠ TẦNG GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ 3.2.1 Quản lý vốn đầu tƣ xây dựng trong bƣớc chuẩn bị dự án
3.2.1.1 Công tác quy hoạch các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông
Công tác chuẩn bị đầu tƣ xây dựng công trình kết cấu giao thông bao gồm các công đoạn từ lập quy hoạch, xin chủ trƣơng đầu tƣ xây dựng, tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt dự án. Chi phí lập đồ án quy hoạch xây dựng trên địa bàn Thành phố do đơn vị chủ đầu tƣ xây dựng dự án thực hiện chi trả và đƣợc tính vào tổng mức đầu tƣ dự án xây dựng công trình.
Công tác lập quy hoạch xây dựng là bƣớc đầu tiên tổ chức triển khai thực hiện dự án đầu tƣ. Công tác tính toán hiệu quả kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh đƣợc xác định ngay từ đây. Quy hoạch xây dựng nếu đƣợc tổ chức khảo sát, thiết kế cân đối hài hòa đƣợc các mặt sẽ có ảnh hƣởng tích cực đến dự án, nếu quy hoạch hợp lý sẽ tránh đƣợc việc điều chỉnh, tạo điều kiện cho việc thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
Hiện nay trên địa bàn Thành phố một số dự án hạ tầng kỹ thuật khi phê duyệt có sự không đồng bộ, phù hợp với quy hoạch đã đƣợc phê duyệt trƣớc đó dẫn đến phải thực hiện điều chỉnh quy hoạch, gây lãng phí nguồn vốn, kéo dài thời gian đầu tƣ xây dựng công trình làm tăng chi phí đầu tƣ xây dựng cụ thể nhƣ dự án: Đƣờng Nguyễn Du kéo dài do quy hoạch không phù hợp với hình thức huy động nguồn lực xã hội (đổi đất lấy hạ tầng), một số đoạn qua nhiều nhà dân làm tăng chi phí GPMB dẫn đến tính khả thi của dự án không cao nên phải điều chỉnh quy hoạch để điều chỉnh dự án.
Trên địa bàn Thành phố Việt Trì hiện có 13 phƣờng và 10 xã, trong đó có 07 phƣờng đã có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000, 10 xã đã có quy hoạch nông thôn mới. Trong số 10 xã có quy hoạch nông thôn mới thì có 02 xã
44
trƣớc đây đã có quy hoạch tỷ lệ 1/2000 là Phƣợng Lâu và Trƣng Vƣơng nhƣng vẫn làm quy hoạch nông thôn mới để tranh thủ các nguồn vốn huy động.