Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý vốn phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

Một phần của tài liệu Quản lý vốn cho phát triển hạ tầng giao thông tại thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 39)

thông

1.3.4.1 Nhóm nhân tố bên ngoài

- Cơ chế quản lý đầu tƣ xây dựng: Là các quy định của Nhà nƣớc thông qua các cơ quan có thẩm quyền về các nội dung quản lý làm chế tài để quản lý hoạt động đầu tƣ và xây dựng. Nếu cơ chế quản lý đầu tƣ và xây dựng mang tính đồng bộ cao sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy nhanh hoạt động đầu tƣ xây dựng, tiết kiệm trong việc quản lý vốn đầu tƣ cho cho xây dựng cơ bản, ngƣợc lại nếu chủ trƣơng đầu tƣ thƣờng xuyên bị thay đổi sẽ gây ra những lãng phí to lớn đối với nguồn vốn đầu tƣ cho xây dựng cơ bản.

Mặc dù Chính phủ và các bộ, ngành đã có nhiều cố gắng nghiên cứu sửa đổi bổ sung các cơ chế chính sách cho phù hợp hơn trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng song cơ chế, chính sách quản lý kinh tế nói chung, quản lý đầu tƣ và xây dựng nói riêng vẫn chƣa theo kịp thực tế cuộc sống.

- Chiến lƣợc phát triển kinh tế và chính sách kinh tế trong từng thời kỳ: Đối với nƣớc ta, chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội là hệ thống quan điểm định hƣớng của Đảng, của Nhà nƣớc về phát triển kinh tế - xã hội theo ngành, theo vùng kinh tế trong từng giai đoạn. Tƣ tƣởng chỉ đạo xuyên suốt của chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020 là tập trung vào hai nội dung cơ bản: Tạo ra tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để nhanh chóng đƣa nƣớc ta trở thành một nƣớc công nghiệp, tiến sát với trình độ tiên tiến của các nƣớc trong khu vực và thế giới trong một vài thập kỷ tới. Cùng với chính sách kinh tế và pháp luật kinh tế, hoạt động đầu tƣ của Nhà nƣớc nói chung và hoạt động đầu tƣ xây dựng cơ bản nói riêng là biện pháp kinh tế nhằm tạo môi trƣờng và hành lang cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và hƣớng các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp đi theo qũy đạo của kế hoạch vĩ mô.

31

- Thị trƣờng và sự cạnh tranh: Trong nền kinh tế đa thành phần, các loại thị trƣờng (thị trƣờng vốn, thị trƣờng đầu tƣ, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm...) là một căn cứ hết sức quan trọng để nhà đầu tƣ quyết định đầu tƣ. Việc phân tích thị trƣờng xác định mức cầu sản phẩm để quyết định đầu tƣ đòi hỏi phải đƣợc xem xét hết sức khoa học và bằng cả sự nhạy cảm trong kinh doanh để đi đến quyết định đầu tƣ. Trong hoạt động đầu tƣ xây dựng cơ bản, khi xem xét yếu tố thị trƣờng không thể bỏ qua yếu tố cạnh tranh. Yếu tố này đòi hỏi nhà chủ đầu tƣ cân nhắc đầu tƣ dựa trên tình hình hiện tại của mình, đặc biệt là tình hình cạnh tranh trên thị trƣờng đầu tƣ xây dựng cơ bản và dự đoán tình hình trong tƣơng lai để quyết định có nên tiến hành đầu tƣ xây dựng cơ bản không, nếu có thì lựa chọn phƣơng thức đầu tƣ nào để đầu tƣ có hiệu quả.

- Lợi tức vay vốn: Đây là yếu tố ảnh hƣởng tới chi phí đầu tƣ trực tiếp và chi phí cơ hội của một chủ đầu tƣ. Thông thƣờng, để thực hiện hoạt động đầu tƣ xây dựng cơ bản, ngoài vốn tự có, chủ đầu tƣ phải vay vốn và đƣơng nhiên phải trả lợi tức những khoản tiền vay. Vì vậy, chủ đầu tƣ không thể không tính đến yếu tố lãi suất tiền vay trong quyết định tiến hành hoạt động đầu tƣ xây dựng cơ bản.

- Sự tiến bộ của khoa học công nghệ có thể là cơ hội và cũng có thể là nguy cơ đe dọa đối với một dự án đầu tƣ. Trong đầu tƣ, chủ đầu tƣ phải tính đến thành tựu của khoa học, công nghệ để xác định quy mô, cách thức đầu tƣ về trang thiết bị, quy trình kỹ thuật, công nghệ sản xuất,... sự tiến bộ của khoa học công nghệ cũng đòi hỏi nhà đầu tƣ dám chấp nhận sự mạo hiểm trong đầu tƣ nếu muốn đầu tƣ thành công. Đặc biệt trong đầu tƣ xây dựng cơ bản, sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã làm tăng năng suất lao động, giúp cải tiến nhiều trong quá trình tổ chức thi công, rút ngắn thời gian hoàn thành công trình. Bên cạnh đó quá trình quản lý hoạt động đầu tƣ xây dựng cơ bản đòi hỏi phức tạp hơn.

1.3.4.2 Nhóm nhân tố bên trong

- Khả năng tài chính của chủ đầu tƣ: Để đi đến quyết định đầu tƣ, chủ đầu tƣ không thể không tính đến khả năng tài chính để thực hiện đầu tƣ. Mỗi chủ đầu tƣ chỉ có nguồn tài chính để đầu tƣ ở giới hạn nhất định, chủ đầu tƣ không thể quyết định đầu tƣ thực hiện các dự án vƣợt xa khả năng tài chính của mình, đây là một yếu tố nội tại chi phối việc quyết định đầu tƣ. Do vậy, khi đƣa ra một chính sách cơ chế quản lý đầu tƣ và xây dựng không thể chú ý đến các giải pháp quản lý và huy động vốn đầu tƣ cho dự án. Trong điều kiện

32

của nƣớc ta ở giai đoạn hiện nay, ảnh hƣởng này có tác động không nhỏ đến hiệu quả kinh tế của dự án.

- Nhân tố con ngƣời: Là nhân tố vô cùng quan trọng đối với công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, bởi vì cho dù khi đã có cơ chế chính sách đúng, môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi nhƣng năng lực quản lý đầu tƣ xây dựng yếu kém, luôn có xu hƣớng tìm kẽ hở trong chính sách để tham nhũng thì công tác quản lý vốn sẽ không đạt đƣợc hiệu quả mong muốn. Các biểu hiện của những hạn chế trong nhân tố con ngƣời đối với quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản:

Quyết định đầu tƣ vội vàng thiếu chính xác: Chất lƣợng công tác quy hoạch thấp, quy hoạch chƣa thực sự đi trƣớc một bƣớc để làm căn cứ xác định địa điểm xây dựng cho dự án đầu tƣ, nên quyết định đầu tƣ thiếu chính xác. Vì thế không ít dự án khi xây dựng chƣa có quy hoạch tổng thể nên các công trình phải dịch chuyển địa điểm gây tổn thất, lãng phí, hiệu quả đầu tƣ thấp. Hiện tƣợng khá phổ biến khác là nhiều cấp có thẩm quyền khi ra các quyết định liên quan đến chủ trƣơng đầu tƣ nhƣ tổng dự toán, dự toán chi tiết thiếu chính xác nên đƣa đến hiện tƣợng phổ biến là thƣờng phải điều chỉnh bổ sung.

Bố trí công trình hàng năm quá phân tán làm lu mờ mục tiêu chiến lƣợc: Bố trí kế hoạch quá phân tán, hàng năm số dự án, công trình đƣa vào kế hoạch đầu tƣ quá lớn. Do vậy thời gian thi công bị kéo dài, hiệu quả thấp. Các công trình có khối lƣợng thực hiện quá lớn lại đƣợc bố trí kế hoạch năm sau thấp, nên kéo dài niên độ thực hiện kế hoạch của các dự án, công trình.

1.3.5 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông

1.3.5.1 Sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích

Theo tiêu chí này, khi đánh giá việc sử dụng vốn đúng mục đích có thể sử dụng các chỉ tiêu định tính và định lƣợng sau đây:

- Vốn đầu tƣ thực hiện theo kế hoạch: chỉ tiêu này là tỷ lệ % giữa lƣợng vốn đầu tƣ thực hiện so với mức vốn kế hoạch đã bố trí.

- Mức độ thực hiện mục tiêu kế hoạch hiện vật và giá trị: chỉ tiêu này là tỷ lệ % so sánh giữa mức kế hoạch đạt đƣợc của từng mục tiêu so với mục tiêu kế hoạch.

33

- Mức độ thực hiện mục tiêu (hiện vật và giá trị) theo nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nƣớc. Chỉ tiêu này căn cứ vào mục tiêu phấn đấu qui định trong các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Cũng nhƣ hai chỉ tiêu trên, chỉ tiêu này đƣợc xác định bằng tỷ lệ % giữa chỉ tiêu thực hiện so với chỉ tiêu quy định trong các nghị quyết.

- Đánh giá hoạt động đầu tƣ theo định hƣớng. Đây là chỉ tiêu định tính phản ánh việc thực hiện chủ trƣơng đầu tƣ, hoặc định hƣớng đầu tƣ của Đảng và Nhà nƣớc trong từng thời kỳ.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế lãnh thổ, cơ cấu quản lý....). Chỉ tiêu này đƣợc thể hiện bằng tỷ trọng % của từng thành phần riêng biệt trong tổng số các thành phần của toàn hệ thống của nền kinh tế.

Những chỉ tiêu đánh giá đầu tƣ đúng mục đích, cũng là những chỉ tiêu đánh giá đầu tƣ có kết quả và hiệu quả, phản ánh việc sử dụng và quản lý vốn đầu tƣ trong quá trình hoạt động đầu tƣ ở mọi khâu, mọi nơi đều an toàn, sử dụng đúng nội dung, đúng địa chỉ. Nhƣ vậy, quản lý vốn trong hoạt động đầu tƣ Xây dụng cơ bản đƣợc đảm bảo.

1.3.5.2 Hệ số huy động tài sản cố định (TSCĐ)

Hệ số huy động TSCĐ là tỷ lệ % so sánh giữa giá trị TSCĐ đƣợc hình thành từ vốn đầu tƣ trong năm so với tổng mức vốn đầu tƣ trong năm:

Giá trị TSCĐ hoàn thành

Hệ số huy động đƣợc huy động trong năm

TSCĐ = Tổng mức vốn đầu tư trong năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu này còn gọi là: Hệ số huy động vốn đầu tƣ trong năm. Về bản chất, khi xác định hệ số này phải so sánh giữa TSCĐ hình thành trong năm từ tổng mức vốn đầu tƣ trong năm để đầu tƣ tạo ra tài sản đó. Do đặc điểm sản phẩm xây dựng có quy mô lớn, thời gian xây dựng dài nên trong thực tế có độ trễ về thời gian thực hiện đầu tƣ kể từ khi bỏ vốn, đầu tƣ đến khi hoàn thành, đƣa dự án, công trình vào khai thác, sử dụng. Vì vậy chỉ tiêu này không phản ánh đúng hiệu quả đầu tƣ của năm bỏ vốn, mà là phản ánh hiệu quả đầu tƣ của vài năm trƣớc đó. Do đó, khi sử dụng chỉ tiêu này để phân tích, đánh giá hiệu quả phải sử dụng theo cả dãy thời gian. Do độ trễ và tính liên tục của đầu tƣ qua các năm, hệ số huy động vốn đầu tƣ (TSCĐ) từng năm trong cả dãy hệ số liên tục của các năm đƣợc coi là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tƣ của năm đó.

34

Chỉ tiêu hệ số huy động TSCĐ (%) hàng năm là chỉ tiêu tƣơng đối phản ánh mức độ quản lý và sử dụng vốn đầu tƣ đƣợc tập trung hay phân tán? Hệ số huy động TSCĐ cao phản ánh mức độ đầu tƣ đƣợc tập trung cao, thực hiện đầu tƣ dứt điểm, bám sát tiến độ xây dựng dự án, rút ngắn thời gian xây dựng, giảm chi phí quản lý trong thi công

1.3.5.3 Chỉ tiêu cơ cấu thành phần của vốn đầu tư

Tổng mức vốn đầu tƣ gồm có ba thành phần: xây lắp, thiết bị, và chi phí khác (vốn kiến thiết cơ bản khác). Chỉ tiêu cơ cấu thành phần vốn đầu tƣ là tỷ trọng (%) từng thành phần vốn đầu tƣ (vốn xây lắp, vốn thiết bị, chi phí khác) trong tổng mức vốn đầu tƣ.

VĐT = VXL + VTB + VK

Trong đó: VĐT: Tổng mức vốn đầu tƣ VXL: Vốn xây lắp

VTB: Vốn thiết bị

VK: Vốn kiến thiết cơ bản khác (QLDA, thiết kế, thẩm định,...) Sử dụng chỉ tiêu này để phân tích mức độ an toàn trong quản lý vốn đầu tƣ XDCB, xem xét tỷ trọng từng thành phần vốn đầu tƣ thực hiện (tỷ trọng xây lắp, tỷ trọng thiết bị, tỷ trọng chi phí khác) trong tổng vốn đầu tƣ. Qua đó phân tích xu hƣớng sử dụng vốn đầu tƣ của từng thành phần theo hƣớng tích cực hay tiêu cực để tìm nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Theo xu hƣớng tích cực thì tỷ trọng thiết bị trong tổng vốn đầu tƣ ngày càng tăng, tỷ trọng vốn xây lắp, chi phí khác ngày càng giảm. Đó là xu thế có tính quy luật vì sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Tuy nhiên, trong thực tế còn có sự đột biến của các chính sách kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nƣớc cũng làm ảnh hƣởng đến sự thay đổi về cơ cấu thành phần vốn đầu tƣ cần đƣợc xem xét khi phân tích, đánh giá.

1.3.5.4 Chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả kinh tế xã hội

- Mức đóng góp cho ngân sách (các khoản nộp vào ngân sách nhƣ thuế doanh thu, thuế đất…)

- Mức giá trị gia tăng của mỗi nhóm dân cƣ (Nâng cao mức sống của dân cƣ do thực hiện dự án)

- Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ: Nó cho biết mức độ đóng góp vào cán cân thanh toán của đất nƣớc nhờ có hoạt động đầu tƣ xây dựng cơ bản.

35 - Một số chỉ tiêu khác:

+ Tác động cải tạo môi trƣờng

+ Nâng cao trình độ kỹ thuật của sản xuất, trình độ nghề nghiệp của ngƣời lao động.

+ Những tác động về xã hội, chính trị, kinh tế, suất đầu tƣ, tổng lợi nhuận, thời gian thu hồi vốn đầu tƣ, tỷ suất lợi nhuận, điểm hoà vốn,...

36

CHƢƠNG 2:

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐƢỢC SỬ DỤNG

Để đảm bảo tính khoa học và độ tin cậy của đề tài, các phƣơng pháp khoa học sau đây đƣợc sử dụng trong quá trình nghiên cứu: phƣơng pháp duy vật biện chứng, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp phân tích - tổng hợp, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp logic kết hợp với lịch sử.

2.2 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU

- Địa điểm: Nghiên cứu tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

- Thời gian thực hiện nghiên cứu: Từ năm 2010 cho đến năm 2015.

2.3 CÁC CÔNG CỤ ĐƢỢC SỬ DỤNG

Tác giả sử dụng số liệu trong các báo cáo về đầu tƣ xây dựng, báo cáo hàng năm về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội hàng năm của Thành phố Việt Trì và những vƣớng mắc, bất cập gặp phải trong quá trình trực tiếp tham gia quản lý vốn đầu tƣ xây dựng trên địa bàn Thành phố của bản thân, từ đó đánh giá thực trạng công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản nói chung, đầu tƣ kết cấu hạ tầng giao thông nói riêng trên địa bàn Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

2.4 MÔ TẢ CÁC PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN TRONG ĐỀ TÀI 2.4.1 Phƣơng pháp thống kê 2.4.1 Phƣơng pháp thống kê

Phương pháp thống kê là một hệ thống các phƣơng pháp (thu thập, tổng

hợp, trình bày số liệu và tính toán các đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu) nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định.

Phƣơng pháp thống kê đƣợc sử dụng phổ biến trong Chƣơng 3 và Chƣơng 4. Số liệu thống kê nguồn vốn cấp cho các công trình xây dựng hạ tầng giao thông do UBND Thành phố làm chủ đầu tƣ theo các năm khảo sát; tình hình triển khai các thủ tục đầu tƣ và tiến độ thi công, giải ngân của các dự án, những nội dung công tác có ảnh hƣởng chủ yếu tới quá trình sử dụng vốn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

37

đầu tƣ; Số liệu về nguồn vốn cũng nhƣ số lƣợng các dự án đầu tƣ nhằm cung cấp tƣ liệu cho việc phân tích, so sánh, đánh giá sự phù hợp giữa nguồn vốn đầu tƣ và nhu cầu đầu tƣ.

2.4.2 Phƣơng pháp phân tích tổng hợp

Phương pháp phân tích là phƣơng pháp phân chia cái toàn thể của đối

tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra đƣợc cái chung, thông qua hiện tƣợng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái

Một phần của tài liệu Quản lý vốn cho phát triển hạ tầng giao thông tại thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 39)