Đầu tƣ xây dựng cơ bản có vai trò quyết định trong việc tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật cho xã hội, là nhân tố quyết định làm thay đổi cơ cấu kinh tế quốc dân mỗi nƣớc, thúc đẩy sự tăng trƣởng và phát triển nền kinh tế đất nƣớc. Đặc trƣng của xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt có những đặc điểm riêng khác với những ngành sản xuất vật chất khác. Sản phẩm xây dựng cũng có đặc điểm riêng, khác với sản phẩm hàng hoá của các ngành sản xuất vật chất khác và vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản cũng có những đặc trƣng riêng khác với vốn kinh doanh của các ngành khác.
Trong bất kỳ xã hội nào cũng đều phải có cơ sở vật chất kỹ thuật tƣơng ứng, việc bảo đảm tính tƣơng ứng này chính là nhiệm vụ của hoạt động đầu tƣ xây dựng cơ bản. Nhƣ vậy muốn có nền kinh tế phát triển thì điều kiện trƣớc tiên và cần thiết là phải tiến hành các hoạt động đầu tƣ xây dựng cơ bản.
Xây dựng cơ bản xét về bản chất nó là ngành sản xuất vật chất có chức năng tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định có tính chất sản xuất và phi sản xuất thông qua hình thức xây dựng mới, xây dựng lại hay hiện đại hoá và khôi phục lại tài sản đã có, vì thế để tiến hành đƣợc các hoạt động này thì cần phải có nguồn lực hay còn gọi là vốn.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ những chi phi để đạt đƣợc mục
đích đầu tƣ bao gồm chi phí cho việc khảo sát, thiết kế và xây dựng, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị và các chi phí khác đƣợc ghi trong tổng dự toán.
Nguồn hình thành vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản: Tƣơng tự nhƣ vốn đầu tƣ, vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản cũng đƣợc hình thành từ hai nguồn chính là từ trong nƣớc và từ nƣớc ngoài.
18
- Nguồn vốn trong nƣớc: Có vai trò quyết định tới sự phát triển kinh tế của đất nƣớc, nguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớn, nó bao gồm từ các nguồn sau:
Vốn Ngân sách Nhà nƣớc: Gồm ngân sách Trung ƣơng và ngân sách địa phƣơng, đƣợc hình thành từ sự tích lũy của nền kinh tế, vốn khấu hao cơ bản và một số nguồn khác dành cho đầu tƣ xây dựng cơ bản.
Vốn tín dụng đầu tƣ (do ngân hàng đầu tƣ phát triển và quỹ hỗ trợ phát triển quản lý) gồm: Vốn của Nhà nƣớc chuyển sang, vốn huy động từ các đơn vị kinh tế và các tầng lớp dân cƣ, dƣới các hình thức, vốn vay dài hạn của các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế và ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài.
Vốn của các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế khác.
- Nguồn vốn nƣớc ngoài: Nguồn vốn này có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình đầu tƣ xây dựng cơ bản và sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này bao gồm:
Vốn viện trợ của các tổ chức quốc tế nhƣ WB, ADB, các tổ chức chính phủ nhƣ JBIC (OECF), các tổ chức phi chính phủ (NGO). Đây là nguồn (ODA).
Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài thông qua hinh thức 100% vốn nƣớc ngoài, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh.