- Quần đảo Hoàng Sa: Cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Trung Quốc hiện đang chiếm
3.3.3.2. Việc mô hình “di sản chung”
Việc áp dụng cho khu vực Biển Đông có nhiều điểm ưu việt cho việc giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông. Tuy nhiên mô hình này cũng bộc lộ một số tồn tại nên dẫn tới việc áp dụng rất khó khả thi vì:
+ Khó khăn lớn nhất của việc áp dụng mô hình này ở Biển Đông là việc xác định khu vực nào của Biển Đông để áp dụng quy chế “di sản chung”. Việc thuyết phục để các quốc gia yêu sách chủ quyền từ bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu sách chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là việc sẽ không được các quốc gia Việt Nam và các quốc gia có yêu sách chủ quyền khác chấp nhận, mặc dù chỉ coi việc đó là giải pháp tạm thời[10, tr.358].
+ Khó khăn thứ hai, ngay cả trong trường hợp các bên tranh chấp chủ quyền có thể có được khu vực áp dụng quy chế “di sản chung”, thì việc triển khai được
94
cũng hết sức phức tạp vì với sự tham gia của nhiều quốc gia có nhiều nên chính trị, kinh tế và văn hóa khác nhau nên khó tìm được tiếng nói chung. Việc xây dựng một cơ chế quốc tế để quản lý, giám sát các hoạt động chung tại khu vực này cũng rất khó khăn, việc nhận được sự đồng thuận của các quốc gia trong việc hợp tác KTC cũng là một vấn đề không thể giải quyết trong thời gian ngắn[10, tr.358]…
Nhận xét: Với tình hình thực tế tranh chấp trên Biển Đông như hiện nay, việc xây dựng một giải pháp tạm thời trên tinh thần của quy chế “di sản chung” của thế giới cũng rất cần thiết được các quốc gia trong khu vực Biển Đông nghiên cứu. Với Việt Nam, có thể đề xuất để vận dụng, áp dụng mô hình này vào khu vực Biển Đông với điều kiện là các bên thống nhất không áp dụng đối với khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.