Khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ: Vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, về phía Việt Nam chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam dài khoảng 149 hải lý qua

Một phần của tài liệu Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, những gợi mở cho việt nam (Trang 88 - 90)

83

tỉnh, thành phố: Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Bao gồm cả các đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, và Lý Sơn nằm cách bờ biển từ 8-13 hải lý. Về phía Trung Quốc nằm trên đảo Hải Nam, chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, sau đó chuyển hướng Đông Bắc – Tây Nam, dài khoảng 114 hải lý, theo đó phạm vi phân định đã được hai bên thống nhất đưa ra đàm phán là khu vực đối diện nhau nằm giữa bờ biển đảo của Việt Nam và bờ biển đảo tỉnh Hải Nam Trung Quốc. Vùng biển này nơi hẹp nhất là đường cửa Vịnh Bắc Bộ khoảng 131 hải lý, nơi rộng nhất khoảng 222 hải lý. Như vậy, theo quy định của Công ước Luật Biển năm 1982 đây là vùng chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước [3].

- Khu vực Đông Bắc Hoàng Sa: Vùng biển thực chất là sự tiếp nối của khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa, ở khoảng vỹ tuyến 18 độ Bắc xuống vỹ tuyến 17 độ Bắc. Vùng biển này liên quan đến hai nước là Việt Nam và Trung Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan.

- Khu vực giữa quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: Vùng biển giữa đảo Hoàng Sa và Trường Sa là khu vực kéo dài trong khoảng vỹ tuyến 16 độ Bắc xuống vỹ tuyến 12 độ Bắc. Các nước có bờ biển bao quanh khu vực này gồm Việt Nam, Trung Quốc và Philippines đều đã đưa ra các quy định để mở rộng các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia mình. Tuy nhiên, với yêu sách phi lý về đường “chín đoạn” của Trung Quốc thì khu vực này bị bao chùm bởi đường “chín đoạn”.

- Khu vực Đông Nam Biển Đông (không bao gồm quần đảo Trường Sa): Khu vực phía Đông Nam Biển Đông (các bãi ngầm Tư Chính – Thanh Long) có các bãi ngầm, là bộ phận của đáy biển, không phải là đảo, nằm cách xa đảo gần nhất của quần đảo Trường Sa trên 50 hải lý và cách biệt quần đảo bởi một máng sâu khoảng 2000 mét nước nên không được coi là phụ thuộc vào bất cứ đảo nào của vùng đảo Trường Sa. Khu vực này nằm trên sự trải dài của thềm lục địa phía Nam Việt Nam cách đường cơ sở phía Nam Việt Nam nơi gần nhất chỉ khoảng 84

84

hải lý, nơi xa nhất chưa đến 200 hải lý, cách đảo Phú Quý của Việt Nam chưa đến 200 hải lý, nếu tính từ bờ biển, khoảng cách nơi xa nhất là 260 hải lý.

Đối với Trung Quốc, khu vực Tư Chính hoàn toàn không có gì liên quan đến lãnh thổ và thềm lục địa Trung Quốc vì cách xa lục địa Trung Quốc đến 600 hải lý, hơn nữa Tư Chính lại bị tách khỏi lục địa Trung Quốc bởi một máng sâu đại dương rộng lớn trong Biển Đông, với độ sâu 4000 mét. Vì vậy, khu vực này chỉ liên quan đến hai quốc gia có bờ biển đối diện với Việt Nam là Malaysia và Brunei. Trường hợp thềm lục địa Việt Nam mở rộng ngoài 200 hải lý và cả Malyasia và Brunei đều có quyền mở rộng ranh giới ngoài thềm lục địa ra ngoài 200 hải lý thì sẽ tạo ra hai vùng chồng lấn song phương (Việt Nam – Malaysia; Việt Nam – Brunei). Đây là khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là dầu khí.

Một phần của tài liệu Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, những gợi mở cho việt nam (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)