Tiềm năng phát triển du lịch và giao thông vận tải biển

Một phần của tài liệu Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, những gợi mở cho việt nam (Trang 73 - 76)

68

+ Tiềm năng phát triển du lịch: Với địa thế là khu vực có bờ biển chạy dài qua nhiều vùng vịnh, vũng, đầm, phá kết hợp với hơn 3.000 đảo lớn nhỏ và hệ sinh thái vô cùng đa dạng và phong phú, khí hậu thời tiết luôn ổn định không quá nống và cũng không quá lạnh tạo mọi điều kiện thuận lợi để các quốc gia ven biển phát triển ngành du lịch biển. Các quốc gia khai thác tiềm năng du lịch biển hiệu quả trong khu vực Biển Đông gồm Trung Quốc, Việt Nam, Philippin và Malaysia. Bên cạnh việc phát triển du lịch biển ở phạm vi quốc gia, các nước trong khu vực còn tích cực đưa ra các chương trình hợp tác để cùng phát triển du lịch để khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch khu vực Biển Đông, góp phần tăng cường cường mối quan hệ hợp tác giữa các nước trong khu vực.

+ Về giao thông vận tải: Biển Đông là biển lớn nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương, là khu vực có một trong những đường hàng hải quốc tế quan trọng và nhộn nhịp, với 5/10 tuyến hàng hải lớn của trái đất đi qua Biển Đông [10,tr.105]. Với nhiều eo biển quan trọng rút ngắn được rất nhiều thời gian và khoảng cách vận tải trên biển từ Châu Á nối với các châu lục khác của thế giới như eo biển Malacca, eo biển Sundra, eo biển Lombok… Đặc biệt eo biển Malacca là tuyến đường hàng hải quan trọng của khu vực và thế giới, hàng năm số lượng hàng hóa, tàu thuyền vận chuyển qua khu vực này đứng thứ hai thế giới, với khoảng 50 nghìn đến 70 nghìn tầu thuyền qua đây mỗi năm, nhiều gấp đôi số tàu thuyền qua kênh đào Suez của Ai Cập và gấp 3 số tàu thuyền qua kênh đào Panama ở Trung Mỹ.

Có thể nói rằng, các tuyến hàng hải chạy qua khu vực Biển Đông có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế của nhiều nước trong khu vực, đóng góp rất lớn vào ngân sách quốc gia vên biển.

3.1.1.2. Tình hình tranh chấp ở Biển Đông

Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông đang là một trong những điểm nóng được cả thế giới quan tâm, với sự tham của nhiều quốc gia trong khu vực. Tranh

69

chấp chủ quyền trên Biển Đông gồm các tranh chấp về các đảo, quần đảo và các vùng biển trong khu vực Biển Đông, cụ thể như:

a.Tranh chấp về đảo

Quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là hai quần đảo trên các rạn san hô ở Biển Đông, trong đó quần đảo Hoàng Sa đang là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc [3]; Quần đảo Trường Sa là nơi tranh chấp chủ quyền của 5 quốc gia và một vùng lãnh lãnh thổ: Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan. Các quốc gia này tuyên bố chủ quyền toàn bộ hay một phần quần đảo Trường Sa; Bãi cạn Scarborough là đối tượng tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines; Quần đảo Đông Sa do Đài Loan quản lý là đối tượng tranh chấp giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Đài Loan; Quần đảo Natuna do Indonesia tuyên bố chủ quyền cũng đang bị Trung Quốc đe dọa; đảo Ligitan và Sepadan là tranh chấp giữa Malaysia và Indonesia; tranh chấp đảo Đá Trắng và cấu trúc địa lý xung quanh giữa Xingapo và Malaysia…

* Quần đảo Hoàng Sa: Gồm khoảng 30 đảo nhỏ, bãi đá ngầm, với tổng diện tích khoảng 10 km² nằm rải rác trên một vùng biển rộng khoảng 15.000 km². Cách đảo Lý Sơn của Việt Nam 120 hải lý, cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 156 hải lý[10,tr.126]. Cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vào năm 1932, chính quyền Pháp ở Đông Dương chiếm giữ quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam tiếp tục nắm giữ chủ quyền một nửa cho đến năm 1974 (hai đảo Phú Lâm và Linh Côn do Trung Quốc chiếm giữ từ năm 1956).

Trung Quốc hiện đang chiếm giữ toàn bộ Hoàng Sa kể từ sau trận Hải chiến Hoàng Sa 1974 ngày 19 tháng 1 năm 1974 [3].

* Quần đảo Trường Sa: Quần đảo Trường Sa nằm ở phía Đông Nam của

Biển Đông, gồm trên 100 đảo, bãi đá, bãi cạn, bãi đảo chìm… nằm trải rộng trong một vùng biển khoảng 180.000 km² với 325 hải lý Đông – Tây và 274 hải lý Bắc –

70

Nam. Đảo gần đất liền nhất là đảo Trường Sa cách Cam Ranh 248 hải lý, cách đảo Hải Nam Trung Quốc 595 hải lý. Quần đảo Trường Sa được chia thành 8 cụm đảo (Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm và Bình Nguyên). Diện tích toàn bộ phần đảo nổi của quần đảo khoảng 10 km², đảo Ba Bình là đảo lớn nhất (0,735 km² ), đảo Song Tử Tây là đảo cao nhất (khoảng 4-6 m so với mực nước biển). Hiện nay có 6 quốc gia và vùng lãnh thổ chiếm giữ là: Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Malaysia, Bruney, Đài Loan[10,tr.127].

- Trung Quốc: Tháng 2/1988, hải quân Trung Quốc đưa một lực lượng mạnh xuống vùng biển Trường Sa, ngày 14/3/1988 xâm lược một số thực thể trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bắn cháy ba tàu vận tải của Việt Nam, làm mất tích 74 chiến sĩ của Quân đội nhân dân Việt Nam. Tính đến ngày 8/4/1988, Trung Quốc đã chiếm đóng 8 đảo, bãi đá trong quần đảo Trường Sa (Vành Khăn 1995, Chữ Thập, Châu Viên, Gạc Ma, Xu Bi, Huy Gơ, Ga Ven năm 1988). Ngày 22/12/2007, Trung Quốc đã ngang nhiên thành lập cái gọi là Thành phố cấp huyện Tam Sa, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Trong năm 2008 và 2009, tình hình biển đông diễn ra theo chiều hướng phức tạp, các nước trong khu vực đặc biệt là Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động củng cố yêu sách chủ quyền và tăng cường hoạt động trên biển nhằm mực đích chiếm đảo Trường Sa của Việt Nam. Với việc Trung Quốc Công bố bản đồ đường lưỡi bò (9 đoạn) phi lý trên Biển Đông trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Tổ chức các hoạt động thăm dò trong thềm lục địa Việt Nam và ngăn cản Việt Nam thăm dò và hợp tác với các quốc gia khác trong việc thăm dò, khai thác tài nguyên[3].

Một phần của tài liệu Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, những gợi mở cho việt nam (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)