Cơ sở pháp lý 1 Luật Quốc tế

Một phần của tài liệu Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, những gợi mở cho việt nam (Trang 30 - 31)

1.5.1.1. Luật Quốc tế

Sự ra đời của LHQ vào năm 1945 đã khuyến khích sự phát triển của luật pháp quốc tế và việc pháp điển hóa luật pháp quốc tế. Điều 13.1 Hiến chương LHQ quy định: “Đại hội đồng tổ chức nghiên cứu và thông qua những kiến nghị nhằm:

a. Phát triển sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chính trị và thúc đẩy các biện pháp pháp điển hóa và sự phát triển của luật quốc tế theo hướng tiền bộ;..”

Các nguyên tác cơ cơ bản của LHQ là những nguyên tắc có tính bao trùm, xuyên suốt và mang tính căn bản làm cơ sở xây dựng và thi hành Luật quốc tế. Những nguyên tắc cơ bản này được ghi nhân rộng rãi trong nhiều văn kiện quốc tế như Hiến chương LHQ, Nghị quyết 2625 của Đại hội đồng LHQ ngày 24/10/1970 về nguyên tắc của Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, các nguyên tắc cơ bản [ 17,tr. 32] gồm:

25

+ Nguyên tác bình chủ quyền giữa các quốc gia;

+ Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau; + Nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực; + Nguyên tác giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế;

+ Nguyên tắc không can thiệp vào nội bộ của các quốc gia khác; + Nguyên tắc dân tộc tự quyết;

+ Nguyên tắc tận tâm, tự nguyện thực hiên các cam kết quốc tế.

Luật quốc tế là một trong những cơ sở pháp lý quan trong, tạo điều kiện cho quá trình pháp điển hóa các quy phạm pháp luật quốc tế. Khi các quốc gia thỏa thuận xác lập mối quan hệ hợp tác KTC thì những nguyên tắc cơ bản trên của Luật quốc tế sẽ chia phối, điều chỉnh để góp phần đảm bảo cho một thỏa thuận hợp tác KTC có hiệu lực pháp lý.

Một phần của tài liệu Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, những gợi mở cho việt nam (Trang 30 - 31)