- Quần đảo Hoàng Sa: Cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Trung Quốc hiện đang chiếm
3.3.2.5. Áp dụng mô hình hợp tác KTC theo Hiệp ước về Vùng trống Timor (Timor Gáp) giữa Australia và Indonesia
Timor (Timor Gáp) giữa Australia và Indonesia
Ý tưởng của chuyên gia Lian A. Mito với quan điểm rằng mô hình “cộng quản” vùng trống mà Australia và Indonesia áp dụng có thể là giải pháp tạm thời cho tranh chấp tại khu vực Biển Đông. Tuy nhiên, chuyên gia này cũng thừa nhận tranh chấp tại Trường Sa là tranh chấp đa phương, phức tạp hơn nhiều, một giải pháp hợp tác KTC duy nhất áp dụng cho khu vực Trường Sa là tính khả thi không cao, khó có thể thực hiện được.
Do vậy, trên cơ sở những vùng chồng lấn do những tuyên bố chủ quyền tạo ra, cần phải chia vùng KTC ở Trường Sa thành 12 khu vực KTC, mỗi khu vực KTC sẽ có một Hiệp định hợp tác KTC sử dụng mô hình mà Australia và Indonesia áp dụng cho vùng trống Timor. Nhưng về mô hình quản lý khu vực Trường Sa sẽ phải lập thêm một cơ quan quản lý chung nữa, có nhiệm vụ giám sát và điều phối chung 12 khu vực KTC [10, tr.362].
Về quan điểm của chuyên gia Chirstopher C, Joyner cho rằng: Thỏa thuận về vùng trống Timor đáng chú ý bởi cách giải quyết thông qua việc thiết lập “vùng hợp tác chung”, điều này sẽ thu hút được sự quan tâm của của các quốc gia yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa.
Các vùng khai thác khác nhau có thể được hình thành trên cơ sở tuyên bố chủ quyền khác nhau, nhưng phải thống nhất quan điểm là những quyền đặc biệt thuộc chủ quyền không thể gắn cho bất cứ một vùng nào. Trong tranh chấp quần đảo Trường Sa, vấn đề đi đến một sự nhất trí chung cho hợp tác KTC cũng là một vấn đề khó khăn bởi Trường Sa là khu vực tranh chấp đa phương gồm 5 quốc gia và 1 vùng lãnh thổ.
92