KTC hỗn hợp (áp dụng với nhiều loại tài nguyên)

Một phần của tài liệu Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, những gợi mở cho việt nam (Trang 41 - 44)

Là sự thỏa thuận hợp tác giữa hai quốc gia cùng thỏa thuận hơp tác KTC tài nguyên sinh vật và phi sinh vật trong một vùng biển nhất định. Hai quốc gia nếu đạt được một thỏa thuận hợp tác KTC hỗn hợp, thì đó chính là một sự hợp tác toàn diện để xây dựng cơ chế phối hợp cùng quản lý, khai thác các loại tài nguyên biển giữa các quốc gia hữu quan. Loại hình KTC hỗn hợp này, do mục tiêu nhằm đến đối tượng KTC là đa dạng (bao gồm cả tài nguyên sinh vật và phi sinh vật) cho nên nội dung của thỏa thuận hơp tác cũng rất phong phú, cũng như đòi hỏi một quy trình hợp tác cũng hết sức chặt chẽ để đảm bảo khai thác hiệu quả. Chính vì vậy, loại hình KTC này cũng ít được áp dụng trong thực tế do tính chất phức tạp, yêu cầu cao về cơ chế hợp tác và trên thực tê cũng có ít những vùng biển hội đủ yếu tố dồi dào cả về tài nguyên sinh vật và phi sinh vật để các bên cùng hợp tác.

36

Mặc dù ít được áp dụng, nhưng loại hình KTC hỗn hợp này lại quy định khá chi tiết cụ thể nội dung, mô hình quản lý tương đối chặt chẽ, mang lại hiệu quả tích cực đối với lợi ích kinh tế của các quốc gia hữu quan tham gia. Một số thỏa thuận KTC hỗn hợp điển hình là: Hiệp định giữa A-rập Xê-ut và Cô-oét ở vùng biển trung lập; Thỏa thuận KTC trong Hiệp định phân định biển giữa Giamaica và Colombia ngày 12/11/1993; Hiệp định giữa Xê-nê-gan và Ghi-nê Bit-xao, ngày 14/10/1993 về việc KTC tài nguyên khoáng sản và các loại cá và Nghi định thư bổ sung cho Hiệp định liên quan đến việc tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý và hợp tác ngày 12/6/1995; Hiệp định chung giữa Nigieria và São Tome ngày 21/02/2001…Các hiệp định này có thể coi là điển hình, tiêu biểu cho tiêu chí hỗn hợp, đây là loại hình khá mới nhưng cũng rất hiệu quả. Trên thực tế, để đi đến một thỏa thuận KTC hỗn hợp, đòi hỏi vùng KTC phải hội đủ những yếu tố:

+ Một là, yếu tố về tài nguyên: KTC hỗn hợp đòi hỏi vùng biển mà các quốc gia hợp tác KTC đó phải có lượng tài nguyên phong phú, đa dạng. Mà KTC chủ yếu ở các khu vực xảy ra tranh chấp chủ quyền chồng lấn, để có vùng biển vừa có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng lại nằm trong vùng chồng lấn về yêu sách chủ quyền là một điều rất ít gặp trong thực tế.

+ Hai là, yếu tố chính trị: KTC hỗn hợp đòi hỏi rất cao về cơ chế hợp tác. Bởi lẽ đó, khi một vùng biển chồng lấn chủ quyền, ngoài yếu tố có nguồn tài nguyên phong phú, đa dang, thì yếu tố quan trọng nữa là các quốc gia hữu quan phải có mối quan hệ thân thiết, gần gủi, hợp tác trên tinh thần thiện trí và có sự hiểu biết sâu sắc lẫn nhau, gạt bỏ những bất đồng, cùng nhau đàm phán, thỏa thuận hợp tác KTC.

2.1.3 KTC theo tiêu chí chủ thể

Gồm hai loại hình chủ yếu là KTC song phương và KTC đa phương. KTC song phương là loại hình chỉ có hai quốc gia là chủ thể hợp tác KTC, từ ba quốc gia trở lên là chủ thể hợp tác KTC thì gọi là KTC đa phương. Trên thực tế loại hình

37

KTC song phương được áp dụng nhiều hơn, một số vùng biển mặc dù có nhiều quốc gia yêu sách chủ quyền chồng lấn nhưng các quốc gia vẫn tiến hành hợp tác song phương với nhau. Một ví dụ là: vùng biển yêu sách chồng lấn giữa 3 nước là Việt Nam, Thái Lan, Malaysia ở Vịnh Thái Lan, nhưng Thái Lan đã đàm phán và ký thỏa thuận hợp tác KTC với riêng từng nước.

a. KTC song phương

Như ta đã biết, hợp tác KTC giữa các quốc gia thường chủ yếu diễn ra ở khu vực tranh chấp chủ quyền chồng lấn hoặc ở nơi có đường biên giới phân định nhưng có mỏ tài nguyên nằm vắt ngang qua. KTC song phương (giữa hai quốc gia) là loại hình phổ biến nhất trên thế giới. Cho tới nay có hàng trăm hiệp định hợp tác KTC song phương đã được thiết lập giữa các quốc gia trong nhiều lĩnh vực khai thác tài nguyên sinh vật và phi sinh vật. Các lĩnh vực hợp tác KTC song phương chủ yếu là dạng hợp tác riêng lẻ (duy nhất một loại tài nguyên), ví dụ: trong nguồn tài nguyên phi sinh vật thì thỏa thuận KTC chủ yếu là lĩnh vực dầu khí, trong nguồn tài nguyên sinh vật thì chủ yếu KTC nghề cá.

b. KTC đa phương

KTC mà được tiến hành khi chủ thể từ ba quốc gia trở lên thì gọi là KTC đa phương, trên thực tế ở các vùng biển chồng lấn về yêu sách chủ quyền của nhiều quốc thì việc tiến hành đàm phán một thỏa thuận hợp tác KTC đa phương rất khó đạt được. Hiệp ước Svalbard (liên quan đến quần đảo Spitbergen), quần đảo Svalbard nằm trong biển Barent, cách bờ biển Nauy 600 hải lý về phía Bắc, do Wiliam Barent ngưới Đức phát hiện ra năm 1596, sau đó ngư dân của các nước Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Nauy, Nga hoạt động tại đây, tại khu vực này có nhiều tiềm tàng về khoáng sản, các bên liên quan nhất trí thảo luận việc quản lý, khai thác tài nguyên thiên nhiên, đánh cá, kiểm soát các hoạt động và vấn đề liên quan đến chủ quyền và quyền chủ quyền. Hiệp định Svalbard được ký kết ngày 09/02/1920, đến nay có khoảng 40 nước tham gia, trong đó có Nga và Hoa Kỳ.

38

Theo Hiệp ước quy định Nauy có chủ quyền đầy đủ đối với quần đảo, nhưng các bên ký kết có quyền lợi kinh tế ngang nhau trong đánh bắt ca, khai thác tài nguyên thiên nhiên và quyền tự do hàng hải, công dân của các quốc gia hữu quan được đối xử bình đẳng về mặt thuế và được duy trì quyền sở hữu đối với các tài sản có từ trước trên quần đảo, Nauy là nước duy nhất được giao quyền điều hành khai thác mỏ nhưng cần sự chấp thuận của tất cả các bên…

2.1.4 KTC theo phương thức quản lý

Một phần của tài liệu Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, những gợi mở cho việt nam (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)