b. Các thỏa thuận hợp tác KTC nghề cá điển hình
2.2.3. Kinh nghiệm hợp tác KTC của một số quốc gia tại Châu Ph
Về KTC dầu khí: Châu Phi có 3 hiệp định KTC dầu khí và hỗn hợp. Trong đó có 01 hiệp định KTC dầu khí ở khu vực đã có đường biên giới là Hiệp định hợp tác KTC giữa Xu – đăng và A-rập Xê út ngày 16/5/1974, 02 hiệp định KTC hỗn hợp ở khu vực chồng lấn yêu sách chủ quyền là Hiệp định giữa Xê-nê-gan với Ghi- nê Bít-xao ngày 14/10/1993 và Hiệp định giữa Ni-giê-ri-a với São Tome và Prin- ci-pe thàng 2/2001 [10, tr.242].
Về KTC nghề cá: Châu Phi có rất nhiều các hiệp định về hợp tác KTC nghề cá, tuy nhiên các hiệp định rất đa dạng, chủ yếu là những hiệp định dưới dạng nhượng quyền, hoặc chuyển giao khoa học kỹ thuật…thường diễn ra ở nơi có đường ranh giới phân định
Trên cơ sở góc độ luận văn về KTC ở vùng chồng lấn, tác giả xin giới thiệu 02 hiệp định KTC hỗn hợp ở khu vực chồng lấn yêu sách chủ quyền là Hiệp định giữa Xê-nê-gan với Ghi-nê Bít-xao ngày 14/10/1993 và Hiệp định giữa Ni-giê-ri-a với São Tome và Prin-ci-pe thàng 2/2001.
* Hiệp định giữa Ni-giê-ri-a với São Tome và Prin-ci-pe thàng 2/2001
- Hai bên xác định vùng KTC là vùng biển bao trùm lên vùng ĐQKT mà hai nước yêu sách chủ quyền.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên được hai nước thỏa thuận xây dựng các nguyên tắc chung trong vùng KTC như:
+ Việc kiểm soát các hoạt động thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên sẽ được thực hiện bởi hai quốc gia
53
+ Hai quốc gia sẽ chia sẻ tất cả lợi nhuận và nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động hợp tác KTC trong vùng theo tỉ lệ Ni-giê-ri-a 60%, São Tome và Prin-ci-pe 40%.
+ Khi khai thác dầu khí và nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trong khu vực KTC, các bên phải tuân thủ hiệp định và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường biển, tuân thủ các cách thức đã được chấp thuận phổ biến ở đa số các mỏ dầu và ngư trường trên thế giới.
- Mô hình quản lý: Hai bên thống nhất mô hình đồng quản lý, trong đó hai nước thành lập ra một Hội đồng Bộ trưởng là cơ quan quản lý cao cấp nhất quẩn lý các hoạt động hợp tác KTC.
Hội đồng Bộ trưởng thành lập Cơ quan quyền lực chung (Joint Authority), đây là cơ quan điều hành, thực hiện triển khai các kế hoạch, chính sách của Hội đồng Bộ trưởng. Cơ quan quyền lực chung gồm một Ủy ban có 04 giám đốc điều hành đảm nhận điều hành những lĩnh vực quản lý cụ thể như: Điều hành bộ phận Thanh tra, Kiểm tra; Điều hành bộ phận Thương mại; Điều hành bộ phận Tài chính, Hành chính; Điều hành bộ phận Tài nguyên.
- Về Quyền lợi và nghĩa vụ tài chính: Các bên thống nhất hưởng quyền lợi cũng như nghĩa vụ đóng góp theo tỉ lệ như đã thống nhất ở trên, nghĩa là hưởng bao nhiêu phần trăm thì tỉ lệ đóng góp tương đương…
- Giải quyết tranh chấp: Các bên thỏa thuận mọi tranh chấp sẽ được Ủy ban cố gắng giải quyết dựa trên nguyên tác thương lượng, nếu không thương lượng được sẽ đưa ra Hội đồng Bộ trưởng hoặc các lãnh đạo của hai quốc gia đàm phán, giải quyết. Tranh chấp giữa các quốc gia có thể sẽ dẫn đến áp dụng Điều 52 của Hiệp định về chấm dứt Hiệp định. Hai nước cũng thỏa thuận về việc xem xét lại luật áp dụng, theo đó Cơ quan quyền lực chung vào bất cứ thời điểm nào cũng có thể đưa lên Hội đồng Bộ trưởng những thay đổi về luật áp dụng hoặc những giải pháp, phương án giàn xếp nếu thấy cần thiết…
54
Hiệp định hỗn hợp này được các chuyên gia đánh giá là có nhiều ưu điểm nổi bật như: Đây là một hiệp định hỗn hợp KTC bao gồm tài nguyên phi sinh vật và sinh vật, các điều khoản quy định chi tiết và đầy đủ tất cả các vấn đề liên quan đến vấn đề hợp tác KTC như việc xác định phạm vi KTC, tỉ lệ phân chia lợi nhuận và nghĩa vụ đóng góp, vấn đề sức khỏe, vấn đề ngăn chặn ô nhiễm và bảo vệ môi trường biển. Mô hình quản lý khá chặt chẽ từ việc thành lập Hội đồng Bộ trưởng, Cơ quan quyền lực chung, vấn đề điều hành từng bộ phận, giải quyết tranh chấp… Tuy nhiên, Hiệp định vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Mô hình quản lý qua nhiều cơ quan, nhiều cấp từ Chính phủ hai nước, Hội đồng Bộ trưởng, Cơ quan quyền lực chung, Ủy ban điều hành… dẫn đến vấn đề điều hành KTC chưa được linh hoạt, chủ động vì phải xin ý kiến nhiều cấp, hiệp định có đưa vấn đề ngăn chặn ô nhiểm và bảo vệ môi trường nhưng chưa đươc ra được các biện pháp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên sinh vật cũng bảo tồn các loài cá trong quá trình khai thác dầu khí…
* Hiệp định giữa Xê-nê-gan với Ghi-nê Bít-xao ngày 14/10/1993 và Nghị định thư bổ sung cho hoạt động hợp tác liên quan đến việc tổ chức và hoạt động của Cơ quan quản lý và hợp tác ngày 12/6/1995
Hiệp định quy định Vùng KTC bao gồm TLĐ và vùng ĐQKT liền kề của hai quốc gia vùng KTC này là vùng biển chung giữa hai nước[11,tr.202].
Quyền và nghĩa vụ của các bên: Hiệp định và Nghị định thư quy định quyền và nghĩa vụ của các bên không chỉ hợp tác giữa hai quốc gia mà còn là sự hợp tác giữa quốc gia với Hội đồng Quản lý (Agency) do chính hai quốc gia thống nhất thành lập làm đại diện cho hai quốc gia
Mô hình quản lý vùng hợp tác KTC: Hai bên thống nhất áp dụng theo mô hình đồng quản lý là thành lập một Hội đồng quản lý (Agency) có vai trò như là một tổ chức quốc tế đại diện cho hai quốc gia trong các hoạt động hợp tác, quản lý, khai thác nguồn tài nguyên. Hội đồng quản lý có thể trực tiếp tổ chức tự khai thác
55
tài nguyên hoặc có thể thông qua thành viên cấp dưới là doanh nghiệp, các công ty con của doanh nghiệp hoặc có thể ký hợp đồng với công ty khác..Đây là một dạng mô hình quản lý khá điển hình được rất nhiều các quốc gia áp dụng.
Các quy định về đóng góp tài chính và phân chia lợi nhuận cũng được hai quốc gia thống nhất thông qua Hội đồng Quản lý và Doanh nghiệp, cụ thể:
+ Về vốn góp: Xê-nê-gan góp 67,5%, Ghi-nê Bít-xao góp 32,5%. Trong phần góp vốn của Doanh nghiệp thì Hiệp định quy định 51% cổ phần góp A chia cho các quốc gia và không được phép chuyển nhượng. 49% còn lại là cổ phần B được phép chuyển nhượng cho các doanh nghiệp,nhà đầu tư…
+ Về phân chia lợi nhuận: Lợi nhuân được chia 50/50 cho mỗi quốc gia về KTC tài nguyên đánh bắt cá. Đối với nguyền tài nguyên từ TLĐ, lợi nhuận được chỉ 85% cho Xê-nê-gan và 15% cho Ghi-nê Bít-xao, tuy nhiên tỉ lệ phân chia lợi nhuận này có thể được xem xét lại trong trường hợp có phát hiện nguồn tài nguyên khác và phụ thuộc vào trữ lượng nguồn tài nguyên mới được phát hiện.
Luật áp dụng được hai quốc gia quy định: Trong trường hợp giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực dầu khí thì áp dụng luật của Xê-nê-gan, giải quyết tranh chấp trong các hoạt động nghề cá thì áp dụng luật của Ghi-nê Bít-xao. Hai bên thống nhất giải quyết tranh chấp bằng biện pháp trực tiếp đàm phán thương lượng, nếu thương lượng bất thành thì giải quyết bằng Trọng tài hoặc Tòa án Công lý Quốc tế. Thời hạn của Hiệp định: Hiệp định có thời hạn 20 năm kể từ ngày ký và có thể tự động gia hạn nếu hai bên xét thấy nhu cầu, nguồn tài nguyên tiếp tục có thể khai thác được…Một số điều khoản đặc thù khác trong Nghị định thư bổ xung ngày 12/6/1995 đã quy định khác chi tiết một sô điều khoản như: Mục đích hợp tác, an toàn, dịch vụ vận chuyển, tìm kiếm giải cứu, bảo vệ môi trường…
Đây là một Hiệp đinh điển hình trên thê giới về tất cả các mặt như việc quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên, phương thức quản lý, phân chia đóng góp và lợi nhuận… Hiệp định quy định đầy đủ, chi tiết và cụ thể từng vấn đề hợp
56
tác KTC tài nguyên dầu khí và nghề cá, quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc KTC dầu khí, KTC nghề cá đều được quy định rõ ràng trong hiệp định, mô hình quản lý cũng là một trong những dạng quản lý vận dụng sáng tạo. Vấn đề giải quyết tranh chấp được quy định cụ thể với từng loại hình hợp tác KTC, luật áp dụng và phương án giải quyết với từng loại hình hợp tác KTC[11,tr.202].