Quy trình cho vay và quản lý tín dụng của phòng giao dịch Thạnh Đông A

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tân hiệp – kiên giang phòng giao dịch thạnh đông a (Trang 32 - 35)

Quy trình cho vay:

Nguồn: Agribank chi nhánh Tân Hiệp - Phòng giao dịch Thạnh Đông A

Hình 2: Quy trình cho vay tại Agribank chi nhánh Tân Hiệp – phòng giao dịch Thạnh Đông A

a) Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn

 Đối với khách hàng lần đầu tiên vay vốn: Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng đăng kí những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và tư vấn về việc thiết lập hồ sơ vay.

 Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng với Ngân hàng: Cán bộ tín dụng kiểm tra sơ bộ các điều kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay. Tại phòng giao dịch Thạnh Đông A, bộ hồ sơ vay gồm có: Giấy lĩnh tiền vay; Báo cáo thẩm định, tái thẩm định; Phiếu phân loại khách hàng vay vốn; Bảng tính toán nhu cầu vốn và cân đối khả năng trả nợ; Biên bản xác định giá tri tài sản đảm bảo; Đơn yêu cầu đăng kí thế chấp quyền sử dụng đất hoặc tài

Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn

Kiểm tra hồ sơ và thu thập thông tin của khách hàng

Thẩm định và xác minh thông tin của

khách hàng Phê duyệt khoản vay

Kí kết hợp đồng tín

dụng, giao nhận giấy tờ Giải ngân

Kiểm tra giám sát khoản vay Thu nợ lãi và gốc, xử lý

những phát sinh

Thanh lý hợp đồng tín dụng

Giải tỏa tài sản đảm bảo

sản gắn liền với đất; Hợp đồng thế chấp tài sản; Giấy đề nghị kiêm phương án vay vốn nhu cầu đời sống; Hợp đồng tín dụng và cuối cùng là Biên bản kiểm tra sau khi cho vay.

 Khách hàng đủ hoặc chưa đủ điều kiện hồ sơ vay đều được cán bộ tín dụng báo cáo với lãnh đạo và thông báo lại cho khách hàng biết.

 Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ. Kiểm tra các giấy tờ chứng minh cho khách hàng như: chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, còn đối với doanh nghiệp thì cần có thêm giấy đăng kí kinh doanh, giấy phép hành nghề và các giấy tờ khác có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

b) Kiểm tra hồ sơ và thu thập thông tin của khách hàng

 Cán bộ tín dụng kiểm tra lại tính chính xác và tính pháp lý của từng loại hồ sơ, kịp thời thông báo cho khách hàng để điều chỉnh các sai sót trong quá trình làm hồ sơ.

 Kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề ghi trong đăng kí kinh doanh với ngành nghề kinh doanh hiện tại của khách hàng, tính khả thi của dự án mà khách hàng đưa ra.

 Thu thập thông tin, địa chỉ và một số thông tin khách liên quan đến khách hàng để thuận lợi trong quá trình quản lý khách hàng.

c) Thẩm định và xác minh thông tin của khách hàng

 Sau khi đã thu thập được thông tin sơ bộ của khách hàng, cán bộ tín dụng phải trực tiếp đến gia đình của khách hàng để thẩm định, kiểm tra các thông tin mà khách hàng đã khai báo trong hồ sơ. Không chỉ dừng lại ở đây, cán bộ tín dụng còn phải tìm hiểu khách hàng từ nhiều kênh thông tin khác như hàng xóm, trưởng ấp, các đối tác làm ăn, ủy ban nhân dân…

 Tính toán các phương án kinh doanh của khách hàng, nếu được cán bộ tín dụng cũng có thể gợi ý một số phương án khả thi cho khách hàng để đảm bảo khả năng trả lãi và nợ gốc đúng hạn.

d) Phê duyệt khoản vay

 Sau khi đã thẩm định, xác minh thông tin, cán bộ tín dụng làm báo cáo thẩm định của mình trình lên cấp trên để phê duyệt.

 Trên cơ sở tờ trình của cán bộ tín dụng kèn hồ sơ vay vốn, giám đốc xem xét và thẩm định lại một lần nữa. Nếu chưa đủ, giám đốc yêu cầu cán bộ tín dụng hướng dẫn khách bổ sung thêm cho đầy đủ hoặc chỉnh sửa tờ trình nếu chưa đạt yêu cầu. Nếu đã đầy đủ, giám đốc phê duyệt và tiến hành kí kết hợp đồng với

khách hàng, cán bộ tín dụng tiến hành lưu hồ sơ vay của khách hàng vào hệ thống IPCAS để thuận tiện cho quá trình kiểm tra, giám sát.

e) Kí kết hợp đồng tín dụng, giao nhận giấy tờ

 Hợp đồng tín dụng được Ngân hàng soạn thảo sẵn theo mẫu gồm hai bản, sau khi hai bên đã chấp nhận về những điều khoản được thỏa thuận trong hợp đồng, khách hàng tiến hành kí trước, sau đó cán bộ tín dụng trình cho giám đốc phê duyệt để tiến hành giải ngân.

 Cán bộ tín dụng có nhiệm vụ kiểm tra ngày tháng kí kết, xem các hồ sơ đã đầy đủ chữ kí chưa, nếu chưa đủ phải bổ sung cho đầy đủ, sau đó bộ hồ sơ được chuyển cho nhân viên giao dịch.

f) Giải ngân

 Nhân viên giao dịch tiến hành in các giấy tờ cần thiết và trình cho nhân viên giải ngân, nhân viên giải ngân tiến hành kiểm tra nếu hợp lệ thì tiến hành giao tiền cho khách hàng. Khoản tiền giao cho khách hàng được nhân viên ngân quỹ kiểm tra khá nhiều lần, được đếm đi đếm lại để không xảy ra sai sót trong quá trình giải ngân, tiết kiệm thời gian cho khách hàng.

 Sau khi giải ngân xong, Ngân hàng nhận tài sản đảm bảo của khách hàng, giao chứng từ cho khách hàng, chứng từ bao gồm hợp đồng tín dụng và giấy chi tiền để khách hàng theo dõi thời gian trả lãi và gốc cho Ngân hàng.

g) Kiểm tra giám sát khoản vay

 Cán bộ tín dụng mở sổ theo dõi thông tin của khoản vay theo hợp đồng tín dụng hoặc tra cứu trên phần mềm IPCAS để kịp thời thông báo cho khách hàng trước kì hạn đóng lãi và gốc.

 Định kì hàng tháng hoặc đột xuất, cán bộ tín dụng có thể kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo của khách hàng. Đánh giá tiến độ thực hiện, hiệu quả của phương án kinh doanh để đảm bảo khả năng tín dụng của khách hàng.

h) Thu nợ gốc và lãi vay

 Khi khách hàng vay tại phòng giao dịch, nếu vay bằng loại ngoại tệ nào thì khi thanh toán gốc và lãi phải trả bằng loại ngoại tệ đó. Nếu muốn trả bằng ngoại tệ khác phải được Tổng giám đốc phê duyệt.

 Trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn, số lãi phải trả chỉ tính từ ngày vay đến ngày trả nợ. Nếu có sự thỏa thuận về điều kiện, mức phí phải được ghi vào hợp đồng tín dụng.

 Cán bộ tín dụng tiến hành thống kê, đánh giá khách hàng thông qua các vấn đề: trả nợ đầy đủ, đúng hạn; không đầy đủ, không đúng hạn và lưu vào hệ thống quản lý thông tin khách hàng. Nếu trả nợ đầy đủ, đúng hạn thì lần sau khách hàng sẽ dễ dàng vay tại phòng giao dịch, các thủ tục sẽ nhanh chóng hơn. Còn nếu khách hàng không có ý chí trả nợ, khi muốn vay lại sẽ rất khó khăn và có thể sẽ không được vay tại phòng giao dịch.

i) Thanh lý hợp đồng tín dụng

 Sau khi khách hàng trả hết nợ cho Ngân hàng, cán bộ tín dụng phối hợp với bộ phận kế toán đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi để tất toán khoản vay.

 Các loại hồ sơ, hợp đồng tín dụng mà khách hàng đã lập trước đây với Ngân hàng xem như hết hiệu lực và hai bên không cần lập biên bản thanh lý hợp đồng.

k) Giải tỏa tài sản đảm bảo

 Sau khi khách hàng thanh toán khoản nợ xong, nhân viên kế toán in chứng từ trình cho nhân viên ngân quỹ, sau đó nhân viên ngân quỹ kiểm tra và giao tài sản đảm bảo cho khách hàng.

 Ngân hàng kí giao tài sản đảm bảo và khách hàng kí nhận tài sản đảm bảo, các thủ tục đã hoàn tất, nếu khách hàng muốn vay lại có thể gặp cán bộ tín dụng để hoàn thành hồ sơ vay.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tân hiệp – kiên giang phòng giao dịch thạnh đông a (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)