Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tân hiệp – kiên giang phòng giao dịch thạnh đông a (Trang 26)

a) Giám đốc

 Lập kế hoạch kinh doanh của phòng giao dịch đảm bảo phù hợp với định hướng kinh doanh và phát triển của Ngân hàng và chi nhánh.

 Quản lý, tổ chức sử dụng và khai thác các nguồn lực được giao như nhân lực, tài sản…

 Tổ chức thực hiện kinh doanh theo quy trình nghiệp vụ, quy định của Ngân hàng và pháp luật.

GIÁM ĐỐC

P.GIÁM ĐỐC

PHÒNG KẾ TOÁN, NGÂN QUỸ PHÒNG TÍN DỤNG

 Duy trì và phát triển quan hệ với các tổ chức, cá nhân để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, mở rộng và khai thác nguồn khách hàng mới, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

 Quản lý, tổ chức thực hiện, kiểm soát các quy trình giao dịch khách hàng theo quy định của Ngân hàng và pháp luật nhà nước.

 Trực tiếp quản lý, kiểm soát, phê duyệt các khoản cho vay theo phân cấp phù hợp với quy định của Ngân hàng và pháp luật.

 Tổ chức quy hoạch, đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

 Kiểm tra, giám sát và đề xuất phương án xử lý đối với các vi phạm trong thực hiện quy chế, quy định, quy trình nghiệp vụ tại phòng giao dịch.

 Tham gia khởi kiện đối với các khoản tín dụng có tranh chấp mà không thể hòa giải và thực hiện các chế độ báo cáo theo quy định.

b) Phó giám đốc

 Theo dõi, giám sát và bảo trì máy camera, ATM. Tư vấn, hỗ trợ khách hàng về việc làm thẻ và các dịch vụ liên quan đén thẻ ATM.

 Làm báo cáo tín dụng đồng thời kết hợp với kế toán làm các báo cáo có liên quan. Kiểm soát và tổ chức kiểm soát các báo cáo, chứng từ khi giải ngân xong hoặc khi khách hàng gửi tiền.

 Trực tiếp giải quyết các công việc tại phòng khi giám đốc đi vắng hoặc được ủy quyền trong một thời gian nào đó.

c) Phòng tín dụng

 Trực tiếp tiếp nhận khách hàng, phân tích, thẩm định về nhu cầu vay vốn, mục đích vay vốn, khả năng trả nợ gốc và lãi đúng hạn. Đôn đốc, nhắc nhở khách hàng khi khoản vay đến hạn trả lãi hoặc trả gốc.

 Sao kê mở sổ cho vay, lưu hồ sơ khách hàng theo quy định và đối chiếu dư nợ hàng tháng.

 Hỗ trợ bảo vệ, nhân viên ngân quỹ khi đi thu tiền của các công ty, doanh nghiệp tư nhân.

 Kiểm tra, bảo trì máy tính và các thiết bị tại phòng giao dịch. Nâng cấp phần mềm và cài đặt các chương trình, tiện ích để phòng hoạt động tốt hơn, tiện lợi hơn.

d) Phòng kế toán

 Phụ trách giải ngân đối với các khoản vay của khách hàng, các khoản tiền gửi tiết kiệm, tài khoản ATM khi máy có trục trặc không thể rút tiền được. Thu nợ gốc và lãi của khách hàng khi đến hạn.

 Làm báo cáo kế toán và kết hợp với các cán bộ tín dụng để làm các báo cáo có liên quan khác.

 Kết hợp với kế toán tiền gửi theo dõi, báo cáo thi đua của các cán bộ theo tháng, quý hoặc năm.

 Trực tiếp giao dịch với khách hàng, chi trả kiều hối, chuyển tiền vãng lai, mua ngoại tệ và các dịch vụ sản phẩm khác.

 Theo dõi làm hồ sơ tiếp quỹ ATM, xử lý các nghiệp vụ phát sinh, mở sổ theo dõi bảo trì máy, giữ chìa khóa kho tiền, hậu kiểm và tổng hợp chứng từ.

e) Ngân quỹ

 Phụ trách kiểm ngân quỹ phòng giao dịch, xuất nhập các chứng từ khi giao hoặc nhận tiền.

 Quản lý tài sản thế chấp của khách hàng tại Ngân hàng, mở sổ theo dõi theo quy định.

 Kết hợp với bộ phận kế toán để làm các báo cáo có liên quan. 3.2.3 Nghiệp vụ chính của phòng giao dịch Thanh Đông A

Trong tất cả các hoạt động của Ngân hàng thì có lẽ nghiệp vụ chủ yếu và quan trọng nhất là cho vay và huy động vốn từ khách hàng. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh Tân Hiệp – Kiên Giang, phòng giao dịch Thạnh Đông A cũng không ngoại lệ. Căn cứ vào mục đích vay vốn của khách hàng mà phòng giao dịch Thạnh Đông A chia ra làm ba loại chủ yếu, đó là:

 Cho vay để sản xuất nông nghiệp với lãi suất ưu đãi là 9%/năm  Cho vay để sản xuất kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn  Cho vay để xây dựng, sửa chữa nhà ở

Ngoài ra, hoạt động huy động vốn cũng được Ngân hàng quan tâm, chú trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh đối với các Ngân hàng khác. Thường thì tiền được huy động từ khách hàng có các khoản tiền nhàn rỗi, muốn đầu tư để sinh lời. Mặt khác Ngân hàng cũng thường xuyên khuyến mãi dự thưởng cho khách hàng có tiền gửi trên 15 triệu đồng.

3.2.4 Chính sách tín dụng chung của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Tân Hiệp – Kiên Giang phòng giao dịch Thạnh triển nông thôn chi nhánh Tân Hiệp – Kiên Giang phòng giao dịch Thạnh Đông A

a) Đối tượng được phép cho vay

 Các pháp nhân là doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và các tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại Điều 94 Bộ luật hình sự.

 Các pháp nhân nước ngoài  Doanh nghiệp tư nhân  Công ty hợp danh  Cá nhân

 Hộ gia đình  Tổ hợp tác

b) Đối tượng và nhu cầu không được phép cho vay

 Cán bộ, nhân viên của phòng giao dịch thực hiện nhiệm vụ thẩm định, quyết định cho vay.

 Mua sắm các tài sản và chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi.

 Đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm.

 Thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm. c) Nguyên tắc và điều kiện vay vốn

* Nguyên tắc

Khách hàng vay vốn của Ngân hàng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:  Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.  Hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

 Tiền vay phải được phát bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo mục đích sử dụng tiền vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

* Điều kiện

 Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

 Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

 Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả, hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi.

 Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

d) Căn cứ xác định mức cho vay  Nhu cầu vay vốn của khách hàng

 Mức vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống.

 Tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định về bảo đảm tiền vay của nhno và ptnt vn.

 Khả năng hoàn trả nợ của khách hàng

 Mức cho vay không có bảo đảm đối với hộ nông dân, hợp tác xã và chủ trang trại phải bảo đảm tuân thủ theo hướng dẫn của chính phủ và NHNN VN.

e) Quy định trả nợ gốc và lãi vay

 Các kì hạn trả nợ của khoản vay và số tiền gốc trả nợ cho mỗi kì hạn được thỏa thuận giữa phòng giao dịch và khách hàng căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính, thu nhập và nguồn gốc trả nợ của khách hàng.

 Các thông báo về khoản nợ gốc, lãi đến hạn được cán bộ gửi tới khách hàng trước ít nhất 5 ngày.

 Khách hàng có thể trả nợ trước hạn, số lãi phải trả chỉ tính từ ngày vay đến ngày trả nợ và phòng giao dịch được quyết định và thỏa thuận về điều kiện, số phí đối với số tiền vay trả nợ trước hạn nhưng không quá mức lãi và phí đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

 Phòng giao dịch có thể thu nợ trước kì hạn nếu:  Khách hàng đồng ý trả nợ trước hạn

 Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích

 Khách hàng vi phạm các cam kết về quản lý, sử dụng tài sản đảm bảo tiền vay được phòng giao dịch giao cho quản lý.

 Lãi tiền vay được tính trên số ngày thực tế nhận nợ và số dư của khoản vay.

 Khi đến kì hạn trả nợ gốc hoặc lãi, nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn và không được điều chỉnh kì hạn nợ gốc hoặc lãi hoặc không được gia hạn nợ gốc hoặc lãi thì phòng giao dịch được quyền chủ động trích tài khoản tiền gửi của khách hàng để thu nợ hoặc chuyển toàn bộ dư nợ gốc sang nợ quá hạn và thông báo cho khách hàng biết.

 Nếu đến kì trả nợ gốc và lãi mà khách hàng không có khả năng để trả và cũng không có khoản tiền nào gửi tại Ngân hàng. Thì sau mỗi ngày quá hạn, khách hàng sẽ chịu mức phạt 150% và nếu khách hàng vẫn không có khả năng để trả nợ thì Ngân hàng tiến hành lập hồ sơ chuẩn bị ra tòa và phát mãi tài sản để thu hồi nợ.

f) Lãi suất cho vay

 Lãi suất thả nổi: Là loại lãi suất được cán bộ điều chỉnh lại theo định kì 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm.

 Lãi suất cố định: Là loại lãi suất cố định không thay đổi trong suốt thời hạn của khoản vay.

 Lãi suất cho vay quá hạn thường cao hơn lãi suất cho vay trong hạn song tối đa không quá 150% so với lãi suất cho vay trong hạn.

3.2.5 Quy trình cho vay và quản lý tín dụng của phòng giao dịch Thạnh Đông A Đông A

Quy trình cho vay:

Nguồn: Agribank chi nhánh Tân Hiệp - Phòng giao dịch Thạnh Đông A

Hình 2: Quy trình cho vay tại Agribank chi nhánh Tân Hiệp – phòng giao dịch Thạnh Đông A

a) Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn

 Đối với khách hàng lần đầu tiên vay vốn: Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng đăng kí những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và tư vấn về việc thiết lập hồ sơ vay.

 Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng với Ngân hàng: Cán bộ tín dụng kiểm tra sơ bộ các điều kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay. Tại phòng giao dịch Thạnh Đông A, bộ hồ sơ vay gồm có: Giấy lĩnh tiền vay; Báo cáo thẩm định, tái thẩm định; Phiếu phân loại khách hàng vay vốn; Bảng tính toán nhu cầu vốn và cân đối khả năng trả nợ; Biên bản xác định giá tri tài sản đảm bảo; Đơn yêu cầu đăng kí thế chấp quyền sử dụng đất hoặc tài

Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn

Kiểm tra hồ sơ và thu thập thông tin của khách hàng

Thẩm định và xác minh thông tin của

khách hàng Phê duyệt khoản vay

Kí kết hợp đồng tín

dụng, giao nhận giấy tờ Giải ngân

Kiểm tra giám sát khoản vay Thu nợ lãi và gốc, xử lý

những phát sinh

Thanh lý hợp đồng tín dụng

Giải tỏa tài sản đảm bảo

sản gắn liền với đất; Hợp đồng thế chấp tài sản; Giấy đề nghị kiêm phương án vay vốn nhu cầu đời sống; Hợp đồng tín dụng và cuối cùng là Biên bản kiểm tra sau khi cho vay.

 Khách hàng đủ hoặc chưa đủ điều kiện hồ sơ vay đều được cán bộ tín dụng báo cáo với lãnh đạo và thông báo lại cho khách hàng biết.

 Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ. Kiểm tra các giấy tờ chứng minh cho khách hàng như: chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, còn đối với doanh nghiệp thì cần có thêm giấy đăng kí kinh doanh, giấy phép hành nghề và các giấy tờ khác có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

b) Kiểm tra hồ sơ và thu thập thông tin của khách hàng

 Cán bộ tín dụng kiểm tra lại tính chính xác và tính pháp lý của từng loại hồ sơ, kịp thời thông báo cho khách hàng để điều chỉnh các sai sót trong quá trình làm hồ sơ.

 Kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề ghi trong đăng kí kinh doanh với ngành nghề kinh doanh hiện tại của khách hàng, tính khả thi của dự án mà khách hàng đưa ra.

 Thu thập thông tin, địa chỉ và một số thông tin khách liên quan đến khách hàng để thuận lợi trong quá trình quản lý khách hàng.

c) Thẩm định và xác minh thông tin của khách hàng

 Sau khi đã thu thập được thông tin sơ bộ của khách hàng, cán bộ tín dụng phải trực tiếp đến gia đình của khách hàng để thẩm định, kiểm tra các thông tin mà khách hàng đã khai báo trong hồ sơ. Không chỉ dừng lại ở đây, cán bộ tín dụng còn phải tìm hiểu khách hàng từ nhiều kênh thông tin khác như hàng xóm, trưởng ấp, các đối tác làm ăn, ủy ban nhân dân…

 Tính toán các phương án kinh doanh của khách hàng, nếu được cán bộ tín dụng cũng có thể gợi ý một số phương án khả thi cho khách hàng để đảm bảo khả năng trả lãi và nợ gốc đúng hạn.

d) Phê duyệt khoản vay

 Sau khi đã thẩm định, xác minh thông tin, cán bộ tín dụng làm báo cáo thẩm định của mình trình lên cấp trên để phê duyệt.

 Trên cơ sở tờ trình của cán bộ tín dụng kèn hồ sơ vay vốn, giám đốc xem xét và thẩm định lại một lần nữa. Nếu chưa đủ, giám đốc yêu cầu cán bộ tín dụng hướng dẫn khách bổ sung thêm cho đầy đủ hoặc chỉnh sửa tờ trình nếu chưa đạt yêu cầu. Nếu đã đầy đủ, giám đốc phê duyệt và tiến hành kí kết hợp đồng với

khách hàng, cán bộ tín dụng tiến hành lưu hồ sơ vay của khách hàng vào hệ thống IPCAS để thuận tiện cho quá trình kiểm tra, giám sát.

e) Kí kết hợp đồng tín dụng, giao nhận giấy tờ

 Hợp đồng tín dụng được Ngân hàng soạn thảo sẵn theo mẫu gồm hai bản, sau khi hai bên đã chấp nhận về những điều khoản được thỏa thuận trong hợp đồng, khách hàng tiến hành kí trước, sau đó cán bộ tín dụng trình cho giám đốc phê duyệt để tiến hành giải ngân.

 Cán bộ tín dụng có nhiệm vụ kiểm tra ngày tháng kí kết, xem các hồ sơ đã đầy đủ chữ kí chưa, nếu chưa đủ phải bổ sung cho đầy đủ, sau đó bộ hồ sơ được chuyển cho nhân viên giao dịch.

f) Giải ngân

 Nhân viên giao dịch tiến hành in các giấy tờ cần thiết và trình cho nhân viên giải ngân, nhân viên giải ngân tiến hành kiểm tra nếu hợp lệ thì tiến hành giao tiền cho khách hàng. Khoản tiền giao cho khách hàng được nhân viên ngân quỹ kiểm tra khá nhiều lần, được đếm đi đếm lại để không xảy ra sai sót trong quá trình giải ngân, tiết kiệm thời gian cho khách hàng.

 Sau khi giải ngân xong, Ngân hàng nhận tài sản đảm bảo của khách hàng, giao chứng từ cho khách hàng, chứng từ bao gồm hợp đồng tín dụng và giấy chi tiền để khách hàng theo dõi thời gian trả lãi và gốc cho Ngân hàng.

g) Kiểm tra giám sát khoản vay

 Cán bộ tín dụng mở sổ theo dõi thông tin của khoản vay theo hợp đồng tín dụng hoặc tra cứu trên phần mềm IPCAS để kịp thời thông báo cho khách hàng trước kì hạn đóng lãi và gốc.

 Định kì hàng tháng hoặc đột xuất, cán bộ tín dụng có thể kiểm tra mục

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tân hiệp – kiên giang phòng giao dịch thạnh đông a (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)