Thực tế các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động đều quá nắm rõ các quy định của pháp luật lao động nhưng vẫn cố tình vi phạm. Khi bị các cơ quan có chức năng thanh kiểm tra, doanh nghiệp có thể lấy nhiều lý do để né tránh và che dấu hành vi vi phạm pháp luật của mình. Nếu đặt lên bàn cân để so sánh, mức phạt của Nhà nước so với lợi nhuận họ thu được khi thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động có sự chênh lệch quá lớn, điều này khiến doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận vi phạm pháp luật lao động để đổi lấy lợi nhuận của Công ty.
Sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc quản lý các doanh nghiệp chưa tốt. Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được thực hiện đầy đủ, thường xuyên, nhưng nhiều khi lại chồng chéo, chất lượng, hiệu quả, hiệu lực các cuộc thanh tra chưa cao. Xử lý các vi phạm pháp luật của doanh nghiệp chưa nghiêm, chế tài xử lý chưa đủ mạnh. Một số nội dung trong các văn bản quy phạm pháp luật chưa phù hợp thực tiễn lao động.
Bên cạnh đó, sự yếu kém về năng lực và đạo đức của một số cá nhân trong các cơ quan thực thi pháp luật cũng góp phần không nhỏ khiến cho doanh nghiệp ngang nhiên vi phạm pháp luật lao động. Bản thân doanh nghiệp ý thức được hành vi vi phạm của mình vì pháp luật lao động buộc các doanh nghiệp phải nắm rõ các quy định. Tuy nhiên, khi có các đợt thanh kiểm tra, doanh nghiệp chủ động “ làm việc” và “đặt vấn đề” đối với một số cá nhân có thẩm quyền trong việc đánh giá việc thực hiện pháp luật của doanh nghiệp. Rõ ràng, so với chi phí phải bồi thường và các thủ tục hành chính
72 phức tạp mà doanh nghiệp phải thực hiện khi bị các cơ quan chức năng “ sờ gáy” thì khoản vật chất đặt ra với một số cá nhân biến chất trong các cơ quan nhà nước sẽ dễ dàng hơn nhiều. Quay trở lại với trường hợp của công ty Sumidenso tại tình Hải Dương, khi được đề cập đến vấn đến của doanh nghiệp này, những người có chức năng của sở Lao động – Thương binh và xã hội cũng như Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương đều né tránh hoặc trả lời sơ sài. Một sai phạm nghiêm trọng của doanh nghiệp diễn ra trên địa bàn tỉnh có được các cơ quan chức năng chú ý? Đây là câu hỏi được đặt ra bởi những người quan tâm đến vụ việc.
Trường hợp của Công ty SUMIDENSO là một trong rất nhiều những vi phạm đã được phát hiện bởi báo chí và dư luận, ngoài ra còn rất nhiều doanh nghiệp khác hàng ngày vẫn ngang nhiên vi phạm những quy định về pháp luật lao động và chưa bị thanh tra xử lý. Sự nghi vấn về việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động cũng dấy lên việc mất lòng tin của nhân dân vào bộ máy thực thi pháp luật, làm ảnh hưởng nghiêm trọng hình ảnh của cơ quan nhà nước trong quần chúng nhân dân. Qua thực tiễn nêu trên, cần phải có cách điều chỉnh phù hợp hơn nhằm bảo vệ quyền lợi của các chủ thể, đặc biệt là người lao động, từ đó đem lại lợi ích chung cho xã hội, trong đó cần phải nắm rõ nguyên nhân của thực trạng này.
- Nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động
+
Để nâng cao năng lực cạnh tranh họ đã tìm cách giảm chi phí, hạ giá thành bằng cách lẩn tránh việc thực hiện các chế độ, nghĩa vụ đối với người lao động, áp đặt các biện pháp quản lý không phù hợp với pháp luật lao động,muốn thu được lợi nhuận càng nhiều càng tốt, kể cả nếu phải vi phạm
73 pháp luật và xâm hại đến quyền lợi hợp pháp của người lao động, nhiều chủ doanh nghiệp đã cố tình trốn tránh các nghĩa vụ, trách nhiệm đã được pháp luật quy định.
Một nguyên nhân khác xuất phát từ vị thế của các bên trong quan hệ lao động. Trong thực tế, người sử dụng lao động thường được coi là kẻ mạnh. Họ có thể tuyển dụng lao động một cách dễ dàng khi mà thị trường lao động đang dồi dào nguồn nhân lực trong khi đó người lao động để có được một công việc phù hợp phải cạnh tranh rất nhiều. Chính vì vậy, người sử dụng lao động thường không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với người lao động theo pháp luật mà không lo ngại vì thế người lao động sẽ chấm dứt hợp đồng lao động.
Các doanh nghiệp dù nắm rõ pháp luật vẫn tìm mọi cách vi phạm hoặc né tránh, không quan tâm đến quyền lợi chính đáng của người lao động, tận dụng mọi lợi thế để thiết lập và duy trì quan hệ thiếu bình đẳng, tìm cách đáp ứng quyền lợi cho người lao động chỉ ở mức tối thiểu, nhưng tận dụng tối đa sức lao động của họ, vi phạm các vấn đề đã giao kết trong hợp đồng lao động. Các chính sách, chế độ quyền lợi của người lao động thì người sử dụng lao động thường tự áp đặt, khi có mâu thuẫn hoặc kiến nghị từ phía người lao động thì doanh nghiệp không giải quyết kịp thời, thấu tình đạt lý, khiến người lao động thiếu gắn bó với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một bộ phận nhỏ doanh nghiệp, đại diện của doanh nghiệp còn thiếu hiểu biết pháp luật, thiếu quyền quyết định nên dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật hoặc giải quyết không hiệu quả các vấn đề phát sinh trong quan hệ hợp đồng lao động.
Trong xu thế hội nhập với thế giới, chúng ta luôn mong muốn có nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để mở rộng cơ hội giao lưu, hợp tác cùng thúc đẩy, phát triển kinh tế. Song, một bộ phận người sử dụng lao động nước ngoài đã lợi dụng chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài không
74 tuân thủ pháp luật lao động. Đối với doanh nghiệp nhà nước, do vẫn còn kinh doanh từ đồng vốn của nhà nước nên việc thiếu trách nhiệm còn khá phổ biến ở một số doanh nghiệp. Điều này thể hiện ở việc thờ ơ, xa rời hay xem thường các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động.
Tuy nhiên, cũng có một số ít doanh nghiệp do gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh hoặc hiểu biết pháp luật lao động còn hạn chế, dẫn đến hiện tượng xem nhẹ pháp luật lao động. Ngoài ra, một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa hiểu nhiều về văn hoá, phong tục, tập quán của người Việt Nam, còn hiện tượng coi rẻ lao động Việt Nam.
Vẫn còn tình trạng nhiều doanh nghiệp thờ ơ, chưa thực sự có trách nhiệm, không tham dự các buổi tập huấn,đào tạo được tổ chức bởi các cơ quan có thẩm quyền để nắm bắt các quy định của pháp luật để thực hiện đúng.
+
Do sức ép về việc làm nên người lao động vẫn ký kết với người sử dụng lao động loại hợp đồng lao động có thời hạn xác định mặc dù công việc đảm nhận mang tính chất thường xuyên, ổn định lâu dài. Đồng thời, nội dung trong bản hợp đồng lao động chưa quy định cụ thể quyền lợi của người lao động nhưng người lao động vẫn cho rằng đó là điều "có thể chấp nhận được". Người lao động không từ chối khi bị người sử dụng lao động điều chuyển sang làm việc khác trái nghề với thời gian dài hơn so với quy định của pháp luật lao động, thậm chí chuyển hẳn sang làm việc khác mà hai bên không thương lượng và ký kết hợp đồng lao động mới. Bản thân một số người lao động cũng không muốn tham gia bảo hiểm xã hội để hàng tháng nhận được một khoản thu nhập lớn hơn so với phải tham gia bảo hiểm xã hội.
75 Nhận thức cũng như hiểu biết pháp luật của người lao động còn nhiều hạn chế do không được đào tạo nghề nghiệp cũng như học tập, nghiên cứu pháp luật lao động trước khi vào làm việc. Chưa có tác phong công nghiệp và tinh thần kỷ luật cao, trình độ tay nghề còn hạn chế, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của một nền công nghiệp hiện đại, có ý thức tổ chức kỷ luật như: đi muộn về sớm, trộm cắp tài sản, nghỉ không xin phép, bỏ việc không báo trước, không gắn bó với doanh nghiệp; khi có bức xúc không tìm người đề đạt giải quyết mà muốn tự giải quyết ngay; không phân biệt đâu là quyền và đâu là lợi ích chính đáng cần thỏa thuận, thương lượng; thiếu sự thông cảm chia sẻ với doanh nghiệp lúc khó khăn. Mặt khác, đời sống của người lao động có nhiều khó khăn, nên họ cần việc làm bằng mọi giá, kể cả điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, đe doạ đến sức khoẻ và tính mạng của mình, chấp nhận cả mức thù lao thấp, không tương xứng với sức lao động mà họ bỏ ra.
+ Quản lý của Nhà nước về lao động
Từ những thực trạng còn tồn đọng trong đời sống lao động, co thể thấy một số quy định của pháp luật còn hạn chế và chưa thực sự phù hợp với hành vi của các bên trong quan hệ lao động. nguyên nhân này xuất phát từ các nhà làm luật, các cơ quan ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Trên thực tế, có không ít những quy định của các văn bản pháp luật mâu thuẫn và chồng chéo. Hơn nữa, các hành vi vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động xảy ra từng ngày, từng giờ song các văn bản pháp luật còn chưa kịp thời điều chỉnh những hành vi này.
Để đánh giá tính khả thi của một quy định pháp luật trong thực tế thì thanh tra, kiểm tra là hết sức cần thiết. “ Thanh tra nhà nước là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chính
76 sách pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo các quy định của luật thanh tra và pháp luật khác”. Tuy nhiên công tác này chưa được thực hiện thường xuyên và đầy đủ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như:
Việc phân bổ kế hoạch không đồng đều dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp chưa bao giờ được thanh tra hay việc thanh tra chồng chéo đối với một doanh nghiệp, một địa bàn. Các cuộc thanh tra được tiến hành phần lớn còn mang tính qua loa, đại khái, chưa thực sự đi sâu phát hiện và phân tích những vi phạm của doanh nghiệp được thanh tra. Do đó, nhiều hành vi vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động của doanh nghiệp còn bị bỏ sót, chưa được phát hiện dẫn tới phản ánh không đúng thực trạng vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động.
Số lượng thanh tra viên ít và năng lực còn hạn chế. Thêm vào đó, một
số cán bộ thanh tra viên chưa làm đúng chức trách của mình trong khi thi hành nhiệm vụ. Có nhiều cán bộ, thanh tra lợi dụng quyền hạn được nhà nước giao phó để thực hiện những hành vi nhũng nhiễu, gây khó khó cho đối tượng thanh tra dẫn tới ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của họ, đồng thời, hình ảnh của bộ máy công quyền bị giảm sút nghiêm trọng trong mắt nhân dân.
Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các doanh nghiệp có vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động cũng như cưỡng chế đối với các doanh nghiệp không chấp hành quyết định xử phạt chưa thực sự được các cơ quan có thảm quyền chú trọng thực hiện. Một số địa phương thường lơ là việc xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp mềm dẻo hơn đối với các doanh nghiệp, coi đó là một sự ưu ái để thu hút sự đóng góp của doanh nghiệp với địa phương.
77 Sự phối hợp của các cơ quan có liên qua trong lĩnh vực lao động như Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Sở Lao động thương binh và xã hội, Liên đoàn lao động…. chưa thực sự kịp thời, chính xác và thể hiện tinh thần trách nhiệm cao. Sự đùn đẩy, thiếu nhiệt tình trong công việc của nhiều cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền còn chưa được cải thiện.
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật lao động còn chưa được tiến hành thường xuyên, nhiều địa phương thường chỉ tập trung tổ chức vào thời điểm Bộ Luật hoặc văn bản pháp luật mới ban hành.
Đối tượng tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật lao động còn hạn hẹp, chưa phổ quát. Công tác thông tin tuyên truyền, huấn luyện mới chỉ tập trung ở các khu đô thị, khu công nghiệp, còn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong các làng nghề, trong các khu vực nông thôn còn hạn chế. Ngoài ra, vẫn còn một số lượng không nhỏ bộ phận người lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa hiểu biết về các quy định của pháp luật lao động, chưa nắm rõ được quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình.
Còn xuất hiện tình trạng nội dung tuyên truyền phổ biến, giáo dục, pháp luật chưa chuẩn bị kỹ lưỡng, số lượng ít các báo cáo viên có hiểu biết sâu về pháp luật lao động để phổ biến giáo dục tường tận những nội dung quan trọng phù hợp với từng nhóm đối tượng và giải đáp rõ các thắc mắc.
78
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Những hành vi vi phạm về giao kết hợp đồng lao động chủ yếu liên quan đến: Chủ thể thực hiện, nội dung hợp đồng giao kết, vi phạm loại hợp đồng lao động hay trình tự giao kết hợp đồng lao động. Những hành vi này diễn ra phức tạp và đa dạng, trong nhiều vụ việc vi phạm, có những doanh nghiệp vi phạm cùng lúc nhiều hành vi. Điều này cho thấy, mức độ tinh vi trong cách thức hoạt động của doanh nghiệp.
Thực tiễn thi hành pháp luật về giao kết hợp đồng lao động, bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, những quy định này vẫn tồn tại những bất cập, hạn chế cần khắc phục để đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn, tạo cơ sở pháp lý rõ ràng trong việc giao kết hợp đồng lao động, đặc biệt khi người lao động- nhóm yếu thế trong quan hệ lao động thường xuyên phải chịu những bất cập do doanh nghiệp, người sử dụng lao động gây ra. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự thiếu hiểu biết về pháp luật của người lao động, đồng thời cùng với mong muốn cắt giảm chi phí, tối đa hoá lợi nhuận của người sử dụng lao động mà dẫn đến những hành vi vi phạm. Bên cạnh đó, sự yếu kém trong công tác quản lý, thanh kiểm tra của các cơ quan nhà nước có chức năng, các chế tài xử phạt chưa đủ mạnh, đủ sức răn đe những hành vi vi phạm.Chính vì vậy cần có cái nhìn tổng quát, đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm thực hiện tốt các qui định về giao kết hợp đồng lao động, góp phần quan trọng việc bảo vệ quyền và nghĩa vụ các bên khi tham gia giao kết hợp đồng lao động.
79
Chƣơng 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ HẠN CHẾ VIỆC VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ