Thực trạng vi phạm phápluật về nội dung giao kết hợp đồng lao động

Một phần của tài liệu Vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp ở việt nam hiện nay (Trang 59 - 62)

Trong thực tế tồn tại rất nhiều hợp đồng lao động được lập sơ sài, qua loa, không bao gồm đầy đủ các nội dung đã đề cập. Tuy nhiên, khi hiện phát hiện ra những sai phạm này, cơ quan có thẩm quyền chỉ dừng lại ở mức nhắc nhắc nhở mà không thể áp dụng các biện pháp xử lý cứng rắn hơn để hạn chế những vi phạm trên. Liên quan đến vấn đề này, có ý kiến cho rằng hợp đồng lao động thiếu nội dung chủ yếu nhưng người sử dụng lao động vẫn thực hiện nội dung đó thì có vi phạm pháp luật hay không?

Cty Quốc Tế có một khách sạn và đội xe taxi. Cuối năm 2014 khi Sở LĐ-TB&XH tỉnh Khánh Hòa thanh tra việc thực hiện pháp luật về lao động, BHXH và bình đẳng giới tại Cty Quốc Tế, doanh nghiệp này sử dụng 267 NLĐ nhưng chỉ có 27 người được ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn, 235 người ký HĐLĐ mùa vụ dưới 3 tháng.

Theo kết luận thanh tra, các HĐLĐ tại Cty Quốc Tế chưa thể hiện đầy đủ quyền lợi, nghĩa vụ của NLĐ và người sử dụng lao động (NSDLĐ): Không ghi chức danh nghề, công việc độc hại, nguy hiểm; Không ghi công việc phải làm, mức lương, chế độ nâng lương, chế độ BHXH, BHYT; các HĐLĐ không xác định thời hạn lại ghi thời hạn bắt đầu và chấm dứt HĐLĐ. Cty Quốc Tế được thành lập từ tháng 7/2007 nhưng đến nay chưa có tổ chức công đoàn, không có thỏa ước lao động tập thể, chưa xây dựng quy chế dân chủ cơ sở. Cty không thực hiện chế độ nâng lương, nâng bậc lương, không trả lương làm thêm giờ cho NLĐ, không trả lương cho NLĐ trong những ngày nghỉ hưởng nguyên lương theo HĐLĐ và những ngày nghỉ lễ, nghỉ tết; không quy định ngày nghỉ hàng tuần đối với NLĐ, không thực hiện các chế độ đối với NLĐ làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.[31]

54 Pháp luật giao kết hợp đồng lao động quy định phải có những nội dung chủ yếu bởi vì đây là những nội dung cơ bản nhất, xác định được công việc và cụ thể hoá quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong quan hệ lao động. Bên cạnh đó, khi xảy ra tranh chấp giữa các bên về những vấn đề này thì điều khoản quy định trog hợp đồng lao động sẽ đóng vai trò là căn cứ để giải quyết.

Tại khoản 3, Điều 50 Bộ luật Lao động 2012 nêu rõ “Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định trong pháp luật về lao động, nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể đang áp dụng hoặc nội dung của hợp đồng lao động hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó bị vô hiệu”.

Như vậy, khi hợp đồng lao động có nội dung trái quy định pháp luật thì

cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn và yêu cầu các bên sửa đổi, bổ sung là Toà án, nếu các bên không sửa đổi, bổ sung , luật lao động cho Toà án có quyền huỷ bỏ các nội dung đó. Trong nhiều trường hợp, hợp đồng lao động cũng có thể bị tuyên bố là vô hiệu bởi cơ quan tài phán “ khi xét xử, nếu toà án nhân dân phát hiện hợp đồng lao động trái pháp luật, trái với thoả ước lao động tâp thể, pháp luật lao động, thoả ước tập thể trái với pháp luật lao động thì tuyên bố hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể vô hiệu từng phần hoặc toàn bộ. Khi đó, quyền và lợi ích của các bên được giải quyết theo quy định của pháp luật”. Trên thực tế, có nhiều bản hợp đồng lao động chứa đựng những thoả thuận trái pháp luật gây bất lợi cho người lao động thậm chí hạn chế quyền của người lao động như không được sinh con trong thời gian 2 năm kể từ thời điểm bắt đàu làm việc tại doanh nghiệp hay thoả thuận mức thấp hơn về quyền lợi của người lao động so với quy định của pháp luật…

55 Khi thực hiện giao kết hợp đồng lao động, nhiều doanh nghiệp ghi không cụ thể về điều khoản, tiền lương, phụ cấp, việc làm, quyền và nghĩa vụ của các bên, điều kiện lao động… mà chỉ ghi chung chung theo quy định của Nhà nước quy định, hoặc một số doanh nghiệp thực hiện chế độ thử việc, học việc, học nghề kéo dài rồi mới ký kết hợp đồng lao động. Sai phạm phổ biến nhất là ký hợp đồng lao động không đúng với hình thức của hợp đồng lao động, lợi dụng việc ký kết hợp đồng lao động theo hình thức hợp đồng đào tạo, học nghề tập nghề nhằm kéo dài thời gian thử việc đồng thời trốn tránh các nghĩa vụ phải thực hiện đối với người lao động.

Hầu hết các doanh nghiệp khi ký kết hợp đồng lao động với người lao động đã soạn thảo những bản hợp đồng với đầy đủ các điều kiện. Nhưng nội dung các điều khoản này thực sự là vấn đề cần xem xét. Các nội dung thỏa thuận thường rất chung chung, đặc biệt như điều khoản về công việc phải làm (ví dụ chỉ ghi nhiệm vụ chuyên môn tổ trưởng), hoặc có sự vi phạm về loại hợp đồng. Nhiều doanh nghiệp yêu cầu người lao động thử việc quá thời hạn quy định và tiền lương của người lao động trong thời gian này không bằng mức lương tối thiểu mà pháp luật quy định. Những vi phạm này không chỉ gây thiệt thòi cho người lao động vì một quyền lợi không được đảm bảo mà ngay cả phía các doanh nghiệp gặp khó khăn không ít vì lực lượng lao động không thường xuyên ổn định, không yên tâm làm việc.

Ngoài ra, còn một số vi phạm khác như: thời gian làm việc nhiều, ngày nghỉ bị cắt xén, các nội dung ghi trong bản hợp đồng tuy không sai với quy định pháp luật nhưng bên cạnh đó lại có những thỏa thuận bằng miệng như thỏa thuận thêm về tiền lương. Mức lương thực tế hàng tháng cao hơn nhiều so với lương ghi trong hợp đồng, nhưng được chia ra thành nhiều khoản thu nhập với tên gọi khác nhau, để hạn chế phí bảo hiểm xã hội… Bên cạnh đó

56 một số công ty khi ký kết hợp đồng lao động với người lao động lại giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động, áp dụng các biện pháp đảm bảo tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

Một phần của tài liệu Vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp ở việt nam hiện nay (Trang 59 - 62)