Vi phạm về nội dung hợp đồng lao động

Một phần của tài liệu Vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp ở việt nam hiện nay (Trang 35 - 36)

Pháp luật quy định việc giao kết hợp đồng lao động phải đảm bảo những nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động bởi vì đây là những nội dung cơ bản nhất, xác định được công việc và cụ thể hoá quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong quan hệ lao động. Bên cạnh đó, khi xảy ra tranh chấp giữa các bên về những vấn đề này thì điều khoản quy định trong hợp đồng lao động sẽ đóng vai trò là căn cứ để giải quyết. Vì vậy, một bản hợp đồng “càng cụ thể, càng rõ ràng chặt chẽ bao nhiêu, càng hạn chế được những bất đồng, những tranh chấp sau này bấy nhiêu.”[18] Cùng với những nội dung chủ yếu này, các bên có thể thoả thuận những nội dung khác trong hợp đồng lao động với những điều kiện không trái pháp luật.

Tại khoản 3, Điều 50 Bộ luật Lao động 2012 có quy định “Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định trong pháp luật về lao động, nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể đang áp dụng hoặc nội dung của hợp đồng lao động hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó bị vô hiệu”.

Như vậy, khi hợp đồng lao động có nội dung trái quy định pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn và yêu cầu các bên sửa đổi, bổ sung là thanh tra lao động, nếu các bên không sửa đổi, bổ sung, luật lao động cho phép toàn án có quyền huỷ bỏ các nội dung đó. Trong nhiều trường hợp, hợp đồng lao động cũng có thể bị tuyên bố là vô hiệu bởi cơ quan tài phán “khi xét xử, nếu toà án nhân dân phát hiện hợp đồng lao động trái pháp luật, trái với thoả ước lao động tâp thể, pháp luật lao động, thoả ước tập thể trái với pháp luật lao động thi tuyên bố hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể vô hiệu từng phần hoặc toàn bộ. Khi đó, quyền và lợi ích của các bên được giải

30 quyết theo quy định của pháp luật. Trên thực tế, cod nhiều bản hợp đồng lao động chứa đựng những thoả thuận trái pháp luật gây bất lợi cho người lao động thậm chí hạn chế quyền của người lao động như không được sinh con trong thời gian 2 năm kể từ thời điểm bắt đầu làm việc tại doanh nghiệp hay thoả thuận mức thấp hơn về quyền lợi của người lao động so với quy định của pháp luật… Luật lao động trao cho các cơ quan thanh tra và toà án thẩm quyền để giải quyết hậu quả pháp lý về vấn đề này. Tuy vậy, cách giải quyết quyền lợi của người lao động trong trường hợp tuyên bố hợp đồng vô hiệu không hề đơn giản và còn nhiều tranh cãi trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Luật lao động luôn khuyến khích các thoả thuận về quyền lợi cao hơn quy định của pháp luật đối với người lao động. Song, do mục tiêu lợi nhuận nên đôi khi người sử dụng lao động không tuân thủ ngay cả những quy định tối thiểu về quyền lợi của người lao động theo pháp luật.

Một phần của tài liệu Vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp ở việt nam hiện nay (Trang 35 - 36)