Xử lý giao kết hợp đồng lao động vô hiệu

Một phần của tài liệu Vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp ở việt nam hiện nay (Trang 41 - 44)

- Cách thức xử lý giao kết hợp đồng lao động vô hiệu

Cách thức xử lý một hợp đồng vô hiệu nói chung và hợp đồng lao động vô hiệu nói riêng phải căn cứ vào nguyên nhân của sự vô hiệu, vô hiệu về hình thức hay nội dung, mức độ vi phạm, có thiệt hại xảy ra và hậu quả có thể phục hồi được hay không. Về đường lối xử hợp đồng lao động vô hiệu theo quy định của phápluật Việt Nam, Điều 131 bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Khi giao dịch dân sự vô hiệu,thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường”. Như vậy giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên từ thời điểm ký kết, nói cách khác thì giao dịch dân sự vô hiệu không có giá trịpháp lý và được Nhà nước công nhận từ thời điểm ký kết. Vì vậy các bên phải khôi phục lại trạng thái ban đầu và xem như không xảy ra việc ký kết giao dịch đó. Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng quan

36 hệ lao động là loại quan hệ đặc biệt, và đối tượng chính là sức lao động vì vậy không thể khôi phục lại tính trạng ban đầu nếu như hợp đồng lao động vô hiệu đó đã được thực hiện trên thực tế. Vì vậy đường lối xử lý giao kết hợp đồng lao động vô hiệu cũng mang nét đặc trưng riêng so với giải quyết các giao dịch dân sự vô hiệu khác. Cách thức xử lý giao kết hợp đồng lao động vô hiệu gắn với đặc trưng của sức lao động, để bảo vệ người lao động và ổn định quan hệ lao động cần phải thừa nhận trên thực tế quan hệ lao động đã thực hiện trong hợp đồng lao động vô hiệu phải được xem như trong hợp đồng lao động hợp pháp để giải quyết, và đây chính là cách thức xử lý các hợp đồng lao động vô hiệu hiện nay.

Trong quan hệ hợp đồng thì thỏa thuận của cả hai bên chỉ là một căn cứ điều chỉnh quan hệ lao động giữa hai bên. Ngoài ra, quan hệ lao động giữa hai bên còn chịu sự điều chỉnh trực tiếp của pháp luật lao động, thỏa ước lao động tập thể trong doanh nghiệp, nội quy lao động. Vì vậy khi một hợp đồng lao động có căn cứ làm cho vô hiệu thì ngay lập tức sẽ có sự thay thế các quy định tương ứng từ một trong các nguồn trên. Quan hệ lao động sẽ bị chấm dứt nếu các bên không khắc phục những sai phạm làm hợp đồng lao động vô hiệu. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp hợp đồng vô hiệu đều có thể được bổ sung và sửa đổi lại theo ý muốn của các bên. Pháp luật của Pháp đã đưa ra những điều kiện cụ thể về nội dung và hình thức để một hợp đồng vô hiệu có thể hoàn chỉnh. Theo đó việc hoàn chỉnh hợp đồng chỉ áp dụng trong trường hợp hợp đồng vô hiệu tương đối và người hoàn chỉnh hợp đồng biết những khiếm khuyết trong hợp đồng làm hợp đồng vô hiệu, có ý định rõ ràng trong việc khắc phục những khiếm khuyết đó. Trong trường hợp hợp đồng được ký kết do nhầm lẫn, bị lừa dối hay bị đe dọa hoặc chủ thể ký kết không có năng lực hành vi dân sự thì chỉ được hoàn chỉnh hợp đồng khi các nguyên nhân làm hợp đồng vô hiệu không còn nữa

37

- Giải quyết hậu quả giao kết hợp đồng lao động vô hiệu

Khi giao kết hợp đồng lao động vô hiệu sẽ kéo theo rất nhiều hậu quả pháp lý liên quan tới quyền và nghĩa vụ của hai bên ký kết. Về nguyên tắc sẽ có hai trường hợp xảy ra khi xử lý một hợp đồng lao động vô hiệu. Thứ nhất đối với những hợp đồng lao động mà các bên có thể tự thỏa thuận bổ sung, hoàn chỉnh hợp đồng hoặc có thể áp dụng các quy định tương ứng của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể thì hợp đồng lao động đó sẽ không bị tuyên bố vô hiệu. Theo quan điểm truyền thống, hoàn chỉnh hợp đồng được hiểu là việc bổ sung vào hợp đồng các nội dung còn thiếu khi ký kết hợp đồng. Theo quan niệm hiện đại, hoàn chỉnh hợp đồng là hành vi pháp lý được thực hiện sau khi các bên đã giao kết hợp đồng bị coi là vô hiệu đó. Như vậy, đây là một cách tỏ ra hữu hiệu để nhằm bảo về quyền lợi của người lao động và ổn định quan hệ lao động. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp đều có thể sửa đổi hay bổ sung, và khi đó hợp đồng sẽ vô hiệu không có giá trị pháp lý và các bên phải khôi phục lại trạng thái ban đầu. Việc xử lý hậu quả của các hợp đồng lao động vô hiệu thường tập trung vào bồi thường thiệt hại xảy ra.

Về việc bồi thường thiệt hại: Việc bồi thường thiệt hại chỉ xảy ra trong trường hợp có phát sinh thiệt hại. Việc xác định thiệt hại, chứng minh lỗi là căn cứ để xem xét việc có phải bồi thường không?bồi thường như thế nào?ai phải bồi thường? Khi xét đến chủ thể bồi thường cũng cần phải xem xét đến năng lực chủ thể, đặc biệt là năng lực hành vi. Thiệt hại phải là thiệt hại thực tế và phải có căn cứ. Thông thường trong việc xác định hợp đồng lao động vô hiệu thì lỗi của bên làm cho hợp đồng vô hiệu cũng chính là bên phải bồi thường thiệt hại. Trên thực tế trong quan hệ lao động thì vấn đề bồi thường thiệt hại cũng được xem xét giống như bồi thường thiệt hại trong các giao dịch dân sự vô hiệu khác và đây không phải là điểm đặc thù trong giải quyết hậu quả của giao kết hợp đồng lao động vô hiệu.

38

Một phần của tài liệu Vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp ở việt nam hiện nay (Trang 41 - 44)