Đối với các cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng triển khai sản xuất sạch hơn và đề xuất biện pháp nhằm thúc đẩy chiến lược sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp ở thái nguyên (Trang 80 - 86)

Cần có chính sách hỗ trợ vốn cho DN từ các ngân hàng Trung ương, địa phương và các quỹ hỗ trợ khác.

Để ngành công nghiệp Thái Nguyên áp dụng SXSH một cách rộng khắp, từ đó hướng đến nền công nghiệp sạch trước hết cần phải nâng cao nhận thức của DN về SXSH thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tích cực tuyên truyền, cung

cấp thông tin về SXSH đến DN. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về SXSH ở các

doanh nghiệp trong toàn tỉnh.

Đồng thời, Nhà nước cũng như Tỉnh cần có nhứng chính sách, cơ chế khuyến

khích sản xuất sạch hơn như: ưu đãi về đầu tư và tài chính đối với các dự án được

Sở Công thương Thái Nguyên cần có cơ chế cung cấp thông tin về những

công nghệ mới nhất có các hướng dẫn sản xuất sạch hơn cho các ngành cụ thể. Bên cạnh đó, cũng phải có chế tài thực thi Luật Bảo vệ môi trường mạnh mẽ hơn.

Cần có nhiều lớp tập huấn về lợi ích của SXSH để các doanh nghiệp tham gia

học hỏi, đặc biệt là các chương trình trình diễn các mô hình đã áp dụng SXSH hiệu

quả để từ đó các doanh nghiệp có thể học hỏi và trao đổi kinh nghiệm thực tế.

Tỉnh cần có những chính sách xử lý, xử phạt nặng và triệt để các cơ sở gây ô

nhiễm môi trường, tạo sự công bằng cho các doanh nghiệp.

Có những chính sách khen thưởng những doanh nghiệp tích cực trong hoạt động sản xuất sạch hơn nhằm khuyến khích các doanh nghiệp duy trì hoạt động

SXSH một cách hiệu quả nhất.

Cần tăng cường công tác rà soát, đánh giá hiện trạng công nghệ sản xuất của

từng DN, xử phạt nghiêm minh đối với các DN, các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, trong quá trình thẩm định cấp phép đầu tư mới, các cơ quan quản

lý nhà nước và cơ quan nghiên cứu khoa học cần tăng cường công tác kiểm tra, và

đánh giá chất lượng dây chuyền công nghệ, tránh tình trạng nhập khẩu các phương

tiện máy móc cũ, công nghệ lạc hậu gây lãng phí về tài chính và tác động xấu đến môi trường.

Với những phân tích ở trên và để đẩy mạnh SXSH hơn nữa, tôi đê xuất kế

hoạch hành động cụ thể hoạt động sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 20010 - 2013, theo đó kế hoạch tập trung vào 3 mục

tiêu chính đó là:

- Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường do các hoạt động công nghiệp;

- Nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng các công nghệ sạch;

- Tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức của cộng đồng về BVMT và thúc

đẩy áp dụng SXSH trong công nghiệp.

Từ tháng 5/2010 đến tháng 5/2013, thực hiện quan trắc, báo cáo, thanh tra, kiểm soát các hoạt động công nghiệp trên địa bàn thực hiện Luật Bảo vệ môi

khoẻ của các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn (ngành luyện kim; khai thác, chế biến khoáng sản); Làm cơ sở mở rộng cho các ngành khác trong Tỉnh và những năm tiếp theo; Quan trắc, kiểm soát đánh giá định kỳ về SXSH, môi trường của các

cơ sở sản xuất đã áp dụng SXSH (năm 2009: 06 đơn vị; năm 2010: 12 đơn vị). Từ tháng 10/2010 đến tháng 10/2013, phối hợp với tư vấn xây dựng và triển khai các giải pháp kỹ thuật, công nghệ sạch. Cụ thể: Xây dựng sổ tay hướng dẫn kiểm toán kết hợp SXSH/An toàn/Sức khoẻ và quy trình đánh giá về kết quả áp dụng SXSH nội bộ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ các ngành sản xuất tấm lợp

Amiăng xi măng, chế biến ti tan; Xây dựng sổ tay hướng dẫn các giải pháp hỗ trợ

kỹ thuật SXSH cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành sản xuất vật liệu xây dựng, chế

biến sâu khoáng sản, sản xuất tấm lợp Amiăng xi măng, chế biến ti tan.(Đây là

những ngành sản xuất chế biến chính của Thái Nguyên)

Từ tháng 3/20010 đến tháng 12/2013, Sở Công Thương phối hợp với cơ quan tư vấn, đơn vị hỗ trợ SXSH, các tổ chức KHCN và doanh nghiệp xây dựng và phát triển mạng lưới trao đổi thông tin, đào tạo tư vấn SXSH. Cụ thể: Xây dựng đầu mối kết nối cơ quan quản lý Nhà nước với doanh nghiệp về áp dụng SXSH/BVMT; Đào

tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ thúc đẩy và thực hiện áp dụng

SXSH. Đồng thời, triển khai và nhân rộng các dự án trình diễn SXSH. Cụ thể: năm

2009 có 03 dự án trình diễn, nhân rộng 5 dự án; dự kiến năm 2010 có 03 dự án trình diễn, nhân rộng 10- 15 dự án.

Từ tháng 3/2010 đến tháng 12/2013, Sở Công Thương phối hợp với Sở Văn

hóa - Thông tin - Du lịch, cơ quan tư vấn, báo chí... tổ chức truyền thông và nâng cao nhận thức cộng đồng. Cụ thể: Xây dựng và triển khai kế hoạch truyền thông

năm 20010-2011; Tổ chức xét duyệt và trao giải thưởng cho các điển hình áp dụng

và thúc đẩy SXSH; Tổ chức các hoạt động thu hút sự tham gia của các tổ chức quần chúng và cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường và áp dụng SXSH; Xây dựng

chương trình tự nguyện cho các tập đoàn, tổng công ty, công ty lớn đóng trên địa bàn và các tổ chức khác trong và ngoài nước, tham gia tuyên truyền, vận động, hỗ

trợ BVMT và áp dụng SXSH; Các hoạt động của các tổ chức hiệp hội ngành, nghề, hội khoa học kỹ thuật thúc đẩy và áp dụng SXSH...

Trong năm 2013 Xây dựng đầu mối hỗ trợ, thực hiện và giám sát tại cấp huyện, thành phố, thị xã. Điều này để thuận tiện cho các đơn vị trong quá trình tư

vấn, hỗ trợ các doang nghiệp.

Với sự quan tâm chỉ đạo tích cực của các cấp chính quyền, cùng với sự nỗ lực thực hiện SXSH của doanh nghiệp, các giải pháp SXSH sẽ mang lại một môi trường trong lành cho Thái Nguyên, cũng như mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, góp phần vào đẩy mạnh kinh tế chung của tỉnh.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Cùng với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa thì ngành công nghiệp

Thái Nguyên đã đáp ứng được phần nào nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Mặc dù công suất sản xuất lắp đặt không ngừng tăng lên qua các năm nhưng hiện nay ngành công nghiệp của Thái Nguyên đang phải đối mặt với một vấn đề lớn, đó là vấn đề

về nguồn nguyên liệu. Do vậy sức cạnh tranh về chất lượng và giá thành chưa cao. Thêm vào đó là vấn đề ô nhiễm môi trường do quá trình sản xuất của các khu công nghiệp gây ra chưa được quan tâm và giải quyết thỏa đáng, đặc biệt nước thải và khí thải là nguồn tác động chính.

Khi áp dụng SXSH vào sản xuất thì ngoài lợi ích về môi trường có thể thấy

được, việc tận dụng nước thải sau xử lý trong việc tái sử dụng, tiết kiệm được một số tiền lớn về điện, nước và chi phí cho việc gia công nguyên liệu.

Do đó việc áp dụng việc áp dụng mô hình sản xuất sạch hơn đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp của Thái Nguyên là vô cùng cần thiết.

Để thực hiện kế hoạch SXSH đã được đề xuất, cần có sự quyết tâm rất lớn của Nhà máy và sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của các cơ quan quản lý môi trường cũng như sự giúp đỡ của các chuyên gia tư vấn kỹ thuật SXSH.

Để thực hiện tốt chiến lược SXSH của Bộ Công thương đến năm 2020 và

được duy trì liên tục, cần phải có chính sách cụ thể. Cần phải đưa ra những giải pháp đồng bộ từ các nhóm giải pháp về thông tin truyền thông; giải pháp về cơ chế

chính sách và quản lý nhà nước; nhóm giải pháp về hỗ trợ kỹ thuật, hợp tác quốc tế và đào tạo nguồn nhân lực, giải pháp về tổ chức.

Tuy nhiên, điều quan trọng là sự thay đổi nhận thức của cả xã hội, đặc biệt là từ phía các doanh nghiệp.

Cần có giải pháp về đầu tư áp dụng SXSH sẽ tập trung xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch thực hiện SXSH ở các doanh nghiệp, khuyến khích hỗ

chuyển giao ứng dụng các công nghệ sạch, thân thiện với môi trường và công nghệ

tốt nhất hiện có.

Ngoài ra cần xây dựng danh mục các chương trình đề án ưu tiên thực hiện

SXSH gồm: Chương trình tập huấn nâng cao năng lực, xây dựng tài liệu hướng dẫn

kỹ thuật và phổ biến kinh nghiệm áp dụng SXSH cho các cơ sở sản xuất công

nghiệp; xây dưng cơ sở dữ liệu, trang thông tin điện tử và phổ biến thông tin về SXSH; Chương trình hỗ trợ tư vấn và áp dụng các mô hình SXSH tại các ngành và

các địa điểm ưu tiên; xây dựng hệ thống báo cáo và cấp chứng nhận đối với doanh

nghiệp áp dụng SXSH; Chương trình truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng và các doanh nghiệp về SXSH.

Thành lập một ban quản lý về vấn đề môi trường cho nhà máy. Đây cũng là một hướng đi đúng đắn, vì nó là cơ sở để thiết lập một hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO-14000.

Với những nhóm giải pháp đồng bộ, cùng với sự quyết tâm của các cấp chính

quyền và doanh nghiệp chắc chắn sẽ hoàn thành được chiến lược đề ra và đưa Thái

Nguyên là một tỉnh phát triển công nghiệp bền vững.

Do hạn chế về năng lực và thời gian không cho phép nên kết quả nghiên cứu

chưa đáp ứng được các yêu cầu đặt ra một cách tốt nhất. Tác giả mong muốn những kết quả đánh giá và các giải pháp ban đầu sẽ góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn vào quá trình sản xuất .

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tiếng Vit

[16]. Bộ công thương (2008), Diễn đàn doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn lần 2.

[1]. Hội đồng năng suất Ấn Độ, Tài liệu hướng dẫn về kết hợp sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng, New Delhi India.

[4]. Mai Thị Thu Huệ (2010), Đánh giá sản xuất sạch hơn cho nhà máy Dệt Minh Khai, Thư viện Tạ Quang Bửu.

[2]. Ngô Thị Nga (2009), Bài giảng về sản xuất sạch hơn.

[10]. Sở Công thương Thái Nguyên (2010), Kế hoạch hoạt động của CPI.

[8]. Sở tài nguyên và môi trường Thái Nguyên(2009), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên.

[9]. Sở Tài nguyên và môi trường Thái Nguyên(2010), Báo cáo hoạt động 6 tháng đầu năm.

[7]. Thanh Bình(2009), Lợi ích của sản xuất sạch hơn, Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại - Bộ Công thương.

[3]. Trung tâm sản xuất sạch hơn Việt Nam, Hướng dẫn sử dụng năng lượnghiệu quả trong công nghiệp ở Châu Á (bản dịch)

[5]. UNEP(2009), Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn và sử dụng năng lượng hiệu quả, phòng công nghệ, công nghiệp và kinh tế Tour Mirabean.

[6]. Vũ Thị Tường Anh (2001), Bài giảng về sản xuất sạch hơn.

2. Tiếng Anh 3. Các trang web 11]. http://congthuongthainguyen.gov.vn [13]. http://dce.mpi.gov.vn/ [15]. http://vea.gov.vn/ [12]. http://vncpc.vn/ [14]. http://www.monre.gov.vn/v35/default.aspx?tabid=427&cateid=24

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng triển khai sản xuất sạch hơn và đề xuất biện pháp nhằm thúc đẩy chiến lược sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp ở thái nguyên (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)