Lộ trình sản xuất sạch hơn ở Việt Nam trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng triển khai sản xuất sạch hơn và đề xuất biện pháp nhằm thúc đẩy chiến lược sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp ở thái nguyên (Trang 30 - 32)

Chiến lược BVMT quốc gia đến 2010 và định hướng đến 2020, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 3.12.2003, là văn bản hết sức quan trọng trong

việc định hướng công tác BVMT nước ta trong hơn một thập kỷ tới. Liên quan đến

SXSH, Chiến lược đã nêu rõ các thách thức đối với môi trường Việt Nam trong thời

gian tới là "trang thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường ở các cơ sở sản xuất, đặc biệt là

ở các xí nghiệp vừa và nhỏ còn rất lạc hậu và thấp kém”, “khả năng tài chính của Nhà nước cũng như của các doanh nghiệp đều rất hạn hẹp, đặt ra thách thức rất lớn

đối với môi trường nước ta". Ngoài ra, Chiến lược cũng khẳng định: "Trong xu thế

hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá, nhiều thị trường tiềm năng trên thế giới,

các bạn hàng quốc tế đã đưa ra các yêu cầu ngày càng cao về môi trường trong giao

dịch thương mại. Đây là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong nước khi

muốn mở rộng thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế".

Sản xuất sạch hơn được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người và bảo đảm phát triển bền vững.

Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 đã đề ra các

mục tiêu cụ thể cho công tác BVMT đến năm 2015 và 2020. Có thể coi đây là lộ

trình áp dụng SXSH ở nước ta trong thời gian tới. a) Giai đoạn từ nay đến năm 2015:

- 50% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp;

- 25% cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn; các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn tiết kiệm được từ 5 – 8% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu trên đơn vị sản phẩm;

- 70% các Sở Công Thương có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn áp dụng sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp.

b) Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020:

- 90% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp;

- 50% cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn; các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn tiết kiệm được từ 8 – 13% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu trên đơn vị sản phẩm; 90% doanh nghiệp vừa và lớn có bộ phận chuyên trách về sản xuất sạch hơn;

- 90% các Sở Công Thương có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn áp dụng sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp.

CHƯƠNG II: THÁI NGUYÊN VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng triển khai sản xuất sạch hơn và đề xuất biện pháp nhằm thúc đẩy chiến lược sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp ở thái nguyên (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)