Các doanh nghiệp phải nâng cao nhận thức về lợi ích của SXSH đem lại, tuyên truyền đến từng cán bộ, công nhân viên biết được và hiểu được SXSH là gì và lợi ích của nó đem lại cho doanh nghiệp cũng như đem lại lợi ích gì cho những
người công nhân.
Hầu hết các doanh nghiệp ở Thái Nguyên vẫn còn sản xuất trong điều kiện
lạc hậu, trang bị công nghệ cũ.
Để khắc phục tình trạng công nghệ lạc hậu, các doanh nghiệp nên cử cán bộ
tham dự các khóa đào tạo nguồn nhân lực và chuẩn bị năng lực về sản xuất sạch hơn (SXSH), nhằm thay đổi thái độ và cách nhìn về quá trình sản xuất kinh doanh
các doanh nghiệp tiến tới cải tiến công nghệ hiện có và thay đổi hướng tới công
nghệ mới tiên tiến.
Với những doanh nghiệp chưa có điều kiện đầu tư, người sản xuất được học
tập nâng cao các quy chế trong quá trình tổ chức sản xuất, cải tiến dây chuyền sản
xuất, cải tiến thiết bị, máy móc, thay đổi nguyên vật liệu, thu hồi và tái sử dụng chất
thải trong nhà máy, sản xuất các sản phẩm phụ có ích.
Từng bước đổi mới quản lý, đổi mới công nghệ, áp dụng SXSH vào sản xuất
kinh doanh. SXSH phải được coi là một phần thống nhất của hệ thống quản lý môi trường tổng thể. Quan tâm tiếp cận áp dụng SXSH khi mở rộng sản xuất và khi thay
đổi công nghệ, thiết bị.
Đặc biệt, quan tâm thực hiện các giải pháp SXSH đơn giản, đòi hỏi đầu tư ít để tạo đà và quyết tâm thực hiện các giải pháp đầu tư công nghệ theo hướng tốt hơn
và sạch hơn. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đào tạo một lực lượng cán bộ nòng cốt, xây dựng chiến lược về SXSH; xây dựng chiến lược sử
dụng năng lượng, vật tư, nguyên liệu, tài nguyên nước và tái tạo các nguồn năng lượng phải đặc biệt quan tâm.
Các nhà máy nên thành lập một ban quản lý về vấn đề môi trường trong đó
có một đội chuyên quản lý mảng sản xuất sạch hơn.
Các doanh nghiệp nên có một quỹ về môi trường để hỗ trợ các hoạt động về môi trường.
Có những chính sách khen thưởng đối với tập thể hay cá nhân tích cực trong
hoạt động bảo vệ môi trường của nhà máy cũng như trong hoạt động sản xuất sạch hơn.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cần có lộ trình cụ thể và phải được thực hiện
nghiêm ngặt để đạt được hiệu quả cao nhất.
Phải thay đổi cách nghĩ. Thay vì xử lý “cuối đường ống”, các doanh nghiệp nên giải quyết từng khâu một ngay từ nguyên liệu đầu vào, qua từng công đoạn. Nếu được giải quyết cụ thể như vậy sẽ giảm chi phí xử lý môi trường rất nhiều. Chi
phí đầu tư thấp sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm giá thành và tăng khả năng
cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.