Tổng quan ngành công nghiệp ở Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng triển khai sản xuất sạch hơn và đề xuất biện pháp nhằm thúc đẩy chiến lược sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp ở thái nguyên (Trang 33)

2.2.1. Cơ cấu ngành nghề

Hiện nay, Thái Nguyên có khoảng 11.000 đơn vị hoạt động trong các lĩnh

vực: Công nghiệp luyện kim đứng hàng đầu với 48 doanh nghiệp hoạt động, công

nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng có 29 doanh nghiệp, công nghiệp cơ khí, điện tử,

chế tạo máy và gia công kim loại có 77 doanh nghiệp, công nghiệp nhẹ, chế biến

nông, lâm sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng có 131 doanh nghiệp,.... Trong đó có 17

doanh nghiệp quốc doanh và 11 đơn vị có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Điều đáng quan tâm là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tới 90% số lượng với trên 10.400 đơn vị như: Công ty CP Gang thép Thái Nguyên, Nhà máy Xi măng Quang Sơn, Công ty Kim loại mầu Thái Nguyên, Công ty CP đầu tư và Thương mại TNG, Công ty CP Thương mại Thái Hưng, Công ty CP chè Hoàng Bình, Công ty CP chè Sông Cầu, Công ty TNHH MTV than Khánh Hòa…

3.770ha, trong đó có 3 khu đã quy hoạch chi tiết. Ngoài Khu công nghiệp Sông

Công 1, Sông Công 2, chúng ta có thêm các Khu công nghiệp: Quyết Thắng, Nam

Phổ Yên, Tây Phổ Yên, Điềm Thuỵ. Riêng Khu công nghiệp Sông Công 1 rộng

220ha hiện đã lấp đầy 70ha với 34 dự án đầu tư. Đã có 23 dự án hoàn thành và đi

vào vận hành với tổng doanh thu ước đạt 2.420 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho

5.200 lao động địa phương. Ngoài ra, chúng ta còn phát triển 28 cụm công nghiệp với diện tích trên 1.160ha, thu hút được 37 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 5 nghìn tỷ đồng. Các khu công nghiệp của Thái Nguyên được thống kê ở bảng sau:

STT Tên KCN Vị trí KCN

Quy (Ha)

Lĩnh vực khuyến khích đầu tư Hệ thống xử lý môi trường 1 KCN Sông Công I TX. Sông Công (xã Tân Quang) 220 Chế biến nông sản, thực phẩm, vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, may mặc. Đang xây dựng 2 KCN Sông Công II TX. Sông Công (xã Tân Quang) 250 Các ngành Diezen, y cụ, phụ tùng, chế biến nông sản thực

phẩm, vật liệu xây dựng, may

mặc, điện tử… Chưa có 3 KCN Nam Phổ yên Huyện Phổ Yên 200

Lắp ráp ô tô, cơ khí, điện tử, chế

biến thực phẩm, đồ uống; giết mổ gia súc, gia cầm; chế biến thức ăn nhanh; hoá dược; dụng cụ y tế; dụng cụ thú y; dệt may, da giầy, thủ công mỹ nghệ; chiết nạp gas; cấu kiện bê tông, sản xuất VLXD. Chưa có 4 KCN Tây PhổYên Huyện Phổ Yên 200

Thu hút các ngành công nghiệp

công nghệ cao, sản xuất phụ

tùng ôtô,lắp ráp ôtô, công

nghiệp quốc phòng... Chưa có 5 KCN Quyết TP.Thái nguyên 200

Sản xuất thiết bị điện, điện tử,

STT Tên KCN Vị trí KCN

Quy (Ha)

Lĩnh vực khuyến khích đầu tư Hệ thống xử lý môi trường Thắng ươm công nghệ 6 KCN Điềm Thuỵ Huyện Phú Bình 350

Các ngành công nghiệp luyện

kim, cơ khí, chế tạo máy, công

nghiệp vật liệu xây dựng, công (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghiệp ôtô, công nghiệp điện tử,

công nghiệp phần mềm.

Chưa có

Bảng 2.1. Danh mục các Khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên

Như vậy, với 6 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động mà chưa có một hệ

thống xử lý môi trường nào được xây dựng. Nếu không có những chính sách kịp thời thì trong thời gian tới các khu công nghiệp sẽ gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

2.2.2. Đặc điểm và hiện trạng công nghệ

Các dây truyền công nghệ trong các nhà máy ở Thái Nguyên phần lớn là các công nghệ cũ, lạc hậu, đặc biệt là trong ngành luyện kim. Đối với các nhà máy có công nghệ mới thì chủ yếu là của Trung Quốc.

Do sự biến động của nền kinh tế nên một số nhà máy sản xuất công nghiệp

của Thái Nguyên hoạt động rất cầm chừng, không hết công suất.

Tuy nhiên hiện nay, các doanh nghiệp đang chú trọng đến việc đầu tư mở

rộng sản xuất, nâng cao trình độ công nghệ. Theo thống kê, tổng đầu tư của các

doanh nghiệp đạt gần 16 nghìn tỷ đồng, chiếm tới 56,46% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Đó là: Dự án cải tạo và mở rộng Khu gang thép Thái Nguyên giai đoạn II trên 3.843 tỷ đồng; Nhà máy xi măng Quang Sơn trên 3.427 tỷ đồng; Dự án mở rộng sản

xuất Nhà máy Diesel Sông Công hơn 321 tỷ đồng; Dự án mở rộng Công ty Phụ

tùng máy số I là 149 tỷ đồng; Nhà máy nhiệt điện An Khánh khoảng 2.000 tỷ đồng;

Nhà máy may xuất khẩu tại Sông Công 195 tỷ đồng…

Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, cũng như nhiều địa phương trong cả nước, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Thái Nguyên đang là vấn đề

bức xúc, ảnh hưởng đến sản xuất và chất lượng sinh hoạt của người dân … Vậy vấn đề đặt ra hiện nay đó là phải có những giải pháp phù hợp để vừa phát triển sản xuất, thu hút đầu tư, nhưng vẫn phải bảo đảm môi trường sinh thái, ổn định và nâng cao chất lượng môi trường sống của cộng đồng cư dân, nhất là ở các đô thị, khu công nghiệp trên địa bàn.

Hiện trạng môi trường sinh thái ở Thái Nguyên có thể khẳng định đang bị ô

nhiễm ở mức quá giới hạn cho phép, nhiều nơi bị ô nhiễm nặng. Về nguồn nước, Thái Nguyên hiện có 3- 4 tỷ m3 nước mặt/năm và 1,5 – 2 tỷ m3 nước ngầm. Thế nhưng theo những cảnh báo gần đây, nguồn nước mặt đang bị ô nhiễm nặng, đặc

biệt là nguồn nước ở sông Cầu. Hàng năm, con sông này đã phải tiếp nhận khoảng

35 triệu m3 nước thải chưa qua xử lý của hơn 1.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch

vụ, khai thác và chế biến khoáng sản, các bệnh viện và các KCN trên địa bàn[5]. Đó

còn chưa kể đến lượng nước thải sinh hoạt của các khu dân cư thải trực tiếp xuống

sông. Kết quả quan trắc năm 2009 cho thấy hàm lượng BOD5 trong nước tại cầu

Gia Bảy, đập Thác Huống, Cầu Mây vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,08 – 9,5 COD

vượt từ 1,2 – 5,8 lần; NH4 vượt từ 1,34- 20 lần... Tại một số địa điểm ở sông Công

và hồ Núi Cốc đã có dấu hiệu ô nhiễm các chất hữu cơ, vô cơ, kim loại nặng, dầu

mỡ và hóa chất bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, nguồn nước ngầm có biểu hiện ô nhiễm

cục bộ, mang đặc trưng từng vùng khác nhau. Một số khu vực khai thác khoáng sản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tại xã Hà Thượng, Tân Linh, huyện Đại Từ, hàm lượng asen đạt từ 0,068 –

0,109mg/l vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,7 – 8,2 lần. Phường Quang Vinh, thành phố Thái Nguyên và thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương, hàm lượng xyanua vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,9 – 12,9 lần. Nhiều khu vực nước ngầm có nồng độ

PH thấp dưới mức tiêu chuẩn cho phép và có biểu hiện ô nhiễm Fe, Mn...[8]

Không chỉ có lượng nước ngầm bị ô nhiễm. Ngoài ra các chất thải rắn, khí bụi

của các cơ sở sản xuất công nghiệp cũng góp phần làm gia tăng tốc độ ô nhiễm môi trường nơi đây. Tại các khu công nghiệp và khai thác khoáng sản, qua điều tra chất

thải cho thấy ước tính mỗi năm các hoạt động sản xuất công nghiệp thải ra khoảng

một tỷ m3 khí, hàng nghìn tấn bụi và hàng trăm nghìn tấn chất thải rắn. Theo số liệu điều tra: Tại 20 doanh nghiệp khai thác chế biến khoáng sản, hàng năm thải vào môi

trường khoảng 450 triệu m3 khí thải; 16 doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tập trung hàng năm thải vào môi trường trên 200 triệu m3 khí thải, 160 nghìn m3 nước

thải, 150.668 tấn chất thải rắn; 14 doanh nghiệp cơ khí chế tạo hàng năm thải vào

môi trường trên 150 triệu m3 khí thải …[9]

Trong số các cơ cở sản xuất công nghiệp và khu công nghiệp của tỉnh Thái

Nguyên, hiện có khoảng 90% cơ sở chưa có trạm xử lý nước thải và hệ thống kỹ thuật

hạ tầng đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. Tại các khu công nghiệp, qua quá trình tìm hiểu tại cơ sở và được biết: Hiện nay mới có khu công nghiệp tập trung Sông Công có

thiết kế quy hoạch chi tiết, nhưng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường như: Hệ thống thoát nước bề mặt, hệ thống thu gom và xử lý nước thải riêng của từng nhà máy, hệ

thống thu gom và xử lý nước thải tập trung, khu chôn lấp chất thải rắn chưa được hoàn thiện. Các chất thải rắn công nghiệp chủ yếu được thu gom và chôn lấp ngay trong khu

vực sản xuất hoặc chôn cùng với rác thải sinh hoạt, đặc biệt các chất thải nguy hại chưa được quản lý, phân loại và xử lý theo đúng quy định.

Tỉnh Thái Nguyên là tỉnh duy nhất trong cả nước có hệ thống thoát nước bằng bê tông kín ở một số trục phố chính với chiều dài khoảng 50km. Tuy nhiên, do việc cho phép các phương tiện giao thông, đặc biệt là các loại xe hạng nặng lưu thông trên các

trục đường này dẫn đến tình trạng một số con đường xuống cấp nghiêm trọng. Kết quả

quan trắc môi trường năm 2009 cho thấy tại một số trục giao thông chính của thành phố

Thái Nguyên và thị xã Sông Công đang có dấu hiệu bị ô nhiễm, đặc biệt nồng độ bụi vượt chỉ tiêu cho phép 2- 3 lần. Mặc dù, thị xã Sông Công hình thành và phát triển trên

20 năm nhưng đến nay toàn thị xã vẫn chưa có hệ thống cống, rãnh thoát nước. Một số cơ sở sản xuất lại nằm lẫn trong khu dân cư cho nên ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sinh

hoạt của người dân. Và đây cũng là địa bàn “nóng” về các vấn đề liên quan đến môi trường. Hơn nữa, lâu nay việc quản lý và xử lý rác thải chưa được quan tâm, chú trọng đúng mức. Về nước thải, chất thải tại các khu đô thị cũng đang còn nhiều bất cập, gây ô

nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Riêng lượng chất thải rắn sinh hoạt tại các khu đô

thị của tỉnh ước tính khoảng 330 tấn/ngày, nhưng mới chỉ có một bãi chôn lấp tại bãi rác

Đá Mài, tiếp nhận khoảng gần 100 tấn rác thu gom mỗi ngày của T.P Thái Nguyên; các thị trấn, thị xã của tỉnh chỉ có điểm chôn lấp thủ công, lượng thu gom thấp. Đây cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước, không khí ảnh hưởng đến sức khỏe nhân

dân. Hệ thống bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh cũng còn thiếu các phương tiện kỹ

thuật, thiết bị để xử lý rác thải y tế theo đúng quy định về bảo vệ môi trường, hiện tại

trong 19 bệnh viện, trung tâm y tế cấp huyện, thành, thị và các trạm y tế xã, phường, thị

trấn chỉ có 4 bệnh viện thực hiện việc đốt rác thải y tế tại lò đốt đủ tiêu chuẩn. Số còn lại đều được tổ chức chôn lấp theo phương pháp thủ công, gây mất vệ sinh và ô nhiễm môi trường sống.[7]

Trong vòng hai năm trở lại đây, tỉnh Thái Nguyên đã thống kê và đưa vào danh sách 35 cơ sở gây ô nhiễm môi trường, 29 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay, đã có một số đơn vị hoàn thành kế hoạch xử lý ô nhiễm, tuy nhiên vẫn chưa có đơn vị nào báo cáo kết quả hoàn thành kế hoạch xử lý triệt để ô nhiễm.

Kết quả điều tra, khảo sát, quan trắc đánh giá hiện trạng môi trường định kỳ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cho thấy, chất lượng môi trường không khí, nguồn nước tại các KCN, Cụm CN, nhà máy xí nghiệp, khu đô thị nằm trên địa bàn lưu

vực sông Cầu đều có biểu hiện ô nhiễm. Trong đó, KCN Lưu Xá, các nhà máy sản xuất xi măng, luyện thép... hàm lượng bụi tại các khu vực này vượt tiêu chuẩn cho phép dao động từ 2 - 5 lần. Đáng chú ý, ô nhiễm bụi điển hình tại các khu vực xung

quanh Nhà máy sản xuất xi măng, có thời điểm mùa khô mức độ ô nhiễm bụi tăng lên vượt tiêu chuẩn cho phép 7 - 8 lần.

Chất lượng nước đoạn trung lưu sông Cầu chảy qua TP. Thái Nguyên khu vực

có mức độ phát triển kinh tế tương đối cao, đã suy giảm một cách nghiêm trọng.

Hầu hết các chỉ tiêu chất lượng nước đều không đạt tiêu chuẩn chất lượng nguồn

loại A (QCVN08:2008/BTNMT). Nhiều nơi, nhiều chỉ tiêu không đạt nguồn loại B,

Theo đánh giá của Sở TN&MT Thái Nguyên, mặc dù nước thải của các nhà

máy đã qua hệ thống xử lý nhưng chất lượng vẫn không đạt tiêu chuẩn xả thải.

Thành phần chủ yếu nước thải của KCN Sông Công, bệnh viện Đa khoa Trung ương, KCN Luyện kim Lưu Xá chủ yếu là các hợp chất ô nhiễm hữu cơ và

kim loại nặng. Nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp và nước thải của nhiều cơ sở khai thác khoáng sản không được xử lý, hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn đã gây ô nhiễm nguồn nước các sông suối tiếp nhận.

Nhiều sông suối tiếp nhận nước thải công nghiệp, khai thác khoáng sản, sinh

hoạt đã bị nhiễm hợp chất hữu cơ và kim loại nặng trước khi hợp lưu với sông Cầu,

sông Công, kéo theo chất lượng môi trường nước của hai dòng sông này sau các

điểm hợp lưu và đoạn chảy qua TP.Thái Nguyên, thị xã Sông Công bị ô nhiễm, không đảm bảo sử dụng cho mục đích sinh hoạt, chỉ dùng cho tưới tiêu thủy lợi và các mục đích giao thông thủy.

Tại thị trấn Bãi Bông (Phổ Yên - Thái Nguyên), nước thải công nghiệp từ các nhà máy Z131, Công ty CP Cơ khí Phổ Yên, Công ty Giấy Trường Xuân hàng ngày thải một lượng lớn ra suối Rẽo chảy qua lòng thị trấn, sau đó mang theo nước ô

nhiễm ra sông Cầu. Qua tìm hiểu, việc xả thải của các nhà máy hiện nay đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của một bộ

phận dân cư trên địa bàn thị trấn. Hiệu quả kiểm tra, xử lý đối với các nhà máy này, vẫn ở mức thấp. Bên cạnh đó, việc thay đổi và cải tiến hệ thống xả thải của Công ty

Giấy Trường Xuân, doanh nghiệp mạ An Khánh, Công ty CP Cơ khí Phổ Yên vẫn

còn chậm, chưa đạt yêu cầu xả thải gây bức xúc cho người dân quanh khu vực.

Sở TN&MT Thái Nguyên tiến hành tăng cường thanh kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường của các cụm, KCN, các cơ sở doanh nghiệp... Từ năm 2007 đến nay, trong số 220 lượt cơ sở được thanh tra đã phát hiện 105 lượt cơ sở vi

phạm Luật Bảo vệ môi trường, với tổng số tiền phạt khoảng 1.400 triệu đồng.

Riêng 6 tháng đầu năm 2010, Sở đã kiểm tra trên 150 cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, xử lý 29 lượt cơ sở với tổng số tiền phạt trên 416,250 triệu đồng. Cụ thể, Chi nhánh Than Núi Hồng bị phạt 1,25 triệu đồng do không thực hiện

đầy đủ tần suất quan trắc trong bản cam kết bảo vệ môi trường; Xí nghiệp Luyện kim màu 1, Công ty CP Cơ khí Phổ Yên bị phạt 14 triệu đồng do xả nước thải vượt

tiêu chuẩn cho phép, vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên trong trường hợp nước thải nhỏ hơn 10m3/ngày; Công ty Diezen sông Công bị

phạt 40 triệu đồng do không thực hiện quan trắc môi trường đầy đủ tần suất theo

cam kết trong báo cáo ĐTM được duyệt. [8]

Tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh ngày càng trầm trọng khi chỉ

có 40% số khu, cụm công nghiệp trong tỉnh có thiết kế chi tiết và xây dựng hệ thống (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kỹ thuật bảo vệ môi trường, xử lý chất thải; tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải đô thị

mới đạt trên 70%, xử lý rác thải y tế mới đạt 65%...

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng triển khai sản xuất sạch hơn và đề xuất biện pháp nhằm thúc đẩy chiến lược sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp ở thái nguyên (Trang 33)