Vấn đề quan điểm, nhận thức tại các doanh nghiệp sản xuất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng triển khai sản xuất sạch hơn và đề xuất biện pháp nhằm thúc đẩy chiến lược sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp ở thái nguyên (Trang 73 - 75)

Thái Nguyên là một tỉnh có nhiều tiềm năng về phát triển công nghiệp và là một trong 5 tỉnh đầu tiên thử nghiệm áp dụng mô hình SXSH trong ngành công nghiệp. Qua đó có thể thấy rất rõ việc triển khai SXSH ở Thái Nguyên đã có nhiều

khả quan, những bài học kinh nghiệm của những đơn vị đi trước đã cho thấy một lợi

ích thực tế khi doanh nghiệp triển khai áp dụng giải pháp SXSH từ quản lý nội vi đến các giải pháp đầu tư lớn trong các doanh nghiệp. Nhưng việc triển khai chương

trình SXSH vẫn còn gặp nhiều khó khăn, do nhận thức về SXSH của các doanh

nghiệp vẫn còn hạn chế.

Mặc dù đã có những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như

tỉnh đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến thực hiện SXSH như: Chương trình phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên, đề án bảo vệ môi trường

và kế hoạch bảo vệ môi trường…, song trên thực tế việc áp dụng SXSH trên địa bàn tỉnh còn gặp rất nhiều khó khăn. Các nhà quản lý, chủ đầu tư không biết, nếu có biết

thì nhận thức về SXSH trong công nghiệp chưa được đầy đủ do hoạt động tuyên truyền chưa mạnh, cụ thể: từ năm 2008 đến nay mới làm được 3 bộ phim, 3 tờ rơi,

12 bài báo tuyên truyền về SXSH. Tuy đã xây dựng được trang Website về SXSH

trên cổng thông tin điện tử của Sở Công thương nhưng còn rất sơ sài.

Nhận thức về SXSH trong các doanh nghiệp công nghiệp hiện nay còn hạn chế

cũng như các cơ quan quản lý. Nhiều cán bộ quản lý cũng như lãnh đạo doanh nghiệp chưa nắm vững được các nguyên tắc cũng như lợi ích của việc áp dụng SXSH.

Khi khảo sát một số doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thì thấy rằng có rất nhiều nhà lành đạo cũng như những công nhân không hiểu sản xuất sạch hơn là gì? Hoặc một số đơn vị đã áp dụng chương trình sản xuất sạch hơn nhưng cán bộ quản

lợi ích của việc áp dụng SXSH đem lại.

Lợi ích mà SXSH đem lại là rất lớn, nhưng thực tế số lượng các đơn vị tình nguyện áp dụng SXSH còn hạn chế. Thái Nguyên có hơn 11.000 doanh nghiệp thì

có hơn một nửa hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nhưng từ khi hợp phần sản xuất

sạch hơn được đưa vào năm 2007 đến nay mới chỉ có 12 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh áp dụng SXSH vào sản xuất công nghiệp con số này còn quá nhỏ, nhất là trong tiến trình hội nhập hiện nay, các doanh nghiệp không ngừng phát triển cả về quy mô và công nghệ sản xuât. Hầu hết số doanh nghiệp áp dụng SXSH là những đơn vị được lựa chọn tham gia chương trình trình diễn SXSH của các dự án quốc tế tài trợ, Thái Nguyên chưa có doanh nghiệp nào tự bỏ kinh phí để áp dụng SXSH, vì vậy kết

quả chưa thực sự như mong muốn.

Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có quan điểm, cách nghĩ công nghệ của mình đã lạc hậu và để SXSH thì phải bỏ ra chi phí đầu tư để thay đổi công nghệ là rất sai lầm. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp máy móc, thiết bị công nghệ tuy lạc hậu thật, nhưng không có nghĩa là SXSH thì phải thay đổi toàn bộ công nghệ. Như vậy, chi phí sẽ rất lớn, mà có khi không cải thiện được việc gì, do công nghệ chắp vá.

Phần lớn các doanh nghiệp đi theo quan điểm truyền thống là cứ sản xuất xong rồi xử lý ô nhiễm ở “cuối đường ống”. Nhiều doanh nghiệp muốn giảm chi phí đã thải các chất thải trực tiếp ra môi trường, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực tài chính hạn chế. Ví dụ như: Nhà máy Sản xuất tinh bột sắn Đồng Hỷ là một

điển hình trong việc xả thải trực tiếp ra dòng sông Cầu. Thêm vào đó, hiện nay các khu công nghiệp hầu như không có nhà máy xử lý nước thải tập trung (chỉ có KCN Sông Công I đang triển khai dự án xây dựng nhà máy xử lý), việc phân loại chất thải công nghiệp cũng không được quan tâm đúng mức. Vì thế, tình trạng ô nhiễm

môi trường tại các KCN đang ở mức báo động. Nếu không có cái nhìn đúng về tác hại từ quá trình sản xuất công nghiệp mang lại thì Thái Nguyên sẽ mất đi tiềm năng

sẵn có khi môi trường bị tổn hại.

Các doanh nghiệp của Thái Nguyên chưa quán triệt quan điểm người gây ô nhiễm phải trả tiền trong chính sách bảo vệ môi trường của nhà nước và cho rằng,

bảo vệ môi trường là việc của Nhà nước. Quan điểm chờ đợi hỗ trợ của Nhà nước còn tương đối phổ biến ở các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng chưa thực sự

hiểu lợi ích của sản xuất sạch hơn mà đơn thuần cho rằng sản xuất sạch hơn cũng tương tự như việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải, thường gây chi phí tăng thêm.

Đa số các DN hoạt động trên địa bàn Thái Nguyên là những đơn vị sản xuất kinh doanh lâu đời, họ thường sử dụng công nghệ cũ, đồng thời tận dụng lao động

“rẻ mạt” nhằm đạt lợi nhuận. Do đó, họ không muốn thay đổi công nghệ, nên việc

áp dụng SXSH đối với những DN này không là vấn đề thật sự quan tâm.

Ngoài ra, các DN không muốn chia sẻ thông tin về vốn, về công nghệ sản xuất

do sợ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh. Mặt khác, DN không nhiệt tình tham gia vào dự án SXSH vì lo lắng tính ổn định trong kinh doanh bị mất đi.

DN không tự tìm hiểu thông tin về SXSH, thụ động trong tiếp cận và chia sẻ thông tin SXSH cho các đơn vị khác.

Hiện nay, việc tuyên truyền phổ biến SXSH cũng như thực hiện các mô hình trình diễn kỹ thuật hiện nay còn đang rất khiêm tốn (mỗi năm cả tỉnh mới có một

lần tổ chức trình diễn).

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng triển khai sản xuất sạch hơn và đề xuất biện pháp nhằm thúc đẩy chiến lược sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp ở thái nguyên (Trang 73 - 75)