POLYMALTOSE DE 25
Dịch tinh bột sau khi đã dịch hoá được chuyển tiếp sang giai đoạn đường hoá với sự tham gia của enzyme Pullulanase phân cắt các liên kết α – 1,6 glucoside trong các sản phẩm trung gian của quá trình dịch hóa. Ở giai đoạn này cần nghiên cứu lựa chọn enzyme và các điều kiện thích hợp nhất cho hoạt động xúc tác phản ứng cắt các mạch oligosaccharide nhánh tốt nhất để tạo polymaltose mạch thẳng.
3.2.1. Lựa chọn enzyme thích hợp cho quá đường hóa tạo tạo polymaltose.
Hiện nay trên thị trường có một số loại enzyme đường hóa chuyên thủy phân liên kết α-1,6 glucozit. Để lựa chọn được enzyme đường hóa thích hợp cho sản xuất polymaltose có DE 25 người ta có thể sử dụng enzyme: Pullulanase “Amano” 3, Kleistase PL, Promozyme D2. Dựa vào mức độ thủy phân cắt mạch nhánh và độ nhớt của dịch sau đường hóa, ... để chọn được enzyme đường hóa thích hợp
Điều kiện thí nghiệm:
- Dịch hóa tinh bột đạt DE 6, tiếp tục thử đường hóa với các loại enzyme Pullulanase “Amano” 3, Kleistase PL, Promozyme D2.
- Đường hóa với nồng độ mỗi loại enzyme là 0,5% (so với nồng độ bột), - pH 6,0,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42
- Thời gian 30 giờ.
Kết quả thí nghiệm được ghi trong bảng 3.8:
Bảng 3.8 Ảnh hưởng của enzyme đường hóa đến quá trình đường hóa. STT Tên chế phẩm enzyme DE đường hóa (%) Độ nhớt (cP)
1 Pullulanase “Amano” 3 25,0 18
2 Kleistase PL 20,6 25
3 Promozyme D2. 25,1 18
Qua bảng 3.8 cho thấy cùng điều kiện đường hóa như nhau nhưng enzyme Kleistase PL cho kết quả thủy phân kém nhất DE đường hóa đạt thấp nhất, độ
nhớt đạt cao nhất, điều này có thể giải thích rằng enzyme này có hoạt lực thấp hơn nên với nồng độ enzyme như vậy chưa đủ để cắt hết mạch nhánh. Còn enzyme Pullulanase “Amano” 3, Promozyme D2 cho kết quả gần tương đương nhau và đều đáp ứng được với yêu cầu chất lượng đưa ra. Vì vậy để sản xuất polymaltose DE 25 chúng tôi chọn chế phẩm Promozyme D2 của Novozyme bởi enzyme này có sẵn trên thị trường, giá thành hạ hơn và dễ mua hơn.