Đánh giá giải pháp xử lý CTR sinh hoạt để sản xuất phân compost tại thành

Một phần của tài liệu Đánh giá lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại thành phố hải phòng và giải pháp xử lý để sản xuất phân compost (Trang 92 - 94)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.4. Đánh giá giải pháp xử lý CTR sinh hoạt để sản xuất phân compost tại thành

thành phố Hải Phòng

3.4.1.Ƣu điểm

- Như đã nêu tại chương 2, hiện tại thành phố Hải Phòng chỉ có 02 bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt là Đình Vũ và Tràng Cát. Trên thực tế khả năng tiếp nhận rác thải của các bãi chôn lấp này trong tương lai là rất hạn chế, do bãi chôn lấp Đình

93

Vũ chưa giải phóng mặt bằng diện tích còn lại, trong khi đó diện tích có thể sử dụng được đã sử dụng gần hết. Bãi chôn lấp chất thải rắn Tràng Cát cũng chỉ sử dụng được đến năm 2015. Bãi rác Gia Minh thuộc dự án Thoát nước mưa, nước thải và quản lý CTR thành phố Hải Phòng hiện đang trong quá trình xây dựng, tuy nhiên không đảm bảo tiến độ, chưa thể đưa vào hoạt động trong vài năm tới. Quỹ đất dành cho công tác xử lý CTR sinh hoạt hiện cũng rất khan hiếm. Việc sử dụng công nghệ ủ vi sinh làm giảm nhu cầu sử dụng đất cho chôn lấp, qua đó giảm áp lực cho thành phố trong việc tìm kiếm, xây dựng bãi đổ rác mới, thuyết phục người dân cho vị trí đổ rác mới.

- Việc áp dụng giải pháp xử lý CTR sinh hoạt để sản xuất phân compost sẽ làm giảm lượng chất hữu cơ đưa vào chôn lấp tại các bãi chôn lấp của thành phố. Rác thải loại ra sau quá trình phân loại và ủ hiếu khí chỉ còn là những thành phần vô cơ, khi chôn lấp tại các bãi chôn lấp sẽ giảm thiểu khả năng gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, ô nhiễm môi trường không khí. Lượng CTR hữu cơ còn lại (khoảng 50%) được sử dụng lại để sản xuất phân hữu cơ phục vụ nông nghiệp.

- Xử lý CTR sinh hoạt sản xuất phân hữu cơ là giải pháp tương đối phù hợp với điều kiện Việt Nam nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng do yêu cầu về kỹ thuật và công nghệ là không quá cao, chi phí cho đầu tư và xử lý có thể chấp nhận được, có thể kiểm soát các yếu tố gây ô nhiễm môi trường. Sản phẩm của quá trình là phân hữu cơ vi sinh có tác dụng tốt trong việc cải tạo đất. So sánh với giải pháp xử lý CTR bằng phương pháp thiêu đốt có thể thấy phương pháp thiêu đốt yêu cầu kỹ thuật và công nghệ, chi phí cho đầu tư, xử lý khá cao. Trong quá trình xử lý, nếu việc xử lý khí thải không được kiểm soát tốt sẽ sinh ra các chất ô nhiễm thứ cấp như dioxin. Hiện nay các nước Châu Âu đang có xu hướng giảm việc đốt CTR vì hàng loạt các vấn đề về kinh tế cũng như môi trường cần giải quyết. Việc thu đốt CTR thường chỉ áp dụng cho việc xử lý CTR độc hại như CTR y tế hoặc CTR công nghiệp.

94

- Hiện nay, các vật liệu có thể tái chế như kim loại, nhựa, giấy, nilon, ... chỉ được phân loại tại hộ gia đình (các hộ gia đình giữ lại và bán cho những người thu mua ve chai). Sau đó rác thải này được đem đi chôn lấp tại các bãi chôn lấp mà không qua công đoạn phân loại, thu hồi tập trung nào. Điều này vừa gây lãng phí về mặt tài nguyên, vừa tăng áp lực cho công tác chôn lấp. Áp dụng giải pháp ủ sinh học làm phân compost có thể tạo một hướng mới cho công tác tái sử dụng, tái chế vật liệu cung cấp cho một số ngành sản xuất khác như luyện kim, sản xuất giấy, bao bì, sản xuất nhựa, ... do có hệ thống phân loại tập trung, có công suất và hiệu quả tương đối cao. Đây là một thuận lợi để áp dụng giải pháp ủ sinh học do Hải Phòng là thành phố công nghiệp, nhu cầu về nguyên liệu sản xuất là rất lớn.

Một phần của tài liệu Đánh giá lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại thành phố hải phòng và giải pháp xử lý để sản xuất phân compost (Trang 92 - 94)