Nhà máy xử lý CTR Tràng Cát

Một phần của tài liệu Đánh giá lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại thành phố hải phòng và giải pháp xử lý để sản xuất phân compost (Trang 46 - 47)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.2.4.Nhà máy xử lý CTR Tràng Cát

Nhà máy xử lý chất thải rắn Tràng Cát được đầu tư xây dựng từ dự án Quản lý và xử lý CTR Hải Phòng, sử dụng nguồn vốn vay ODA Hàn Quốc. Địa điểm xây dựng tại đầm Quyết Thắng, phường Tràng Cát, quận Hải An, Hải Phòng. Nhà máy vận hành chạy thử vào tháng 9/2008 và chính thức đưa vào sử dụng từ năm 2009. Nhà máy có diện tích 14ha, công suất xử lý 200 tấn CTR sinh hoạt/ca. Hiện nay nhà máy đang được vận hành 75% công suất thiết kế (150 tấn rác/ca). Nhà máy được đầu tư đồng bộ, hiện đại với hệ thống nhà xưởng, khu văn phòng, nhà ăn ca và khuôn viên cây xanh. [3]

47

Rác thải đưa vào nhà máy bằng ô tô chở rác đi qua cầu cân để xác định khối lượng rác đầu vào, sau đó được đổ vào nhà sơ chế. Tại đây rác thải được xúc đưa vào phễu tiếp nhận rác và được đưa đến các băng chuyền phân loại bằng tay, máy xé nilon, máy tách từ. Phần hữu cơ tách ra được đưa sang nhà ủ lên men, nhà ủ chín để thực hiện quá trình ủ sinh học. Cuối cùng mùn đã qua ủ được đưa vào nhà sang đóng bao để sang lọc sản phẩm và đóng gói. Phần rác vô cơ không thể ủ sinh học sẽ được đem đến bãi chôn lấp để chôn lấp hợp vệ sinh. Quy trình vận hành chi tiết của nhà máy sẽ được nêu tại Chương III.

Nhà máy xử lý CTR Tràng Cát được đưa vào sử dụng đã góp phần thay đổi cách nhìn về công tác xử lý rác thải của thành phố, nhất là sau sự cố Tràng Cát năm 2004, tạo sự ổn định và niềm tin cho người dân về công tác xử lý chất thải. Hiệu quả về môi trường cũng đáng kể khi giảm thiểu được ô nhiễm nguồn nước, khí thải, giảm thiểu diện tích chôn lấp. Tuy nhiên hiệu quả sản xuất của nhà máy chưa đạt được yêu cầu theo thiết kế.

Một phần của tài liệu Đánh giá lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại thành phố hải phòng và giải pháp xử lý để sản xuất phân compost (Trang 46 - 47)